Ngành cơ khí đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển khi Việt Nam đã và đang ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các nước và khu vực,ểnbiếnmạnhmẽđểtìmconđườngsốkeo bong da c1 đặc biệt là Hiệp định TPP. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngành cơ khí hiện còn khá nhiều hạn chế. Xin ông cho biết thực trạng của ngành cơ khí Việt Nam hiện nay?
Ngành cơ khí là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Muốn xây dựng công nghiệp hóa thì không thể không có ngành cơ khí. Năm 2002, Chính phủ ban hành Quyết định 186/2002/QĐ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Theo đó, tập trung phát triển 8 nhóm cơ khí trọng điểm (thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải) để có thể cung cấp được trên 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí. Nhưng sau 10 năm, chúng ta chưa đạt mục tiêu, khi mới đạt tỷ lệ 32%. Chúng ta có XK, nhưng vẫn phải NK nhiều do trong quá trình phát triển có nhiều hạn chế.
Ngành cơ khí là quá trình tích tụ công nghệ trong nhiều năm, so với các cường quốc về cơ khí thế giới, chúng ta đi sau họ hàng trăm năm. Thời kỳ mở cửa, chúng ta không khai thác được thị trường trong nước, không kịp thời đầu tư để có được các nhà máy với trình độ cao. Do đó, khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là năng lực tài chính và định hướng lâu dài cho việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí một cách bài bản. Để chuẩn bị lực lượng cho việc sản xuất những sản phẩm thiết bị công nghệ cao như thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy động lực... không hề đơn giản mà phải đầu tư. Nhưng năm 2001 khi đề xuất đầu tư cho 24 dự án cơ khí với khoản vốn 6.400 tỷ đồng, chỉ có 3 dự án được vay vốn với số vốn 250 tỷ đồng. Rõ ràng, do không có vốn, khi đề xuất chương trình đầu tư, chúng ta không có khả năng để trang bị cho ngành công nghiệp chế tạo.
Tuy nhiên, có thể nói, sự vận động của cộng đồng DN cơ khí rất mạnh mẽ. Khi có định hướng của Nhà nước, nhiều DN đã tự thân vận động để tìm nguồn lực, đầu tư chiều sâu. Vì thế, phải khẳng định trong 10 năm qua với những hạn chế đã nêu, chúng ta đáp ứng được 32% nhu cầu cơ khí trong nước và XK đến năm 2015 là 16 tỷ USD cũng đã chứng minh sự tiến bộ trong cộng đồng DN cơ khí.
Ông có thể nói rõ hơn sự chủ động của các DN cơ khí để có được những tiến bộ trong sản xuất kinh doanh nhằm đón đầu các cơ hội?
Sự chủ động này được thể hiện ở chỗ, về chế tạo thiết bị đồng bộ, chúng ta hoàn toàn thiết kế và chế tạo được nhiều dự án thủy công, chế tạo dàn khoan dầu khí 90m-120m nước, nội địa hóa một phần các nhà máy xi măng... Các DN lắp ráp ô tô cũng có định hướng để phát triển, trong đó có những điển hình như Trường Hải, một DN tư nhân hiện chiếm 35% thị phần, đặc biệt mạnh về dòng xe vận tải, xe khách, đồng thời KCN Chu Lai trở thành khu CN cơ khí cho ô tô. Với công nghiệp đóng tàu, trước năm 2000, chúng ta không đóng được tàu 3.000 tấn, nhưng nay đã đóng được tàu hơn 100.000 tấn và có những đơn hàng XK, liên kết được với các tập đoàn lớn như Damen (Hà Lan) và một số các nước khác để phát triển ngành đóng tàu trong đó đóng được tàu chiến. Với ngành thiết bị điện, Việt Nam là 1 trong 7 nước có thể chế tạo được máy biến áp 500 Kv với công nghệ cao.
Xưởng sản xuất của Công ty Dụng cụ cơ khí XK tại Quang Minh Hà Nội |
Có một thời gian, do nhiều khó khăn, nhiều DN cơ khí đã phải phá sản. Xin cho biết tình hình hiện nay của các DN như thế nào? Với những thách thức, DN ngành cơ khí đã có cách thức nào để hóa giải?
Có thể nói trong các năm 2011-2012 chúng ta gặp nhiều khó khăn, do các DN lớn của Nhà nước như Vinashin đầu tư sai, sản phẩm cơ khí không có hàng để XK do không thực hiện được các hợp đồng. Một loạt DNVVN không có đầu ra, đặc biệt chúng ta rơi vào tình trạng nhiều công trình nhiệt điện, thủy điện, xi măng, khai khoáng... lại giao cho các tổng thầu Trung Quốc thực hiện, họ không để lại thị phần cho chúng ta. Năm 2015-2016, khi đi kiểm tra các DN, chúng tôi thấy các DN đã có định hướng phải tự thân vận động, bản thân các DN cơ khí phải đi tìm con đường sống, tức là con đường trở thành một khâu trong cung ứng toàn cầu. Họ tự tìm nguồn hàng bằng phương thức thuê chuyên gia nước ngoài, hợp đồng hợp tác để XK hoặc đầu tư những thiết bị quan trọng với chất lượng cao để có được những sản phẩm cơ khí chính xác. Đây là những điều họ làm được trong thời gian ngắn, và khi bắt được nhịp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có hàng XK thì từ quản lý DN cho đến công nhân đều trưởng thành.
Chúng tôi rất vui mừng khi một loạt DN đã đi theo con đường này, vượt qua khó khăn và đều đã thành công. Tôi cho rằng, đây là hướng đi mà trong thời gian tới, DN cơ khí phải có. Theo đó, DN cần phải chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác quốc tế, trong đầu tư chiều sâu, củng cố lại quản trị, nâng cao tay nghề, tiếp cận thị trường nước ngoài, trở thành nhà cung ứng toàn cầu thì mới có khả năng tồn tại và phát triển, đặc biệt khi chúng ta tham gia Hiệp định TPP, một Hiệp định với thị phần rất lớn cũng như các Hiệp định thương mại đã và đang ký kết với một loạt quốc gia, khu vực khác.
Cần khẳng định, DN cơ khí Việt Nam có điểm mạnh về mặt kỹ thuật, bởi nhiều DN không thua kém DN nước ngoài. Nhiều thiết bị người Việt Nam hoàn toàn làm được. Cách đây 15- 20 năm, chúng tôi đã làm được sản lượng cho nhà máy nhiệt điện với 40% cơ cấu thép. Hiện nay nhiều DN nhập cả công nghệ chế tạo đời đầu của các nước EU, Mỹ với giá rất đắt đỏ để tạo ra sức cạnh tranh. Nhiều DN thuê lại các chuyên gia, kỹ sư về hưu, những chuyên gia nước ngoài có uy tín về làm giám đốc bộ phận nghiên cứu, chế tạo và tổng công trình sư... Tuy nhiên, hiện nay ngành cơ khí thiếu thị trường, thiếu đầu ra cho sản phẩm khi nhiều dự án lớn được giao cho tổng thầu nước ngoài, mặc dù DN cơ khí trong nước có thể đáp ứng được.
Để đặt mục tiêu đến năm 2020 ngành cơ khí sẽ đáp ứng 50% nhu cầu cơ khí, hội nhập thành công, chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?
Chúng tôi chỉ có mục tiêu duy nhất: Có đơn hàng giao. Chúng tôi kiến nghị các dự án nhà máy nhiệt điện, hóa chất, khai khoáng... không được giao hết cho các DN nước ngoài mà để cho DN trong nước 50%, chúng tôi bảo đảm sẽ làm được, chỉ cần có đầu ra. Tôi cho rằng, không nên đi mua những thứ mà ngay DN trong nước đã làm được. Mục tiêu 50 hay 70% tùy thuộc vào đơn hàng Nhà nước giao. Khi chúng tôi có đơn hàng, có đầu ra, khi ký hợp đồng lập tức chúng tôi có kinh phí để mua máy móc, trang thiết bị và có kinh phí để nâng trình độ nhân lực lên. Nếu không có công việc, không có đơn hàng thì chúng tôi cũng xin đầu hàng.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đào Xuân Minh, nguyên nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công thương): “Hiện cả nước có khoảng 14.800 DN cơ khí, tuy nhiên, chỉ có 12 DN có trên 5.000 lao động và 116 DN có trên 1.000 lao động. Nếu tính quy mô vốn trên 500 tỷ đồng, có khoảng gần 100 DN. Như vậy, số lượng DN không nhiều, quy mô lại rất khiêm tốn. Hơn nữa, đối với các DN có quy mô tương đối lớn, sản xuất lại khép kín, kinh doanh đa ngành còn khá phổ biến… Điều này khiến sức cạnh tranh của từng DN thấp, sức cạnh tranh tổng thể của ngành lại càng thấp hơn và bị các nhà cung cấp nước ngoài lấn át, chiếm gần hết thị trường. Đặc biệt, ngành cơ khí Việt Nam hiện tại chỉ dừng ở mức làm gia công, chưa đủ sức tự chế tạo ra một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế, dẫn đến hàng năm Việt Nam phải nhập siêu nhiều tỷ USD trang thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất của ngành”. Ông Trần Ngọc Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM): “Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ, ngành công nghiệp phụ trợ nói chung, ngành đúc nói riêng đang đứng trước những cơ hội, triển vọng và thách thức. Để ngành đúc phát triển mạnh và bền vững, để sản phẩm đúc đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá thành, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ, rõ ràng về công tác thị trường, cơ chế chính sách về đầu tư, về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và đặc biệt là về tài chính. Bởi đầu tư cho sản xuất cơ khí nói chung, ngành đúc nói riêng đáp ứng được các yêu cầu trên phải đi thẳng vào công nghệ, thiết bị tiên tiến nhất nên cần nguồn vốn đầu tư rất lớn. Vì thế, các DN rất cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ và cụ thể của Nhà nước để sớm được tiếp cận công nghệ mới”. Ông Ishii Kenichi, Giám đốc Công ty cổ phần Sanwa Seimitsu Việt Nam: “Trong tương lai, nhu cầu về máy móc có độ chính xác cao sẽ ngày càng gia tăng, lao động trình độ cao có khả năng điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động sẽ trở thành một lợi thế rất lớn trên thị trường. Do đó, để có được một vị trí cạnh tranh trong khu vực, Việt Nam nên và cần chuẩn bị một thế hệ lao động mới – thế hệ lao động kỹ thuật cao, đồng thời tập trung trang bị những kiến thức chuyên ngành rộng hơn để phát triển lực lượng lao động cơ bản sẵn có”. Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc Công ty Tư vấn và Kinh doanh Vietbay: “Hiện nay nhiều DN trong nước nói chung, DN cơ khí nói riêng năng suất lao động chưa cao, chưa làm chủ công nghệ ứng dụng, thiếu nguồn lao động trình độ cao, phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài. Vấn đề đặt ra là làm thế nào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiệu quả, nâng cao năng lực thiết kế chế tạo, cải tiến quy trình và quản trị hữu hiệu, từ đó nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho các DN”. Thu Hiền (ghi) |