【kèo chấp 0/0.5】Tăng tốc chuyển đổi số trong ngành Y tế
TPHCM chuyển đổi số hoạt động khai báo y tế tại các cơ sở khám,ăngtốcchuyểnđổisốtrongngànhYtếkèo chấp 0/0.5 chữa bệnh | |
Chuyển đổi số trong ngành Y tế ban đầu phát huy hiệu quả | |
Nhiều kết quả thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế | |
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu | |
Đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục |
Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật và công nghệ cao trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân. |
Cuộc đua tỷ đô la
Chi tiêu y tế tại Việt Nam được BMI (tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại London) dự báo sẽ đạt giá trị 22,7 tỷ USD vào năm 2021, là một thị trường lớn tạo cơ hội cho các startup. Tuy nhiên, con số startup trong lĩnh vực này tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, chỉ dưới 2% trong tổng số hơn 4.000 startup công nghệ y tế tại châu Á.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ có sự thay đổi rất căn bản Chuyển đổi số y tế sẽ giúp hình thành nên một con người số y học của mỗi chúng ta. Trên những con người số y học này thì việc khám chữa bệnh, dự báo trước, quản lý y tế quốc gia, chăm sóc y tế cá nhân hoá sẽ có sự thay đổi căn bản. Những giá trị mới mà nó mang lại sẽ là vô cùng to lớn cho người dân. Việt Nam mới có 8 bác sĩ trên một vạn dân. Bằng cách triển khai phần mềm tư vấn khám chữa bệnh từ xa, người dân ở một xã của Ninh Bình đã có thể tiếp cận được hàng ngàn bác sỹ giỏi trên toàn quốc để tư vấn 24/24h. Đây là biện pháp để chúng ta giải quyết một phần vấn đề thiếu bác sỹ, nhất là ở vùng sâu vùng xa. |
Về thực tế này, các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu không sớm ban hành cơ chế thử nghiệm pháp lý giúp DN phát huy hiệu quả Việt Nam có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội trong chuyển đổi số cho một thị trường có quy mô xấp xỉ 23 tỷ USD.
Thời gian qua ngành Y tế đã triển khai một loạt chương trình, kế hoạch để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Theo khẳng định của người đứng đầu ngành Y tế, 100% bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; có 10 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim.
Để đạt được kết quả ban đầu nêu trên theo lãnh đạo Bộ Y tế, quá trình chuyển đổi số đang có sự tham gia tích cực của nhiều DN y tế như Viettel Solutiones, Facare, Vmed group, VNPT, FPT Healthcare…
Trong số các DN đang tham gia vào cuộc đua chuyển đổi số trong ngành Y tế, Viettel là tên tuổi khá nổi tiếng khi đã phối hợp với hơn 1.000 bệnh viện khánh thành trung tâm khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) và đang hỗ trợ nhiều bệnh viện (BV) phát triển nền tảng này nhằm tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách khám chữa bệnh giữa các cơ sở y tế, đem lại lợi ích cho người dân người dân.
Tập đoàn VNPT cũng là một DN đang tham gia tích cực vào thị trường công nghệ y tế. Theo đó, DN này đã cho ra mắt nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành Y tế trong đó có phần mềm FPT.eHospital đáp ứng yêu cầu phát triển của BV thông minh.
Khẩn trương nhưng cần thận trọng
Các chuyên gia cho rằng Việt Nam có đầy đủ các nhân tố tiềm năng để phát triển thị trường công nghệ y tế số và việc hình thành cơ sở dữ liệu tập trung là chìa khóa then chốt để giúp các DN công nghệ y tế và BV khai thác tiềm năng.
Để tạo điều kiện hơn nữa cho các DN công nghệ y tế phát triển nhiều ý kiến cho rằng, rất cần có hành lang pháp lý, cơ chế chính sách đầu tư thuận lợi và đặc biệt là tạo điều kiện áp dụng thử nghiệm để tìm ra phương án tối ưu, giúp tăng sự chủ động và nhạy bén của các DN làm công nghệ y tế.
Đại diện Viettel đưa ra kiến nghị, việc đổi mới công nghệ, chuyển đổi số nên lấy DN làm trung tâm, đồng thời thu hút các công ty công nghệ trên thế giới, có những chính sách ưu tiên, ưu đãi để xây dựng trung tâm tại Việt Nam, có cơ chế, chính sách xây dựng thúc đẩy thiết bị hạ tầng viễn thông trong nước, ưu tiên các DN Việt đảm nhận xây dựng các giải pháp an ninh mạng, hạ tầng trọng yếu.
Bà Nguyễn Thy Nga, Tổng giám đốc V-startup cho hay, dù có nhiều tiềm năng tham gia vào lĩnh vực chuyển đổi số trong ngành Y tế song các startup công nghệ y tế tại Việt Nam cần cẩn trọng khi chọn đối tượng khách hàng là BV, vì là hệ thống phức tạp về pháp lý, phần mềm, dữ liệu…
Để tăng hiệu quả chuyển đổi số trong ngành Y tế, theo bà Nga, cần liên kết chuỗi và gia tăng trải nghiệm. Lý do là trong ngành Y tế, sản phẩm công nghệ y tế không chỉ thu hút người tiêu dùng cá nhân mà còn phải tiện ích với các bên liên quan, từ bác sỹ và bệnh nhân đến các nhà quản lý và bảo hiểm.
Đưa ra quan điểm về dữ liệu y tế, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho rằng, biện pháp căn cốt để tạo cơ chế khai thác an toàn và hiệu quả dữ liệu y tế là cần giải quyết đồng thời 2 thách thức chính về mặt pháp lý và về mặt kỹ thuật.
Cụ thể, về mặt pháp lý, cần xác định và trả lời được câu hỏi: Quyền và nghĩa vụ đối với dữ liệu y tế của từng nhóm đối tượng là gì? Là chủ thể dữ liệu, người sử dụng dịch vụ hay người bệnh? Là cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, công ty công nghệ hay cơ quan quản lý nhà nước về y tế? Chỉ khi xác định được chủ thể và phạm vi quyền của từng nhóm đối tượng thì mới xác định được phạm vi khai thác dữ liệu. Về khía cạnh kỹ thuật, đó là chuẩn hoá dữ liệu, kết nối dữ liệu, phân loại dữ liệu và chuẩn bị cho mở và khai thác dữ liệu.
Chuyên gia cho hay, Việt Nam cần gấp rút ban hành luật về dữ liệu cá nhân. Đạo luật nền tảng này xác định các quyền về dữ liệu của chủ thể dữ liệu, dù đó là dữ liệu y tế, sức khoẻ, từ đó xác lập nghĩa vụ của các chủ thể thu thập, xử lý, khai thác, sử dụng dữ liệu.