Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất đầu tư khoảng 40.000 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống cảng cạn toàn quốc Bộ GTVT đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 25% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu. | Cảng cạn Long Biên tại Số 1 Huỳnh Tấn Phát,ĐềxuấtđầutưtỷđồnglàmcảngcạnLotỷđồngđầutưhạtầngxăngdầukhíđốhamburger – nürnberg Khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội do Tập đoàn Hateco đầu tư. |
Bộ GTVT vừa có tờ trình số 7248/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành nhằm cụ thể Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021. Theo Bộ GTVT, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế. Phát triển cảng cạn có định hướng theo quy hoạch thống nhất nhằm tổ chức vận tải hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn. “Do đó việc triển khai lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn nêu trên vừa đảm bảo tuân thủ Luật quy hoạch và là tiền đề để hoạch định các chính sách, giải pháp phát triển cảng cạn một cách đồng bộ, hỗ trợ hiệu quả đối với khai thác cảng biển và các hoạt động vận tải nói chung”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết. Tại tờ trình số 2748, Bộ GTVT cho biết, mục tiêu của Quy hoạch này là đến năm 2030 sẽ phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 25% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng 11,9 – 17,1 triệu Teu/năm. Trong đó, khu vực phía Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 4,29– 6,2 triệu Teu/năm; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,9 – 1,4 triệu Teu/năm; khu vực phía Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 6,8 - 9,5 triệu Teu/năm. Định hướng đến năm 2050 sẽ phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương. Bộ GTVT đề xuất quy hoạch 101 cảng cạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 tại 19 hành lang vận tải tại cả 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam. Trong đó, tại miền Bắc gồm 42 cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 4,2 - 5,5 triệu TEU/năm; miền Trung - Tây Nguyên có 16 cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,66 - 0,95 triệu TEU/năm; miền Nam có 43 cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 6,8 - 9,3 triệu TEU/năm. Tổng nhu cầu sử dụng đất phát triển cảng cạn theo quy hoạch đến năm 2030 là 1.199-1.707 ha (diện tích cần bổ sung thêm khoảng 784 - 1.211 ha). Theo tính toán sơ bộ, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng 27.400 – 42.380 tỷ đồng. Trong giai đoạn đến năm 2030 sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt); các cảng cạn gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn. Để huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng cạn, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếtham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền khai thác. Được biết, Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 12/2017. Trên cơ sở đó Bộ GTVT đã chỉ đạo lập và phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vào tháng 6/2018. Theo Bộ GTVT, tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đã đầu tư, công bố và đưa vào khai thác 11 cảng cạn, ngoài ra 5 cảng thông quan nội địa - ICD đang hoạt động thuộc các vị tri được quy hoạch cảng cạn nhưng các chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định. Các cảng cạn, ICD nêu trên phân bổ tập trung trên 5 hàng lang và khu vực kinh tế trong tổng số 15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn, trong đó hành lang kinh tế ven biển ở khu vực phia Bắc đã hình thành 4 trong tổng số 5 cảng cạn được quy hoạch. Phương án đầu tư giai đoạn 2 Dự áncao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến đối với đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng về Phương án đầu tư giai đoạn 2, Dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). | Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Công văn số 5387/VPCP-CN ngày 18/7/2023 nêu, về đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng, ý kiến của các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Lạng Sơn về Phương án đầu tư giai đoạn 2, Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: UBND tỉnh Cao Bằng tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện giai đoạn 1 của Dự án theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, tiến độ, hiệu quả đầu tư và đúng quy định của pháp luật. UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan làm rõ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2 của Dự án để nghiên cứu, đề xuất hình thức đầu tư phù hợp, theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 44/TB-VPCP ngày 21/2/2023 của Văn phòng Chính phủ. Ngày 16/1/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên. Cụ thể, tuyến cao tốc dài hơn 121 km (qua địa phận Lạng Sơn khoảng 52 km, qua địa phận Cao Bằng hơn 69 km). Đồng thời, điều chỉnh quy mô phân kỳ dự án, giai đoạn 1 đầu tư 93,35 km (từ Km 0 tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn đến khoảng Km 93+350 điểm giao với quốc lộ 3 huyện Quảng Hoà, Cao Bằng). Giai đoạn 2, đầu tư tiếp 27,71 km còn lại (từ khoảng Km 93+350 đến Km 121+060, điểm cuối tại ranh giới quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh). Điều chỉnh tổng mức đầu tư sơ bộ dự án 22.690 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I khoảng 13.174 tỷ đồng (phần vốn do Nhà đầu tư huy động 6.594 tỷ đồng, vốn Nhà nước tham gia trong dự án 6.580 tỷ đồng). Giai đoạn II khoảng 9.516 tỷ đồng (từ nguồn vốn Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác). Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 từ năm 2020 - 2025, giai đoạn II sau năm 2025. Bình Định chi hơn 204 tỷ đồng đầu tư tuyến đường ven biển đoạn qua đèo Lộ Diêu Bình Định sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển qua đèo Lộ Diêu sẽ có chiều dài khoảng 4,5 km, với tổng mức đầu tư hơn 204 tỷ đồng, dự án sẽ thực hiện trong vòng 2 năm. Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, tỉnh này đã thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường ven biển đoạn qua đèo Lộ Diêu, Thị xã Hoài Nhơn. Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư hơn 204 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, thuộc dự án nhóm B, vốn đầu tư lấy từ nguồn ngân sách tỉnh quản lý. Thời gian thực hiện dự án từ 2023 - 2025. Quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005. Phạm vi đầu tư: Điểm đầu tại Khu di tích lịch sử nơi cập bến Tàu không số, điểm cuối tiếp giáp vào đường bê tông xi măng hiện trạng của khu dân cư Hoài Hải. Tổng chiều dài tuyến đường được đầu tư xây dựng khoảng 4,5 km, bề rộng nền đường 12 m, mặt đường 11 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Đồng thời, đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trên tuyến gồm hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng và hệ thống an toàn giao thông. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường góp phần từng bước hoàn thiện tuyến đường ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định và kết nối với hệ thống đường ven biển quốc gia; thúc đẩy phát triển kinh tế biển, gắn kết cơ sở hạ tầng của các khu dân cư, khu đô thị và các khu du lịch sinh thái ven biển. Đối với hạ tầng tỉnh Bình Định, hồi cuối tháng 3, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định cũng đã khởi công tuyến đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ quốc lộ 1D đến quốc lộ 19 mới. Tổng mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 600 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương). Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có thêm 2 khu công nghiệp rộng hơn 400 ha HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan này vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Đồ án “Quy hoạch phân khu xây dựng KCN số 02, số 03 tại KKT Chân Mây - Lăng Cô”. | Tuyến đường ven biển tại Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh minh họa, nguồn Internet. |
Theo đó, hai KCN này thuộc địa bàn xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, phía Đông giáp khu đất cây xanh sinh thái, núi Phú Gia, phía Tây giáp KCN và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, phía Nam giáp Quốc lộ 1A, phía Bắc giáp khu phi thuế quan và khu cây xanh; quy mô diện tích khoảng 409,5 ha; quy mô lao động 15.000 - 17.000 lao động. Theo Tờ trình của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trình HĐND tỉnh, hai KCN này có tính chất là KCN tập trung, đa ngành, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng, điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ... và các dịch vụ hậu cảng phục vụ cảng Chân Mây, phù hợp không gian kiến trúc cảnh quan khu vực lân cận, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Theo phân khu được xác định, trong hai KCN, KCN số 2 nằm ở phía Tây khu vực lập quy hoạch (phía Bắc giáp đường giữa KCN số 2, số 3; phía Nam giáp đường Quốc lộ 1A; phía Tây giáp đường Tây cảng Chân Mây; phía Đông giáp với đường ra cảng Chân Mây và KCN số 3). Quy mô KCN số 2 khoảng 223,5 ha, có chức năng bố trí các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp; công nghiệp kỹ thuật cao và thân thiện môi trường trong đó có bố trí khu vực dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệpcông nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, trung tâm điều hành, dịch vụ phụ trợ chính của khu vực phát triển công nghiệp tập trung của khu vực. KCN số 3 nằm ở phía Đông khu vực quy hoạch (phía Bắc, phía Đông giáp đường quy hoạch có lộ giới 33m tiếp giáp núi Phú Gia; phía Nam giáp đường Quốc lộ 1A; Phía Tây giáp đường ra cảng Chân Mây). Quy mô diện tích khoảng 186,0 ha. Nơi đây có cức năng bố trí các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, kho bãi và các dịch vụ hậu cảng phục vụ cảng Chân Mây; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ… Việc xây dựng hai KCN nói trên, theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng KKT Chân Mây - Lăng Cô, trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện Phú Lộc về đầu tư phát triển tại các KCN, KKT; tạo sự đồng bộ, khớp nối với các khu vực đã được triển khai lập quy hoạch đáp ứng các yêu cầu về phát triển khu công nghiệp tại KKT Châm Nây – Lăng Cô; nâng cao hiệu quả năng lực và khai thác tối đa việc sử dụng quỹ đất; thiết lập khu vực sản xuất tập trung gắn với bảo vệ môi trường, hài hòa với kiến trúc cảnh quan, các khu chức năng lân cận; tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tạo việc làm, khai thác tiềm năng và tăng trưởng kinh tế; làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch; làm cơ sở triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và lập các Dự án đầu tư xây dựng, từng bước xây dựng hoàn chỉnh KKT. Cùng với đó, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng vừa ban hành Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh khu phi thuế quan Chân Mây, trong đó có một số nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống cây xanh cách ly theo quy hoạch tại các khu đất tiếp giáp đường nối Quốc lộ 1A ra cảng Chân Mây và đường giữa KCN số 2 và số 3 được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2021 với tổng kinh phí 59,279 tỷ đồng. Theo đó, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 122,530 tỷ đồng (tăng 63,251 tỷ đồng), đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh; nhóm dự án điều chỉnh thuộc “Công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án nhóm C” điều chỉnh thành “Công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án nhóm B”. Dự án sẽ sây dựng mương thoát nước phù hợp hiện trạng và quy hoạch chung của khu phi thuế quan Chân Mây có tổng chiều dài mương khoảng 4,2km. Xây dựng 2 tuyến đường đấu nối từ đường giữa KCN số 2 và số 3 đến điểm tiếp giáp ranh giới quy hoạch khu phi thuế quan Chân Mây; trồng cây xanh bóng mát tạo cảnh quan… Mục tiêu của dự án là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sản xuất, lắp ráp ôtô kết nối với các tuyến đường giao thông đã đầu tư, kết nối hạ tầng kỹ thuật; hình thành hệ thống cây xanh cách ly đảm bảo cảnh quan môi trường, giảm tiếng ồn; khắc phục tình trạng ngập úng cho khu vực phi thuế quan Chân Mây và hỗ trợ nhà đầu tư kết nối vào hệ thống giao thông nội bộ khu kinh tế. Giải thích việc điều chỉnh cơ cầu nguồn vốn đầu tư của dự án từ “Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn huy động hợp pháp khác” thành “Ngân sách tỉnh”, khác với chủ trương đầu tư được duyệt hồi năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho nguồn vốn bố trí cho dự án được phê duyệt tại Nghị quyết số 20/NQ-HĐND năm 2021 là “Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn huy động hợp pháp khác” trên cơ sở cam kết tạm ứng kinh phí giải phóng mặt bằng phần diện tích đất khoảng 38 ha của Công ty cổ phần Kim Long Motors Huế (nhà đầu tư Dự án Khu Liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế) tại Văn bản số 11/2020/CV-KLMH ngày 18/6/2020, phần kinh phí tạm ứng này sẽ hoàn trả lại cho nhà đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước thông qua khấu trừ tiền thuê đất. Tuy nhiên, hiện nay Công ty cổ phần Kim Long Motors Huế đã ký hợp đồng thuê đất và đã nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước. Do đó, để tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà đầu tư thực hiện dự án, “phù hợp chính sách hỗ trợ đầu tư” của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành tại Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 25/1/2022, nên UBND tỉnh đề nghị điều chỉnh nguồn vốn đầu tư của dự án từ “Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn huy động hợp pháp khác” thành “Ngân sách tỉnh” đối với dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh khu phi thuế quan Chân Mây. Quảng Nam yêu cầu thu hồi 42,3 tỷ quyết toán vượt tại Dự án cầu Cửa Đại Ngày 19/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang vừa ký công văn về việc thu hồi số tiền thanh toán, tạm ứng vượt so với giá trị quyết toán được duyệt của các hạng mục, Dự án, công trình hoàn thành. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ đầu tư tập trung thu hồi dứt điểm, nộp ngân sách nhà nước số tiền thanh toán tạm ứng vượt so với giá trị quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại các văn bản trước đó. Đồng thời, hằng quý báo cáo kết quả thực hiện, các vướng mắc, đề xuất biện pháp xử lý gửi UBND tỉnh xem xét. Đối với Kho bạc Nhà nước UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chỉ đạo Kho bạc Nhà nước các huyện, thị xã, thành phố đôn đốc, hướng dẫn, phối hợp và tạo điều kiện để các chủ đầu tư theo các phụ lục đính kèm thực hiện các biện pháp thu hồi đầy đủ số tiền đã chuyển vượt giá trị quyết toán được duyệt; báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo xử lý. Tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh theo dõi, tham mưu điều chuyển, bố trí vốn để thanh toán, khấu trừ đối với các chủ đầu tư, đơn vị thi công; báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xử lý các phát sinh, vướng mắc. Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh. Theo danh mục dự án công trình thanh toán thừa so với giá trị quyết toán được duyệt từ năm 2022 trở về trước của tỉnh Quảng Nam, tổng số tiền phải thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước hơn 54,2 tỷ đồng. Cụ thể, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam (trước đây là Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai) có số tiền thanh toán vượt cần phải thu hồi lớn nhất với 46,1 tỷ đồng. Trong đó, công trình cầu Cửa Đại, gói thầu xây dựng phần cầu chính (từ trụ T11 đến trụ T18) số tiền quyết toán vượt lên đến hơn 42,3 tỷ đồng. Công trình này đã khánh thành đưa vào sử dụng từ năm 2016 đến nay nhưng số tiền quyết toán thừa vẫn chưa thu hồi được. Bên cạnh đó, dự án đường nối Khu dân cư Tam Hiệp đến Khu dân cư chợ Trạm cần phải thu hồi hơn 1,7 tỷ đồng thanh toán thừa; dự án Khu dân cư phía Tây đường An Hà - Quảng Phú phải thu hồi hơn 1,9 tỷ đồng thanh toán thừa. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam có số tiền thanh toán vượt phải thu hồi hơn 1,7 tỷ đồng; UBND huyện Nam Trà My phải thu hồi hơn 2,3 tỷ đồng; UBND huyện Núi Thành phải thu hồi hơn 1,1 tỷ đồng; UBND huyện Phú Ninh phải thu hồi hơn 1 tỷ đồng; UBND huyện Tiên Phước phải thu hồi hơn 639 triệu đồng; Sở Khoa học và Công nghệ phải thu hồi hơn 318 triệu đồng; Trung tâm y tế (TTYT) huyện Đông Giang phải thu hồi 505 triệu đồng; TTYT huyện Nam Giang phải thu hồi 523 triệu đồng; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phải thu hồi hơn 201 triệu đồng… Được biết, Cầu Cửa Đại dài 1.481 m, rộng 25,5 m, phần đường dẫn dài 16,8 km. Giai đoạn đầu lập dự án vào năm 2008, cầu Cửa Đại có tổng mức đầu tư 2.480 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thời gian thi công kéo dài, giá cả biến động nên công trình đã tăng tổng mức đầu tư lên đến 3.450 tỷ đồng. Quảng Nam: Khởi công tuyến đường liên kết vùng miền Trung, vốn 768 tỷ đồng Ngày 19/7, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khởi công Dự án tuyến đường Liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam. Tuyến đường đi qua năm huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Tiên Phước và Bắc Trà My (Quảng Nam). Tuyến đường có điểm đầu tại nút giao với đường Thanh niên ven biển (ĐT 613B) tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình và điểm cuối tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My. | Khởi công Dự án tuyến đường Liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam. |
Tổng chiều dài đầu tư xây dựng toàn tuyến gần 32 km. Dự án có thời gian thi công 870 ngày, sẽ hoàn thành nhân dịp chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 23. Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các Công trình giao thông tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Tâm, cho rằng lưu lượng giao thông trên các tuyến đường nối từ vùng Đông đến các huyện phía Tây của tỉnh trong thời gian gần đây tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. “Hiện trạng các tuyến đường này đã được đầu tư xây dựng từ rất lâu, trải qua thời gian khai thác dài đã hư hỏng, xuống cấp, không còn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Nhiều vị trí vượt đèo quanh co, dốc cao gây khó khăn cho quá trình giao thông đi lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro về tai nạn giao thông, gây cản trở rất nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Tâm chia sẻ. Theo ông Tâm, dự án với tổng mức đầu tư 768 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay và nguồn vốn trong nước theo các Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc. “Dự án hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông khu vực miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên, thông qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y sang nước Lào, tạo đường nối thông suốt với cảng biển Kỳ Hà, cảng hàng không quốc tế Chu Lai, Khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất theo chủ trương kết nối ASEAN”, ông Tâm nhấn mạnh. Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, dự án góp phần hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần tích cực vào việc giao thương hàng hóa, vận chuyển tiêu thụ nông lâm sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trong khu vực các huyện miền núi phía Tây Nam nói riêng, cả tỉnh nói chung. Dự án sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thông qua: tiếp cận thị trường; phát triển phi nông nghiệp; phát triển công nghiệp trên cơ sở hợp lý hóa việc sử dụng đất và giảm chi phí đi lại. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND các huyện có dự án đi qua, tiếp tục tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai công tác bồi thường, GPMB, tái định cư; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng lộ trình, thời gian cụ thể để triển khai thực hiện. “Chủ đầu tư, đơn vị thi công, nhà thầu tư vấn giám sát phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tổ chức thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ theo đúng cam kết. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, các địa phương kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan và tham mưu UBND tỉnh giải quyết ngay các kiến nghị, đề xuất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án”, ông Quang nhấn mạnh. Nhiều công trình, dự án động lực tại Đà Nẵng đang chậm tiến độ Tại Kỳ họp thứ 12, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X, khi đề cập đến chỉ tiêu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2023, đại biểu Nguyễn Văn Hùng cho rằng, lĩnh vực công nghiệp xây dựng giảm 2,6% nhưng riêng lĩnh vực công nghiệp tăng 1,47%. Điều này chứng tỏ công tác liên quan đến việc xây dựng công trình Dự án động lực trọng điểm đạt mục tiêu rất thấp, dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023 của TP. Đà Nẵng đạt tỷ lệ 19,3% (theo kế hoạch 30%). | Dự án Đường vành đai phía Tây một trong những công trình trọng điểm của Đà Nẵng đang chậm tiến độ. |
“Theo Nghị quyết số 29, TP. Đà Nẵng có 80 dự án trọng lực động lực trọng điểm gồm 54 dự án từ ngân sách, 26 dự án của nhà đầu tư nhưng đến nay mới có 17 dự án cơ bản hoàn thành (trong đó có 12 dự án của nhà đầu tư) đạt tỷ lệ 17,5%. Qua giám sát, hầu hết công trình đang thi công, đang chuẩn bị thi công nhưng đang chậm tiến độ so với kê hoạch đề ra”, đại biểu này nhấn mạnh. Theo đại biểu Nguyễn Văn Hùng, có 4 nguyên nhân khiến các các công trình, dự án chậm trễ tiến độ. Đầu tiên là công tác giải phóng mặt bằng chậm. Kết quả giải phóng mặt bằng giảm, tỷ lệ hồ sơ bàn giao mặt bằng qua các năm của Thành phố giảm dần khi năm 2021 là 38,4 %, 2022 là 14%, 6 tháng đầu năm 2023 chỉ còn 4%. Tiếp đến là việc triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư kéo dài, lấy ý kiến nhiều sở ngành liên quan dẫn đến công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư kéo dài. “Công tác phối kết hợp giữa các sở ngành và địa phương chưa chặt chẽ và hiệu quả, có tình trạng né tránh trách nhiệm của một số bộ phận công chức, dẫn đến chậm trễ”, đại biểu Hùng chỉ ra. Nguyên nhân thứ ba là năng lực đơn vị tư vấn thiết kế không đảm bảo dẫn đến việc điều chỉnh thiết kế và dự toán trong quá trình thi công diễn ra khá nhiều Cuối cùng là việc giao nhiệm vụ dự án hiện nay không đồng điều giữa các Ban Quản lý, khi có đơn vị quá tải về công việc trong khi có ban rất ít công việc, dẫn đến không phát huy hiệu quả giữa các Ban Quản lý dự án. Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng khẳng định công trình, dự án trọng lực trọng điểm là một trong những giải pháp quan trọng để Thành phố khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Song, hiện nay 54 dự án, công trình từ ngân sách cơ bản chậm tiến độ. Các dự án có tốc độ, tiến độ ì ạch dù lãnh đạo Thành phố kiến nghị nhiều lần được Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng điểm danh như Dự án Tuyến đường Trục I Tây Bắc, Dự án Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601, Dự án Đường vành đai phía Tây (nối Quốc lộ 14B thông qua đường Hồ Chí Minh), Tuyến đường vành đai phía Tây 2. “Những vấn đề liên quan đến quy hoạch, tiến độ dự án có ảnh hưởng đến quyền lợi người dân thì đề nghị UBND, Ban Quản lý dự án hết sức lưu ý, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Khi nào làm, có làm hay không phải có ý kiến cụ thể, trao đổi, thông báo đến người dân qua nhiều kênh khác nhau. TP. Đà Nẵng có đầy đủ thiết chế để thông tin minh bạch đến với người dân”, ông Triết yêu cầu. Về giải pháp, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cho rằng, công trình động lực, trọng điểm cần phải có cách làm đặc biệt, đặc thù hơn; mang tính động lực, trọng điểm hơn để khơi thông nguồn lực đầu tư phát triển. Thông tin về việc có triển khai tiếp tục Dự án Tuyến đường vành đai phía Tây 2 hay không, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, dự án mới thực hiện được 4 km (tổng chiều dài 14,3 km) từ điểm giao Quốc lộ 14B đến đường số 8 Khu công nghiệp Hòa Khánh thì tạm dừng. “Đối với phần còn lại, chủ trương TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu UBND Thành phố báo cáo HĐND bố trí vốn”, bà Tâm cho biết. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin thêm, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã giao Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên rà soát toàn bộ dự án, phân tích các yếu tố liên quan để xây dựng đề xuất các phương án xử lý phù hợp thực tế, khái toán quy mô và tác động để báo cáo UBND Thành phố quyết định. Về nguyên nhân tạm dừng dự án, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay, dự án có sử dụng vốn vay từ Quỹ phát triển quốc tế (OPEC) nhưng đã kết thúc hiệp định vay vốn vào ngày 31/12/2022; dự án vướng quy hoạch liên quan đến ga đường sắt nên dẫn đến quy hoạch điều chỉnh chưa được duyệt. Ngoài ra, khối lượng kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án tăng thêm (tăng từ 87 lên 1.800 tỷ đồng) so với tổng mức đầu tư ban đầu (1.427 tỷ đồng) nên dự án không đủ nguồn vốn đối ứng cho công tác này. Hà Nội khởi công tuyến đường kết nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 hơn 3.200 tỷ đồng Ngày 19/7, UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. | Lãnh đạo TP. Hà Nội và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3. |
Tại Lễ khởi, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội Nguyễn Chí Cường thông tin: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 là dự án nằm trong Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025”. Dự án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 141/QĐ-TTg, ngày 21/1/2020, được điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 471/QĐ-TTg, ngày 15/4/2022, và được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 với chiều dài khoảng 3,4 km, mặt cắt ngang rộng 60m; tổng mức đầu tư 3.241 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP. Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025. Để thi công Dự án, cần phải tiến hành giải phóng mặt bằng diện tích khoảng 31,05ha. Phần lớn diện tích là ao, hồ, đất nông nghiệp nên việc tổ chức thi công sẽ rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt là khối lượng lớn công việc phải xử lý nền đất yếu trên diện tích rộng, trải dài qua địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai. Do đó, Ban Quản lý Dự án sẽ phối hợp với các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát xây dựng kế hoạch và tiến độ triển khai chi tiết, cụ thể, nghiên cứu để đề ra các giải pháp, biện pháp thi công, phướng án phân luồng giao thông phù hợp; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với tất cả các đơn vị có liên quan để thi công hoàn thành dự án vào năm 2025, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường. Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: Dự án này là công trình giao thông có ý nghĩa rất quan trọng với mục tiêu hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Pháp Vân - Cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam khu vực trung tâm TP. Hà Nội. “Với những ý nghĩa nêu trên, việc triển khai đầu tư xây dựng dự án là hết sức cần thiết và cấp bách”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn nói. Để việc đầu tư xây dựng Dự án hoàn thành đúng tiến độ, đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, ông Dương Đức Tuấn đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành TP. Hà Nội, các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng các quy định của Nhà nước; Đặc biệt, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật để triển khai thi công công trình theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng; Cùng với đó, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến đời sống của người dân trong khu vực, đặc biệt, lưu ý tổ chức giao thông đảm bảo thông suốt, an toàn trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng giao UBND quận Hoàng Mai, UBND huyện Thanh Trì phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân bị thu hồi đất; Đồng thời, chỉ đạo UBND phường Yên Sở, UBND xã Tứ Hiệp tuyên truyền, vận động người dân bị ảnh hưởng ủng hộ, bàn giao mặt bằng để dự án sớm hoàn thành theo tiến độ phục vụ lợi ích đi lại của nhân dân. Cùng với đó, ông Dương Đức Tuấn giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai, UBND huyện Thanh Trì phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức giao thông để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện trong quá trình thi công công trình, đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân tại khu vực dự án; Đồng thời, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo lĩnh vực quản lý về chuyên ngành theo đúng quy định. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở tài chính Hà Nội cân đối, ưu tiên bố trí vốn kịp thời cho Dự án theo tiến độ thực hiện. Ngoài ra, ông Dương Đức Tuấn đề nghị các nhà thầuthi công xây dựng, tư vấn giám sát xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đảm bảo thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư; và tổ chức thi công, giám sát xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, phấn đấu vượt tiến độ và tuyệt đối an toàn trong lao động. Lo vốn 270.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt quốc gia Theo Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 lên tới 270.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu từ vốn ngoài ngân sách, vốn của các doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác. Còn nguồn lực Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ quốc gia. | Việt Nam cần 270.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt đến 2030. |
Mục tiêu là đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp. Cụ thể, đối với hạ tầng dự trữ xăng dầu, phấn đấu đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030. Dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500.000-3.500.000 m3 trong giai đoạn 2021 -2030, đạt sức chứa tới 10.500.000 m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng. Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500.000 - 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000.000 - 2.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000.000 - 3.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030. Với khí đốt, hạ tầng dự trữ có sức chứa 800.000 tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam sẽ xây mới 500.000 m3 kho chứa xăng dầu đến 2030. Kho dự trữ dầu thô sẽ được xây mới 1-2 kho tại các khu vực gần nhà máy lọc dầu (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn), với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô. Với hạ tầng dự trữ thương mại, sẽ tiếp tục khai thác 89 kho hiện nay và mở rộng, nâng công suất các kho thương mại lên khoảng 1,4 triệu m3. Xây mới 59 kho xăng dầu thương mại tại các địa phương, tổng công suất khoảng 5,1 triệu m3. Bo gồm 34 kho đầu mối với tổng sức chứa khoảng 3.200 ngàn m3; 21 kho tuyến sau với tổng sức chứa khoảng 820 ngàn m3; 3 kho sân bay với tổng sức chứa khoảng 68 ngàn m3; 1 kho ngoại quan dầu thô tổng sức chứa 1.000.000 m3. Sau năm 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng để nâng công suất các kho chứa lên 3 triệu tấn dầu thô. Gần 581 km hệ thống đường ống xăng dầu sẽ được đầu tư nâng cấp trong giai đoạn này, sau đó xây mới tuyến ống dẫn nhiên liệu bay từ kho đầu nguồn tại TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu về kho sân bay Long Thành. Với hệ thống khí đốt, tiếp tục khai thác 16 kho LPG hiện có đã đầu tư xây dựng đúng quy định và hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn với tổng sức chứa khoảng đúng quy định với tổng sức chứa gần 440.000 tấn. Đầu tư, xây dựng hạ tầng dự trữ LNG tại khu công nghiệp Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng), với tổng công suất khoảng 5,1 triệu tấn/năm. Giai đoạn này sẽ phát triển thêm hệ thống kho LPG và LNG tăng thêm công suất và sức chứa tại tất cả các vùng miền. Giai đoạn sau 2030 sẽ phát triển thêm hệ thống kho LPG và LNG tăng thêm công suất và sức chứa tại tất cả các vùng miền. Trong đó, kho LPG khoảng 60-70.000 tấn; kho LNG là 23 triệu tấn/năm. Đối với hệ thống đường ống khí đốt, khai thác tuyến ống dẫn khí đã đầu tư xây dựng đúng quy định, đang hoạt động: Đường ống dẫn khí 16 inch Dinh Cố - Bà Rịa có chiều dài 7,3 km và đường ống dẫn khí Bà Rịa - Phú Mỹ dài 23 km; 03 đường ống 6 inch từ Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải, đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước tổng chiều dài 38,1 km. Mở rộng hệ thống đường ống khí tự nhiên/LNG tái hóa đến các hộ tiêu thụ, khu công nghiệp khu vực Đông Nam Bộ; xây dựng mới các tuyến dẫn khí thiên nhiên từ nhà máy xử lý khí và các kho LNG nhập khẩu để cung cấp cho các nhà máy điện khí và các hộ tiêu thụ công nghiệp. Tiếp tục xây dựng mới các tuyến dẫn khí thiên nhiên từ nhà máy xử lý khí và các kho LNG nhập khẩu giai đoạn sau 2023 để cung cấp cho các nhà máy điện khí và các hộ tiêu thụ công nghiệp với tổng công suất dự kiến từ 5 - 10 tỷ m3/năm. Dừng huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh UBND tỉnh Khánh Hòa vừa trình HĐND tỉnh bãi bỏ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 9/12/2008 của HĐND tỉnh về việc huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 9/7/2014 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 9/12/2008 của HĐND tỉnh về việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh. Theo các Nghị quyết trên, việc ứng trước tiền thuê đất của nhà đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Khu du lịch này được thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010. Khi Dự án đến thời hạn nộp tiền thuê đất, căn cứ thông báo nộp tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh, Sở tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định ghi thu ngân sách nhà nước, ghi chi trả nợ ngân sách cấp tỉnh và lập thủ tục thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, ngày 28/11/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 1516/BTC-NSNN hướng dẫn rằng: “Theo quy định tại Luật ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật Quản lý nợ công, Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về quản lý nợ chính quyền địa phương quy định về hình thức vay của chính quyền địa phương”. Theo đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của chính quyền địa phương; kế hoạch vay hàng năm tối đa trong hạn mức dư nợ vay theo quy định tại khoản 6, Điều 7 của Luật Ngân sách Nhà nước và Điều 4, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước và các Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với địa phương theo quy định tại Điều 74 Luật Ngân sách Nhà nước; thực hiện vay hàng năm tối đa trong phạm vi tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương; hình thức vay của chính quyền địa phương. Từ tình hình trên, việc tỉnh Khánh Hòa ứng trước tiền thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng là chưa phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị tỉnh Khánh Hòa rà soát để thực hiện đúng quy định hiện hành. Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa trình HĐND tỉnh bãi bỏ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 9/12/2008 của HĐND tỉnh về việc huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 9/7/2014 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 9/12/2008 của HĐND tỉnh về việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh. Sau khi HĐND tỉnh bãi bỏ Nghị quyết nêu trên, căn cứ số dư nợ tiền ứng trước tiền thuê đất tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đang theo dõi tại ngân sách tỉnh, trong giai đoạn 2023 - 2025, UBND tỉnh sẽ xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương, trong đó bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển để hoàn trả tiền ứng trước tiền thuê đất cho các nhà đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh trình HĐND tỉnh thông qua. Căn cứ dự toán được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định hoàn trả các nhà đầu tư theo quy định. Chính phủ chấp thuận Vingroup tăng vốn dự án Vũ Yên lên hơn 55.870 tỷ đồng Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định số 849/QĐ-TTg về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (quận Hải An và huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng). | Một góc dự án đã được xây dựng |
Mục tiêu đầu tư Dự án điều chỉnh thành Đầu tư xây dựng Khu đô thị vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái với phong cách hiện đại, đồng bộ nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023. Theo quyết định, Dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên sẽ được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ gần 18.800 tỷ đồng lên thành 55.870 tỷ đồng (xấp xỉ 2,4 tỷ USD). Điều chỉnh mục tiêu đầu tư dự án từ khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Vinpearl Golf Hải Phòng) thành dự án đầu tư xây dựng khu đô thị vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái. Đồng thời, điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án nằm trên đảo Vũ Yên, thuộc địa giới hành chính phường Đông Hải 1, quận Hải An và xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên; đường và cầu thuộc địa giới hành chính phường Máy chai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng. Cũng theo quyết định trên, diện tích đất sử dụng của dự án cũng được điều chỉnh thành 869,53ha, bao gồm khu bến đảo Vũ Yên có diện tích 864,87ha (quy hoạch khu B); Khu điều chỉnh mở rộng thuộc phường Máy chai, quận Ngô Quyền (quy hoạch khu A) có diện tích 4,66 ha. Quy mô gồm 7.095 biệt thự, 3.553 lô nhà ở liền kề. Dự án cũng bổ sung hạng mục khu nhà ở xã hội có diện tích 50,25ha, chủ đầu tư sẽ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, sau đó bàn giao đất cho TP Hải Phòng xây dựng nhà ở xã hội. Khu dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí có tổng diện tích khoảng 114,58 ha; Khu cây xanh cảnh quan, công viên sinh thái có tổng diện tích khoảng 198,36 ha; Đất giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích khoảng 140,90 ha, gồm công trình hạ tầng kỹ thuật; giao thông đô thị; giao thông, bãi đỗ xe đơn vị ở; đất đường sắt đô thị; giao thông đối ngoại (đường vành đai 3); Xây dựng cầu Máy Chai vượt sông Cấm sang đảo Vũ Yên có diện tích khoảng 4,66 ha; quy mô chiều dài cầu là 2.200 m, chiều rộng cầu 17,5 m. Như vậy, số lượng nhà ở, quy mô dân số của dự án Vinpearl Golf Hải Phòng sẽ tăng gần 10 lần so với quy mô đầu tư ban đầu, tăng vốn gấp 3 lần, bổ sung đất xây biệt thự, nhà liền kề và tăng dân số dự án. Nhà đầu tư được thực hiện dự án trong vòng 6 năm kể từ ngày được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trước đây, tiến độ được phê duyệt là giai đoạn 2015 - 2020. Thủ tướng cũng yêu cầu Vingroup chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ dự án, hiệu quả đầu tư dự án và các nội dung cam kết. doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm bố trí phần diện tích để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. Theo phê duyệt ban đầu vào năm 2015, khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên có quy mô sử dụng đất khoảng 872,52 ha. Các hạng mục chính của dự án gồm sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn; khu nhà ở 1.116 căn biệt thự sinh thái, quy mô dân số 4.000 - 4.800 người; khu dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí phức hợp; khu cây xanh, cảnh quan, sinh thái; đất giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật và cáp treo ra đảo. Tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 18.792,5 tỷ đồng. Đến nay Vingroup đã rót vào dự án hơn 2.600 tỷ đồng. Sân golf 36 hố đã hoàn thành năm 2017. Khu vui chơi giải trí đang được doanh nghiệp triển khai. Mới đây, Công ty cổ phần Vinhomes - công ty con của Vingroup cũng được UBND TP. Hải Phòng chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy tại Quyết định số 1916/QĐ-UBND. Khu đô thị mới này có quy mô 69,4 ha, tổng mức đầu tư 23.218 tỷ đồng, dân số dự kiến khoảng 48.000 người sinh sống, làm việc. Đắk Lắk chấp thuận chủ trương nhiều dự án, tổng vốn hơn 700 tỷ đồng Ngày 20/7, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong quý II/2023, UBND tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho 7 Dự án, với tổng số vốn đầu tư hơn 779 tỷ đồng, tăng 2 dự án so với cùng kỳ 2022. Tỉnh Đắk Lắk đã điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư 10 dự án, thống nhất tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu 1 dự án. | Trong 6 tháng năm 2023, tỉnh Đắk Lắk đã cấp chủ trương đầu tư cho nhiều dự án lớn. |
Ngoài ra, có khoảng 100 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh, trong đó có những nhà đầu tư nhiều tiềm năng như: Công ty cổ phần Dệt may Liên Phương Highland; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam; Công ty cổ phần Shinec; Công ty TNHH Cảng Vân Phong… Về dự án FDI, lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 24 dự án FDI, tổng vốn đăng ký hơn 622 triệu USD; trong đó có 2 dự án với tổng vốn 26,9 triệu USD được đầu tư trong Khu Công nghiệp Hòa Phú. Đối với các dự án ODA, tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện 6 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 2.325 tỷ đồng. Ngoài ra, các nhà đầu tư tiếp tục triển khai thi công 3 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk, với quan điểm “Đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư để phát triển bền vững”, Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để mời gọi và thu hút đầu tư. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình làm thủ tục đầu tư, thực hiện dự án… Theo Dự thảo Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên thu hút nguồn lực đầu tư nhằm tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, tỉnh Đắk Lắk xác định 5 lĩnh vực ưu tiên thu hút nguồn lực đầu tư gồm: ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch - dịch vụ logistics, thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực. Về nông nghiệp, Đắk Lắk sẽ phát triển theo các mô hình trồng trọt và chăn nuôi với quy mô lớn, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn thân thiện môi trường, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vươn tầm khu vực và thế giới với những sản phẩm chất lượng cao. Về công nghiệp, Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2030 được gắn kết chặt chẽ trong tổng thể phân bố không gian toàn tỉnh, là các hạt nhân năng suất cao, đầu tàu về phát triển kỹ thuật và ứng dụng khoa học - công nghệ mới. Công nghiệp dựa trên các nền tảng phát triển chung của vùng Tây Nguyên, trong đó chú trọng đến điện gió, năng lượng sinh học... Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, chế tạo công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Đối với du lịch - dịch vụ logistics, Đắk Lắk sẽ đưa du lịch trở thành ngành xương sống trong định hướng phát triển bền vững; hình thành một mạng lưới dịch vụ đồng bộ, đảm nhiệm chức năng là trung tâm dịch vụ đầu mối của vùng với một số loại hình dịch vụ như logistics, tài chính - ngân hàng, sàn giao dịch nông sản, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp... Hưng Yên dành hơn 9.200 tỷ đồng xây dựng tuyến đường kết nối di sản dọc sông Hồng HĐND tỉnh Hưng Yên ban hành Nghị quyết số 368/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng. Theo nghị quyết, Dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng qua huyện Văn Giang, huyện Khoái Châu, huyện Kim Động và thành phố Hưng Yên. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 9.275 tỷ đồng từ ngân sách Tỉnh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 - 2027. Với mục tiêu xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thiết yếu của tỉnh Hưng Yên nói riêng, của khu vực nói chung theo quy hoạch được phê duyệt. Dự án sẽ nâng cao nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân và khai thác được quỹ đất dọc hai bên tuyến, phát triển và hình thành các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ du lịch... thu hút đầu tư trên địa bàn các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên. Tuyến đường có điểm đầu tại Km0+000, ranh giới tỉnh Hưng Yên và Hà Nội tại Km76+984 trên đường ĐT.378 (đê sông Hồng), xã Xuân Quan, huyện Văn Giang; điểm cuối khoảng Km55+680 giao đê tả sông Hồng tại Km133+500, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng L=55,68 km, quy mô đường cấp 2 đồng bằng. Trên tuyến dự kiến sẽ xây dựng 2 cầu vượt qua kênh thủy lợi tại Trạm bơm Liên Nghĩa, Trạm bơm Nghi Xuyên và cầu Nghi Xuyên phù hợp với quy mô qua sông, kênh thủy lợi. Thiết kế các nút giao bảo đảm phù hợp quy hoạch, bảo đảm an toàn giao thông và năng lực thông xe qua các nút giao. Dải phân cách bó vỉa và được trồng cây xanh tạo cảnh quan trên dải phân cách giữa. Mở dải phân cách giữa tại các vị trí quy hoạch có các đường ngang lớn và các điểm quay xe tại các khu đô thị. Các đoạn qua khu đô thị xây dựng vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 5,0m. Trên hè lát đá, lát gạch, bên dưới bố trí các công trình ngầm (đường ống thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện). Dọc hai bên hè đường bố trí các hố trồng cây với khoảng cách giữa các hố trung bình 8,0m. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh báo cáo các cơ quan Trung ương, bộ, ngành có liên quan xem xét, thẩm định và quyết định đầu tư dự án theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật khi đã bảo đảm về nguồn vốn để triển khai thực hiện. Việc tổ chức triển khai thực hiện dự án bảo đảm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành có liên quan bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư. Triển khai dự án cần tính toán thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm yếu tố an toàn, ổn định của công trình và yếu tố kinh tế - kỹ thuật của dự án. Đánh giá đúng hiện trạng dự án, tổng mức đầu tư, hướng tuyến, vị trí của dự án; bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, định mức chi phí, suất đầu tư, thiết kế xây dựng. Tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành Trung ương liên quan đến dự án, nhất là ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đoạn tuyến ngoài bãi sông Hồng tại địa phận thành phố Hưng Yên, bảo đảm tuyệt đối an toàn công trình, đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và quy hoạch phòng, chống lũ sông Hồng trước khi quyết định đầu tư dự án… Đây được xác định là công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm của tỉnh Hưng Yên nhằm kết nối các di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng theo trục Thăng Long - Phố Hiến - Tam Chúc - Bái Đính - Chùa Hương, kết nối giao thông vùng Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình. Là bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX. Đà Nẵng hỗ trợ lãi suất cho Dự án đầu tư 4 cẩu ERTG tại cảng Tiên Sa Mới đây, UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 1441/QĐ-UBND, về phê duyệt hỗ trợ lãi suất cho Dự án đầu tư 04 cẩu ERTG tại Cảng Tiên Sa theo quy định tại Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND. Theo đó, Dự án này của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng được UBND thành phố cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất với mức hỗ trợ 3%/năm trong thời gian 5 năm kể từ ngày giải ngân. Dự án đầu tư 4 cẩu ERTG tại Cảng Tiên Sa được Quỹ Đầu tư phát triển thành phố cho vay 85 tỷ đồng trong thời hạn 10 năm, lãi suất 6,5%/năm. Đồng thời, dự án còn được UBND thành phố phê duyệt hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND ngày 15-12-2022 của HĐND thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư 170,193 tỷ đồng nhằm đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác, bốc xếp container tại block G, H, I, K. Từ đó, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua Cảng như: dự báo, nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ khai thác container, giảm các bất cập do quy mô, diện tích bãi hạn chế. Đồng thời góp phần nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng. Việc đầu tư 4 cẩu ERTG giúp tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực khác tại khu vực thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực nói chung. Đồng thời, tạo việc làm cho người lao động tại cảng Tiên Sa nói riêng và lao động trong các ngành dịch vụ liên quan. Qua công tác thẩm định, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố đã triển khai cho Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng vay 85 tỷ đồng trong thời hạn 10 năm, trong đó có 18 tháng ân hạn; lãi suất 6,5%/năm - nhóm đặc biệt ưu tiên cho vay tại Quỹ. Đến nay, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố đã giải ngân 80 tỷ đồng, đạt 94% giá trị hợp đồng. Bên cạnh đó, Việc phê duyệt hỗ trợ lãi suất cho dự án của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng nhằm cụ thể, đưa nghị quyết đi vào thực tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, trong đó các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics, cảng biển, bến thuỷ nội địa. Chính phủ Úc tài trợ vốn rà soát kết quả quy hoạch Sân bay Phú Quốc Đây là một trong những thông tin đáng chú ý được Bộ GTVT đưa ra trong văn bản gửi UBND tỉnh Kiên Giang về việc triển khai nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Trong văn bản vừa được gửi tới UBND tỉnh Kiên Giang, Bộ GTVT cho biết là Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1608/QĐ-TTg ngày 10/11/2008. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023. Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được quy hoạch với công suất 10 triệu hành khách/năm giai đoạn đến năm 2030 và 18 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050. Bộ GTVT cũng đã giao Cục Hàng không Việt Nam tổ chức lập quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, làm cơ sở triển khai đầu tư phát triển Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Đến nay, Cục Hàng không Việt Nam, tư vấn đã hoàn thành báo cáo cuối kỳ của quy hoạch. Hiện nay Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là một trong những cảng hàng không đầu mối đóng vai trò gom tụ hành khách, hàng hóa và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do tính chất quan trọng của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Bộ GTVT và Đại sứ quán Úc đã thống nhất sử dụng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Úc thông qua Chương trình hỗ trợ kỹ thuật ngành giao thông vận tải (Chương trình Aus4Transport) để lựa chọn đơn vị tư vấn quốc tế thực hiện công tác hỗ trợ rà soát, đánh giá, khuyến nghị về kết quả quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc nhằm bảo đảm chất lượng quy hoạch, tối ưu hóa quỹ đất, hiệu quả khai thác và khả năng phát triển bền vững trong dài hạn của Cảng. “Trên cơ sở kết quả rà soát, Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được hoàn thiện, thẩm định và phê duyệt theo quy định”, Bộ GTVT cho biết. Về trách nhiệm đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Bộ GTVT cho biết là theo quy định tại Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/01/2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình thiết yếu của cảng hàng không (ngoại trừ trường hợp do Nhà nước trực tiếp đầu tư và các công trình bảo đảm hoạt động bay). Do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là doanh nghiệp cảng hàng không tổ chức quản lý, khai thác Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Vì vậy, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình thiết yếu của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc theo quy hoạch. Về khả năng cân đối vốn để mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Bộ GTVT cho biết là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thông báo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã bố trí vốn đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Theo Bộ GTVT, sau khi Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định. “Như vậy, sau khi Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam để nghiên cứu, sớm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ. Vào tháng 5/2023, UBND tỉnh Kiên Giang đã có công vưn kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành và đơn vị liên quan sớm triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, trong đó ưu tiên đầu tư đường cất hạ cánh mới số 2 và xây dựng mới bổ sung nhà ga T2 trong giai đoạn 2021 – 2025. Việc đầu tư này, theo UBND tỉnh Kiên Giang là nhằm đảm bảo hoạt động của cảng hiệu quả, an toàn và liên tục (do vị trí đặc biệt của cảng mang lại), đáp ứng năng lực phục vụ ngày càng tăng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Kiên Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung; đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Hà Nội: Trao Quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài Chiều 20/7, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trao Quyết định phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực Dự án đầu tư xây dựng Thành phố Thông minh giai đoạn 1 và giai đoạn 2, cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội. Mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch nhằm triển khai cụ thể hóa đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị GN, N8 tỷ lệ 1/5.000 tại khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Đồng thời, hướng tới xây dựng khu đô thị xanh, thông minh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đáp ứng các tiêu chí theo mô hình đô thị các nước phát triển. Sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin thông minh để vận hành, quản lý khu đô thị xanh, tiết kiệm năng lượng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong đô thị. Khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã: Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Phía Bắc trùng với chỉ giới tuyến đường trục chính đô thị (đường Hoàng Sa) rộng 72,5m. Phía Tây trùng với chỉ giới tuyến đường chính khu vực rộng 30m và tuyến đường liên khu vực rộng 40m. Phía Nam trùng với chỉ giới tuyến đường chân đê sông Hồng; trùng với ranh giới dự án trạm bơm Phương Trạch 2 - Dự án kênh dẫn trạm bơm Phương Trạch và tuyến đường phân khu vực rộng 17m giáp thôn Phương Trạch. Phía Đông trùng với tim tuyến đường liên khu vực rộng 50m và chỉ giới tuyến đường chính khu vực rộng 30m (giáp thôn Phương Trạch). Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch khoảng 140,23ha. Quy mô dân số sau điều chỉnh khoảng 21.110 người. Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài được duyệt, khu vực nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch có tổng diện tích khoảng 140,23ha, được phân thành 2 khu vực. Khu A là phần lớn ô quy hoạch 3.1 (khu vực ô quy hoạch 6-8 thuộc phân đô thị GN) gồm các chức năng sử dụng đất: Mặt nước hồ Phương Trạch; 6 ô đất công cộng thành phố; 8 ô đất cây xanh TP; 2 ô đất di tích tôn giáo tín ngưỡng (chùa Hưng Long Tự và chùa Tỉnh Âm); 2 ô đất nhà ở thấp tầng; 1 ô đất giãn dân thôn Hải Bối; 1 ô đất công cộng đơn vị ở; 1 ô đất nhà trẻ mẫu giáo; 1 ô đất cây xanh đơn vị ở và 1 ô đất bãi đỗ xe và đường giao thông. Khu B là một phần ô quy hoạch ký hiệu 3.2 (thuộc ô quy hoạch VIII.1.1 thuộc phân khu đô thị N8) gồm các chức năng sử dụng đất: 4 ô đất ở chung cư cao 25 tầng; 1 ô đất trường mầm non; 1 ô đất bãi đỗ xe; 1 ô đất cây xanh đơn vị ở và đường giao thông. Để cụ thể hóa, phù hợp theo điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị GN, tỷ lệ 1/5000 (khu vực ô quy hoạch 6-8); điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N8, tỷ lệ 1/5000 (khu vực ô quy hoạch VIII.1.1) đã được phê duyệt, nay thực hiện điều chỉnh như sau: Tại khu A, điều chỉnh hình dáng hồ Phương Trạch (khu vực phía Nam hồ), quy mô diện tích mặt nước đảm bảo 54ha, tổ chức lại hệ thống cây xanh, đường dạo quanh hồ và các lô nhà ở thấp tầng để khai thác hiệu quả cảnh quan đô thị. Điều chỉnh để hình thành một đơn vị ở hoàn chỉnh với các chức năng: Đất trường học, nhà trẻ, đất công cộng đơn vị ở, cây xanh đơn vị ở, đất nhà ở (cao tầng, thấp tầng), đất ở hỗn hợp cao tầng, đường giao thông. Bố trí các ô đất ở hỗn hợp cao tầng tại phía giáp đê Tả Hồng. Các khu vực giữ lại theo hiện trạng gồm khu đất Trạm y tế xã Hải Bối hiện có; rà soát điều chỉnh phạm vi ranh giới các khu vực tín ngưỡng, di tích đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Về dân số khu vực A, theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt, dân số khoảng 740 người; nay bổ sung khoảng 10.498 người, dân số sau điều chỉnh là 11.238 người (phù hợp với điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu GN tại ô 6-8 được duyệt). Tại khu B, điều chỉnh chức năng các ô đất ở chung cư thành các ô đất ở hỗn hợp, nâng tầng cao công trình từ 25 tầng lên thành 45 tầng, bố cục lại quy hoạch mặt bằng, hình dáng ô đất, bổ sung trục cây xanh và đất bãi đỗ xe phục vụ chung cho khu vực để phù hợp với mô hình đô thị thông minh và khu vực TOD với lợi thế được tiếp giáp với ga của tuyến đường sắt đô thị số 2. Dân số khu vực B, theo quy hoạch chi tiết được duyệt khoảng 3.072 người, nay bổ sung khoảng 6.800 người, dân số sau điều chỉnh là 9.872 người (phù hợp điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N8 tại ô VIII.1.1 được duyệt). Tại buổi lễ, ông Shiomi Keigo, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Sumitomo khu vực Châu Á - Châu Đại Dương phát biểu: "Dự án Thành phố Thông minh rất quan trọng đối với Tập đoàn Sumitomo cùng với đối tác chiến lược là Tập đoàn BRG. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một trung tâm đô thị mới mang tầm vóc quốc tế tại Việt Nam, là tiền đề để dẫn dắt kỳ nguyên mới của khu vực ASEAN". Tập đoàn Sumitomo khu vực Châu Á - Châu Đại Dương cam kết sẽ nỗ lực hết mình nhằm nhanh chóng hiện thực hóa một thành phố với cộng đồng dân cư và môi trường sống tốt cho người dân Hà Nội - một TP mà người dân và doanh nghiệp có thể cùng nhau tạo ra giá trị... |