当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tie lệ kèo nhà cái】Gửi chó đi nhà trẻ, cho mèo nằm điều hòa cả ngày 正文

【tie lệ kèo nhà cái】Gửi chó đi nhà trẻ, cho mèo nằm điều hòa cả ngày

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-10 00:42:50

Chú chó giống Samoyed tên Xe Đạp đã gắn bó với vợ chồng Vũ Ngọc Minh Hà (27 tuổi,ửichóđinhàtrẻchomèonằmđiềuhòacảngàtie lệ kèo nhà cái quận Tây Hồ, Hà Nội) gần 5 năm qua.

Họ bắt đầu nuôi chung từ khi cả hai mới tốt nghiệp đại học, chưa có công việc ổn định và kiến thức chăm sóc thú cưng ở mức cơ bản. Đến nay, khi đã vững vàng tài chính, hai vợ chồng chi trung bình 10-12 triệu đồng/tháng cho chú chó.

“Cả hai thường than thở rằng phải bớt chi tiêu cho nó thôi, nhưng đâu lại vào đó. Tôi có thể tự hào rằng dù ở hoàn cảnh nào, Xe Đạp luôn nhận được những điều tốt đẹp nhất trong khả năng của chủ”, cô chia sẻ.

Vợ chồng Minh Hà cố gắng dành những điều tốt nhất cho thú cưng. Ảnh: @xedap_.

Gửi chó đi "nhà trẻ"

Ngày làm việc trong tuần, Minh Hà thường gửi chú chó đến cửa hàng cung cấp dịch vụ trông giữ thú cưng ở gần nhà với chi phí 4-5 triệu đồng/tháng. Trước giờ đi làm, hai vợ chồng đưa Xe Đạp đến “nhà trẻ” và đón về khi tan làm.

Đồ ăn thường ngày của Xe Đạp là các sản phẩm thịt sống và thịt chế biến sẵn tại nhà, không chứa chất bảo quản, cộng thêm món tráng miệng yêu thích khác là sữa chua không đường và phomai. Minh Hà cũng sắm một máy sấy thực phẩm để tự chuẩn bị các món ăn vặt khác như chân gà, chân vịt.

Hà cho biết cô “khắt khe” hơn trong việc cho con vật của mình ăn gì sau vài lần chú chó bị ốm. Do trước đây cô không tìm hiểu kỹ về đồ ăn, Xe Đạp bị viêm da, phải cạo lông 2 lần để chữa bệnh.

Chú chó Xe Đạp có chế độ ăn uống kỹ lưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe.

“Từ khi đổi chất lượng đồ ăn, tình hình được cải thiện nhiều. Khi thú cưng ốm, chúng không nói được, nhiều khi phát hiện bệnh cũng đã muộn. Do đó, tôi cần quan tâm sát sao sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của nó”, cô nói.

Chú chó cũng được kiểm tra sức khỏe toàn diện và xét nghiệm máu 6 tháng/lần.

Ngoài ra, vợ chồng Minh Hà còn dành thời gian đi du lịch với thú cưng. Chuyến đi gần nhất kéo dài 12 ngày tại Đà Nẵng - Hội An với mức chi 30 triệu đồng.

Cách chăm thú cưng kỹ lưỡng của Minh Hà từng vấp phải nhiều ý kiến phản đối, từ cả người thân và đồng nghiệp. Bố mẹ Minh Hà từng “rất không hài lòng” về việc cô dành quá nhiều thời gian chăm chó.

“Ban đầu, tôi cũng ấm ức, ra sức tranh luận và bảo vệ quan điểm. Nhưng lâu dần, tôi thấy mình không cần nói nhiều, cứ làm điều mình thấy hạnh phúc là được”, cô kể.

Đến nay, nhiều người quen đã thay đổi cách nhìn. Bố mẹ cô yêu thương Xe Đạp, đưa đi chơi cùng gia đình hoặc mua thêm đồ ăn vặt cho “đứa cháu 4 chân”. Sếp của cô, người từng phản đối gay gắt chuyện nhân viên yêu chiều thú cưng, lại mừng tuổi cho chú chó mỗi dịp Tết.

Minh Hà gửi chú chó của mình tới "nhà trẻ" mỗi sáng trước khi đi làm.

Chăm "hoàng thượng" A-Z

Với Bảo Ngọc (26 tuổi, TP.HCM), vấn đề lớn nhất khi nuôi 3 em mèo Tây trong độ tuổi 9 tháng-1,5 năm là cần chăm sóc lông và chú ý đến dinh dưỡng để “các em” đạt đúng size, vóc dáng đẹp.

Khẩu phần hàng ngày được chia ra làm 3 bữa pate và 1 bữa hạt. Với hạt, Ngọc quan tâm đến kích thước, lượng đạm trong thành phần, còn với pate, cô mua đa dạng nhiều vị khác nhau để mèo không bị kén ăn. Thêm vào đó, Ngọc đều đặn mua thịt bò tươi nhiều lần trong tháng.

“Cả ba em đều được bổ sung nhiều loại vitamin, dầu cá để tăng kháng thể, giúp đẹp da và lông. Mỗi loại lại có chức năng riêng như cái tốt cho tim và mắt, cái dùng cho đường tiết niệu. Gel tiêu búi lông trong bụng, giúp mèo không bị nôn ói khi tự liếm lông cũng không thể thiếu”, Ngọc chia sẻ.

Các vật dụng vệ sinh cá nhân cho các "hoàng thượng" cũng được đầu tư kĩ, như gel đánh răng, dung dịch vệ sinh tai, móng, khăn ướt lau mặt riêng; ngoài ra có thêm máy khử mùi và máy lọc nước riêng.

“Những món phụ kiện, đồ chơi phải nói là không đếm xuể. Cả 3 đứa có đủ váy áo mặc trong một tháng mà không sợ trùng”, cô cho biết.

Trong 3 bé mèo, chú mèo tên Sấm thuộc giống mèo Ba Tư là khó nuôi nhất vì dễ gặp tình trạng nấm ngứa da và rụng lông do cơ địa. Vì vậy, Bảo Ngọc phải lưu ý tới sức khỏe Sấm kỹ hơn.

“Để phòng lây nấm, cả ba đều được tắm thảo dược mỗi lần đến spa. Sau đó là công đoạn cắt móng, tỉa lông, giúp không phần nào bị rối, gây bất tiện khi vệ sinh”, cô kể.

Bảo Ngọc chú trọng bổ sung nhiều loại vitamin cho mèo cưng mỗi ngày.

Theo Ngọc, việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản khi nuôi thú cưng không cần đầu tư quá nhiều. Nhưng nếu để chó, mèo có sức khỏe tốt, phát triển đúng với kích thước, thể chất thì có thể tốn rất nhiều chi phí.

"Khi bầu bạn với thú cưng, còn các em ấy xem chủ là gia đình duy nhất, mình xác định bản thân có trách nhiệm chăm sóc cho chúng trong điều kiện cho phép. Nuôi 3 đứa đúng là có hơi cực về khoản dọn vệ sinh và giữ nhà cửa sạch sẽ, chi phí cũng tăng lên nhưng mỗi ngày về thấy bọn nó chơi với nhau, ôm nhau ngủ lại thấy những việc đó không thành vấn đề nữa”, Ngọc khẳng định.

"Các con vật có mỗi cách bày tỏ yêu thương khác nhau mà người không nuôi sẽ không hiểu. Chỉ cần Sấm chạy lại khều một cái, hai em còn lại nhảy lên đùi đòi vuốt hay dựa vào lòng cũng đủ làm mình cảm nhận thấy tình yêu", cô nói thêm.

Thuộc lòng tính cách

Cũng nuôi 3 em mèo, ngoài việc chọn đồ ăn và cát vệ sinh đảm bảo chất lượng, Nguyễn Thanh Phương (27 tuổi, TP.HCM) còn nằm lòng sức khỏe, tính cách, sở thích, thói quen của từng bé, từ đó có cách chăm sóc phù hợp.

Chú mèo Bengal tên Đốm khoảng 6 tháng tuổi, được Phương mua về với giá 20 triệu đồng.

Ví dụ như Bảo Bối, bé mèo Anh lông ngắn thường kén ăn, phải đút, xé nhỏ thức ăn, còn Mễ Mễ, thuộc giống mèo Anh lông dài, tiêu hóa lại kém hơn, anh chỉ cho bé ăn đồ chín hoặc hạt có chứa men tiêu hóa.

Hay "em út" giống Bengal tên Đốm lại sợ đi spa bên ngoài, nên Phương ưu tiên tự tắm, sấy cho bé tại nhà.

Ngoài ra, điều Phương quan trọng là tạo cho "các con của mình" một môi trường riêng giúp chúng sống thoải mái, vui vẻ.

"Ở khu vực của tụi nhỏ, mình thường xuyên mở máy lạnh và căn chỉnh theo nhiệt độ bên ngoài để lũ mèo không bị nóng. Còn nếu những hôm trời lạnh, đèn hồng ngoại để sưởi ấm sẽ được sử dụng. Mỗi bé có một buồng ngủ riêng".

Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên của anh là chuẩn bị đồ ăn, dọn vệ sinh cho thú cưng. Đến khi tan làm về nhà, quá trình lặp lại tương tự, trước khi Phương dành thời gian cho bản thân.

Khi được hỏi về niềm vui của việc nuôi mèo, Phương chia sẻ rằng những chú mèo làm anh cảm nhận được sự ấm áp mỗi khi về nhà, giải tỏa áp lực từ công việc.

"Nuôi các bé cũng như chăm đứa trẻ, mình học được tính trách nhiệm, nhẫn nại", anh nói.

Mong muốn hiện tại của Thanh Phương là tiết kiệm đủ tiền sắm sửa máy dọn vệ sinh tự động, có giá khoảng 1.000 USD, giúp 3 em mèo thoải mái hơn và cả anh cũng bớt công sức dọn dẹp.

Hannah, người Hàn Quốc hiện sống ở TP.HCM, dành 4-5 triệu đồng/tháng “nuông chiều” hai thú cưng tên Champ và Kaiko của mình. Trong đó, cô dành phần lớn số tiền mua thực phẩm cho chú cún Champ nặng 40 kg.

Thay vì mua sản phẩm bán đại trà, Hannah tự làm đồ ăn cho thú cưng hoặc ủng hộ sản phẩm các doanh nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm, dù giá thành đắt hơn.

“Đương nhiên, tôi sẽ rất vui nếu có thể chi tiêu cho mình nhiều hơn một chút thay vì thú cưng, ví dụ như Champ ăn tới 1 kg thức ăn mỗi ngày. Thế nhưng, điều quan trọng nhất với tôi là chúng được lớn lên mạnh khỏe và hạnh phúc”, cô nói.

Hannah bắt đầu kinh doanh thực phẩm cho động vật nuôi một phần vì chính sức khỏe thú cưng của mình.

Champ và Kaiko cũng là lý do Hannah mở cửa hàng bán đồ ăn vặt home-made cho vật nuôi. Trong một lần tình cờ bẻ đôi món đồ ăn vặt của thú cưng, cô phát hiện một con bọ ở bên trong.

Kể từ đó, cô tìm hiểu và học cách tự làm thực phẩm cho vật nuôi để đảm bảo vệ sinh. Cô đăng ký một khóa học online về dinh dưỡng vật nuôi, đồng thời tìm hiểu thêm qua các bài viết, tài liệu nghiên cứu.

“Tôi cố gắng dành những điều tốt nhất cho thú cưng của mình. Nhờ đó, những con vật mà tôi coi như người nhà, có thể khỏe mạnh, ở bên cạnh tôi lâu nhất có thể”, cô chia sẻ.

Theo Zing

标签:

责任编辑:Thể thao