【đội hình ajax gặp psv】Tăng lương tối thiểu: Ai mừng

时间:2025-01-11 16:48:10 来源:88Point

tang luong toi thieu ai mung ai lo

Lương tăng nhưng thu nhập của người lao động vẫn không tăng. Ảnh: Xuân Thảo

Thu nhập có tăng?

Lương tối thiểu vùng được áp dụng cho các DN, cơ quan, tổ chức thuộc khu vực ngoài ngân sách và được coi là căn cứ để các đơn vị tính toán mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), y tế, thất nghiệp cho người lao động. Mức lương này thường được Chính phủ điều chỉnh hàng năm. Đây cũng được coi là một trong những hành động của Chính phủ nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.

Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng lương tối thiểu có thể không giúp người lao động tăng thu nhập, trong khi DN sẽ chịu gánh nặng về các khoản bảo hiểm. Bởi tại những DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày mức lương thực lĩnh mà người lao động được lĩnh hàng tháng đều cao hơn mức lương tối thiểu vùng của Nhà nước. Vì vậy, khi Chính phủ tăng mức lương tối thiểu thì chỉ có các khoản đóng phí bảo hiểm sẽ tăng lên. Nếu trong điều kiện kinh doanh khó khăn, rất có thể nhiều DN sẽ giảm lương nhân viên và thậm chí là cắt giảm lao động để bù đắp chi phí và số tiền người lao động được mang về vẫn không tăng.

Khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại 60 DN với 1.500 lao động vừa qua cũng cho thấy mức lương bình quân đang được các DN chi trả cho người lao động là 3,8 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, vùng I đạt mức xấp xỉ 4,4 triệu đồng, vùng IV đạt mức 3,4 triệu. So với kết quả khảo sát năm 2013 thì tiền lương bình quân các vùng tăng từ 2-7%. Ngoài tiền lương, gần 60% người lao động còn bổ sung thu nhập bằng tiền lương làm thêm giờ với mức bình quân nhận được 664.000 đồng mỗi tháng.

Như vậy, mức tiền lương thực tế đa số người lao động đã nhận cao hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ đã quy định. Khi mức lương tối thiểu vùng tăng, nhiều DN sẽ tìm cách lách luật bằng cách cắt giảm các khoản thu nhập ngoài lương để đảm bảo tổng số tiền trả cho người lao động không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, việc tăng lương tối thiểu sẽ dẫn đến hiệu ứng tâm lý, lương tăng một nhưng giá cả lại tăng mười. Vì thế, dù lương tối thiểu có tăng thêm thì người lao động chưa chắc đã được lợi từ điều này.

Có đạt được mục tiêu

Tuy mức lương tối thiểu hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, không giúp đa số người lao động tăng thêm thu nhập (gồm lương, tiền làm thêm ngoài giờ...) nhưng ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng mức điều chỉnh lương tối thiểu là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Theo ông Tùng, mức lương này chỉ dành cho những người chưa qua đào tạo, làm công việc đơn giản nhất. Do đó, việc tăng lương chắc chắn sẽ giúp những đối tượng này có thu nhập cao hơn và làm cơ sở để DN xem xét với lao động có kinh nghiệm và kĩ năng. Việc tăng lương tối thiểu sẽ buộc đa số DN phải đóng góp nhiều hơn cho quỹ bảo hiểm. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho cuộc sống sau này cho người lao động sau khi về hưu.

Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, để người lao động sống được bằng lương, ngoài tăng lương tối thiểu thì việc quan trọng hơn là đảm bảo tiền lương thực tế. Bởi nếu nâng mức lương trên danh nghĩa mà không kiềm chế được tốc độ lạm phát và đi đôi với duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống của người lao động chắc chắn không được cải thiện.

Theo lộ trình tới năm 2017 lương tối thiểu sẽ bảo đảm mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, theo ông Đặng Ngọc Tùng, nếu trong năm 2015 nếu mức lương tối thiểu không đáp ứng được 80% nhu cầu sống tối thiểu thì năm 2017 không thể đạt được ở mức 100%, nghĩa là đạt mục tiêu lương phải đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động. Điều đó cũng có nghĩa, lộ trình tăng tiền lương tối thiểu vùng sẽ phá sản.

Ông Phillip Hazelton, chuyên gia về Quan hệ lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam, cho biết, điều kiện kinh tế ở Việt Nam hiện nay không cho phép tăng lương tối thiểu đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu ngay lập tức. Vì vậy, Hội đồng Tiền lương đã đưa ra một lộ trình tăng lương tối thiểu để người sử dụng lao động có thời gian điều chỉnh và người lao động cũng hiểu rằng trong tương lai gần, tiền lương tối thiểu sẽ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Lộ trình này sẽ dần dần nâng những mức lương thấp nhất lên ngang bằng với mức sống tối thiểu và cho người sử dụng lao động đủ thời gian điều chỉnh với mức tăng từ từ của tiền lương tối thiểu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chỉ nói chuyện tăng lương mà nên tạo ra những điều kiện để tăng trưởng tiền lương bền vững, bao gồm tăng năng suất lao động.

Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân thừa nhận, với mức tăng 15,1% so với năm 2014 như đề xuất thì cũng chỉ mới đáp ứng được 75% mức sống tối thiểu của người lao động. Nếu điều kiện thuận lợi thì lộ trình này sẽ thực hiện được. Theo đó, chúng ta phải đẩy tốc độ tăng lương tối thiểu vùng cao hơn trong năm 2016 và 2017. Song nếu tình hình khó khăn thì có thể lùi thời gian.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam (Lefaso):

Chính sách tăng lương tối thiểu một mặt có tác động tích cực đến đời sống công nhân viên, nhưng với mức tăng như đề xuất thì các DN sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các DN dệt may và da giày. Bởi đây là 2 ngành chủ yếu sản xuất để XK, cần lực lượng lao động lớn, nhưng hiện tại vẫn thu hút phần lớn đơn hàng bằng công lao động. Nếu mức lương tăng lên, dệt may và da giày có thể sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh với các thị trường nhân công giá rẻ khác. Mặt khác, việc tăng lương tối thiểu mới chỉ nhằm vào hơn 30% lực lượng lao động chân chính, còn gần 70% là lực lượng lao động ở các DN nhỏ lẻ, không khai báo đúng số lượng nhân công và mức lương, không đóng BHXH lại chưa có chế tài đủ mạnh để bao quát và quản lý đúng mức thu chi.

Hương Dịu (ghi)

推荐内容