Trong thời đại internet và các thiết bị di động phủ sóng rộng khắp,ổbiếnphpluậkết quả trận atlanta người dân có điều kiện dễ dàng trong tiếp cận các văn bản pháp luật mọi lúc, mọi nơi. Do đó, đây được xem là một trong những phương thức có thể góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay.
Trang này cung cấp nhiều văn bản pháp luật cho người dân.
Cổng thông tin điện tử (TTĐT) UBND tỉnh và nhiều sở, ngành, địa phương hiện là nơi cập nhật các thông tin thời sự kinh tế - xã hội của tỉnh, chính sách đầu tư, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý điều hành. Đến nay, nhiều trang TTĐT của các sở, ngành đã xây dựng mục văn bản pháp quy kết nối với hệ thống văn bản pháp quy của Trung ương, bộ, ngành, tỉnh như trang TTĐT của Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông...
Có thể thấy, trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay, một số hình thức tuyên truyền, phổ biến truyền thống ngày càng tỏ ra kém hiệu quả. Việc tổ chức và sinh hoạt các mô hình câu lạc bộ pháp luật chồng chéo, khó duy trì; ý thức nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của một bộ phận cán bộ, người dân chưa cao.
Hiện toàn tỉnh có trên 1.000 tủ sách pháp luật nhưng rất ít người quan tâm mượn đọc, đặc biệt ở cấp xã. Nguyên nhân được xác định chủ yếu do đội ngũ cán bộ, người dân chủ yếu khai thác tài liệu từ internet nên ít quan tâm đến tài liệu giấy.
Để tìm hiểu về các văn bản pháp luật thì internet là công cụ ngày càng hữu ích. Các website như thuvienphapluat.vn, vbpl.vn hay cổng TTĐT của các bộ, ngành đã trở thành kho lưu trữ văn bản pháp luật có lượng truy cập lên đến hàng triệu lượt mỗi ngày. Không chỉ với các văn bản mới, những văn bản cũ cũng được lưu trữ rất khoa học và dễ tìm.
Chị Nguyễn Mỹ Hoàng, chủ một doanh nghiệp tư nhân tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, cho biết: “Để phục vụ công việc kinh doanh, tôi cần tìm hiểu rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trước kia, mỗi khi có nhu cầu, tôi tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra lại tính pháp lý của văn bản, ngoài ra còn phải xem xét lại những văn bản liên quan còn hiệu lực… Còn bây giờ, tôi có thể tìm kiếm trên trang mạng vừa nhanh lại vừa cụ thể và chính xác”.
Còn theo ông Nguyễn Phúc Thịnh, cán bộ tư pháp xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, hiện nay, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet ngày càng tăng. Do đó, nếu như nội dung tuyên truyền pháp luật được truyền tải qua hệ thống mạng internet tới từng người dân sẽ có hiệu quả cao hơn so với các hình thức truyền thống.
Hiện nhu cầu giao tiếp của người dân với cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị bằng công nghệ thông tin ngày càng tăng, trong đó, môi trường internet là cầu nối gần nhất nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ là xu hướng tất yếu cần phải được khai thác kịp thời. Tuy nhiên, người dân khi tiếp cận thông tin trên môi trường mạng cần phải biết sàng lọc, lựa chọn để tiếp nhận.
Một điểm cần lưu ý trong phổ biến pháp luật trên mạng internet là vấn đề an ninh thông tin trong bối cảnh tình hình an ninh thông tin trên internet diễn biến phức tạp. Nhiều trang tin điện tử còn sơ hở trong đảm bảo an ninh thông tin, hệ thống thông tin còn có khiếm khuyết, chưa được cập nhật và quan tâm đúng mức có thể gây ra những sự cố đáng tiếc. Vì vậy, khi thực hiện việc phổ biến pháp luật trên mạng internet, cần lưu tâm đến vấn đề bảo mật thông tin, biện pháp phòng, chống xâm nhập...
Bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: Các đơn vị, ngành, địa phương trong tỉnh đã cải tiến hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó có việc đẩy mạnh phổ biến qua các cổng, trang TTĐT trên môi trường mạng, mang lại hiệu quả bước đầu khá cao. Thời gian tới, Sở Tư pháp tỉnh sẽ tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc phổ biến thông qua internet, qua các trang TTĐT, mạng xã hội, để nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật cho người dân.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO