【tỷ số nhật】Trả giá đắt vì quảng cáo láo
Apple
Tháng 5/2012,ảgiáđắtvìquảngcáolátỷ số nhật "Trái táo khuyết" phải đói mặt với vụ kiện của Ủy ban tiêu dùng và cạnh tranh Úc (ACCC) về việc vi phạm luật tiêu dùng của nước này do quảng cáo sai, gây hiểu lầm về khả năng kết nối 4G của iPad. Trong quảng cáo the new iPad của Apple, nhãn của sản phẩm này ghi rõ dòng chữ: “Wi-Fi + 4G”. Tuy nhiên, sự thật là không có mạng 4G nào của Úc tương thích với the new iPad như quảng cáo.
Trong thông báo của mình, ACCC khẳng định "quảng cáo của the new iPad với cụm “Wi-Fi + 4G” của Apple là sai sự thật, nó khiến người tiêu dùng Úc hiểu nhầm việc sản phẩm iPad với thẻ SIM có thể kết nối mạng 4G tại Úc, trong khi thực tế không phải”. Ngoài Australia, the new iPad cũng gặp một số rắc rối tại những thị trường khác như Anh, New Zealand, Italy, Thuỵ Điển... với cùng một nguyên nhân là khả năng tương thích với hệ thống mạng 4G LTE của những nước này.
Trước sức ép mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng có liên quan của các nước trên, Apple đã phải viết lại quảng cáo và đổi thành "Wi-Fi + Cellular”. Tuy nhiên, ACCC vẫn tiếp tục vụ kiện. Mới đây, Apple đồng ý trả 2,25 triệu USD để vụ kiện này nhưng tòa án của Úc vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng. Trước đó, Apple từng tuyên bố sẽ hoàn tiền cho mọi khách hàng cảm thấy bị lừa đảo vì hoạt động quảng cáo và tiếp thị iPad “4G”.
"Đại gia" Apple cũng thích quảng cáo "láo"? |
Nivea
Năm 2011, tập đoàn Beiersdorf, chủ sở hữu thương hiệu Nivea bị phạt 900.000 USD tại Mỹ vì quảng cáo nước dưỡng thể My Silhouette có tác dụng giảm vòng eo và thon gọn cơ thể. Theo điều tra nghiên cứu của Ủy ban thương mại liên bang của Mỹ, các đoạn quảng cáo của Nivea với hàm ý rằng có thể làm săn chắc dạ dày và giúp giảm vòng eo của người sử dụng là điều phi lý.
Đoạn quảng cáo sản phẩm với nhân vật chính là một phụ nữ bôi kem My Silhouette và sau đó phát hiện vòng eo của cô thon gọn hơn bởi cô mặc vừa chiếc quần jeans cũ. Kem My Silhouette còn giúp tình yêu của cô thêm nồng thắm. Đoạn quảng cáo này đã được phát sóng rộng rãi trên nhiều kênh truyền hình ở Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban thương mại liên bang của Mỹ, Jon Leibowitz tuyên bố chẳng kem nào có thể làm giảm vòng eo ngoài việc ăn kiêng và tập luyện. Thậm chí, tổ chức này còn buộc tội Beiersdorf mua Google để khi bất kỳ người tiêu dùng nào gõ từ eo thon hay mỡ dạ dày đều ra kết quả tìm kiếm là quảng cáo của Nivea.
Hyundai và Kia
Năm 2005, hàng trăm khách hàng đã rất thất vọng khi phát hiện ra Hyundai và Kia chỉ thổi phồng về mã lực của một số xe hãng mình. Theo điều tra của Bộ Xây dựng và Vận tải Hàn Quốc vào năm 2001, mã lực một số mẫu xe quảng cáo cao hơn thực tế tới 9,6%. Vụ kiện tập thể ở miền nam bang California đã tố cáo hai hãng xe này lừa tiền của khách hàng bằng quảng cáo sai sự thật. Hyundai và Kia đã phải đền bù cho khách hàng với tổng chi phí ước tính từ 75 triệu đến 125 triệu USD.
GlaxoSmithKline
Đầu tháng 7/2012, GlaxoSmithKline (GSK), hãng dược nổi tiếng của Anh phải nộp phạt 3 tỷ USD do đã gian lận về việc quảng cáo láo và hối lộ bác sĩ . Các loại thuốc được tiêu thụ với số lượng khổng lồ như thuốc chống trầm cảm Paxil, Wellbutrin, thuốc chữa bệnh tiểu đường Avandia, các loại thuốc Zofran, Imitrex, Lotronex, Flovent và Valtrex... đều vướng vào vòng lao lý. GSK đã quảng bá rộng khắp loại thuốc chống suy nhược Paxil và Wellbutrin mà chưa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua.
Quảng cáo của GSK về thuốc Wellbutrin đã phóng đại công dụng chữa bệnh như giảm cân, tăng ham muốn tình dục dù chỉ thuốc chữa bệnh trầm cảm. Tiếp đó, GSK quảng cáo thuốc chống trầm cảm Paxil cho trẻ em chỉ dựa trên thông tin sai lệch từ một cuộc thử nghiệm, những nghiên cứu sau đó cho thấy loại thuốc này có nguy cơ dẫn tới việc trẻ em muốn tự sát.
Thuốc chữa bệnh tiểu đường Avandia mặc dù chưa được FDA công nhận nhưng đã tiếp thị rộng rãi trên thị trường khiến nhiều bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sung huyết tim. Công ty này phải nhận tội đã che giấu về những vấn đề có liên quan với an toàn khi dùng thuốc chữa tiểu đường Avandia trong suốt 7 năm qua.
Quảng cáo thuốc "quá lời" rất nguy hiểm cho tính mạng con người |
Abbott
Năm 2011, tập đoàn dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Abbott Laboratories cũng vừa phải bồi thường 1,6 tỷ USD vì quảng cáo lừa đảo trong tháng 6 vừa qua. Theo thông báo chính thức của Bộ Tư pháp Mỹ, Abbott Laboratories đã thừa nhận vi phạm và đồng ý trả 1,6 tỷ USD để thực hiện trách nhiệm hình sự và dân sự sau khi hãng này quảng bá phi pháp loại thuốc kê toa Depakote. Công dụng của thuốc chống động kinh Depakote đã bị Tập đoàn dược phẩm Abbott thổi phồng và hãng này cũng dùng nhiều chiêu trò để thuyết phục các viện dưỡng lão sử dụng.
Số tiền bị phạt gồm 700 triệu USD tiền dàn xếp tội danh hình sự và và 800 triệu USD dàn xếp hành vi dân sự với các bang và chính phủ liên bang. Ngoài ra, Abbott phải trả 100 triệu USD cho 45 bang để giải quyết trách nhiệm theo luật bảo vệ người tiêu dùng nước Mỹ. Tổng số tiền chi trả cho những người dân phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng về vụ việc là 84 triệu USD.
Transnational Foods
Mới đây, Hiệp hội Người tiêu dùng Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc kiểm tra đối với 4 nhãn hiệu nước chanh phổ biến nhất trên thị trường do nghi ngờ quảng cáo láo. Trên các sản phẩm này có ghi rõ "100% chanh nguyên chất" nhưng sau nhiều cuộc thí nghiệm thì chanh nguyên chất chỉ là 20%.
Sau khi thu thập 2 chai nước chanh của 4 hãng này và đưa về phòng thí nghiệm, kết quả công bố khiến nhiều người thất vọng. Nồng độ “chanh nguyên chất” của những sản phẩm này chỉ là 10%, , 15%, 25% và cao nhất chỉ là 30%. Theo quy định của FDA, việc pha chế nước làm giảm độ nguyên chất của các loại đồ uống chiết xuất từ hoa quả bị cấm hoàn toàn và sẽ bị xử phạt.
Sau khi kết quả trên được công bố, công ty Transnational Foods. Inc – một trong bốn hãng sản xuất được kiểm nghiệm đã lên tiếng và cho rằng công ty họ chuyên nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao vào Mỹ và hơn 25 quốc gia khác trên toàn thế giới với giấy chứng nhận chất lượng GFSI (SQF) và không chấp nhận những kết quả trên. Lời giải thích này không những không cứu vãn tình hình mà còn khiến người tiêu dùng Mỹ kiên quyết tẩy chay những sản phẩm được phóng đại quá mức. Hiệp hội Người tiêu dùng Quốc gia Mỹ đã hoàn tất hồ sơ và khởi kiện 4 công ty này với mức tiền phạt trên dưới 1 tỷ USD.
Anh Trịnh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Bắt nhanh nhóm thanh niên nổ súng bắn chết người, cướp xe máy
- ·Khống chế nữ nhân viên cửa hàng viễn thông để cướp 37 triệu đồng
- ·Vinamilk dành 1.500 tỉ đồng thu mua sữa tươi từ nông dân
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Án mạng ở cửa hàng tạp hóa và biểu hiện bất thường của nam sinh lớp 12
- ·Lật tẩy âm mưu thâm độc của thanh niên đâm chết bạn nhậu
- ·Tham ô tiền tỷ: Ông Tề Trí Dũng phản cung bất thành
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Khoảnh khắc áp giải 2 bị cáo hành hạ bé 8 tuổi tử vong đến toà
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Báo cáo bền vững giúp DN phát triển lâu dài
- ·Bắt nhóm đốn hạ hàng trăm cây thông trong rừng phòng hộ ở Đà Lạt
- ·Bộ Công an khởi tố bị can Nguyễn Sơn Lộ
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·DN Việt Nam là một cộng đồng năng động tại Berlin
- ·Big C sử dụng túi tự hủy
- ·Lo sợ không khách quan, bị hại đòi đổi cả đại diện VKS lẫn chủ tọa phiên tòa
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Ông lão 'cứng họng' với kết quả giám định ADN của mô thai trong bụng bé gái