“Rửa tội”?ổisónglênlàngbáoơnhà cái ta88 Chưa đầy một ngày sau khi Chất lượng Việt Nhưng hành động đó có “rửa” được hết những việc làm trước đây của Báo Mới không?
Khi mà các anh em phóng viên đi quần quật ngoài đường để săn những thông tin hay, cung cấp cho bạn đọc, thì chỉ bằng những thủ thuật công nghệ, những kẻ ngồi một chỗ đã có thể đàng hoàng đưa lại tin đó trên website của mình. Đương nhiên, kèm theo đó là những “miếng bánh” béo bở từ quảng cáo, từ bán tin dịch vụ trên điện thoại di động…mà chưa chắc, những nhà báo chân chính đã được sẻ chia. Vẫn còn đó Luật Sở hữu trí tuệ, còn đó luật Báo chí…là “những thanh gươm” trị tội các “cây tầm gửi”, sống “ký sinh” bao lâu nay trên lưng những người cầm bút. Cốc mò cò xơi ! Các tờ báo điện tử khác như Vnexpress, Dantri, Vietnamnet, VTC News, Vnmedia…dự kiến sẽ tiếp tục “góp lửa” cho cuộc đấu tranh này. Xưa nay, theo đánh giá của một nhà báo ở Petrotimes, những người cầm bút cứ “ngại” đụng chạm, ngại va đập, dù quyền sở hữu trí tuệ của báo mình bị xâm hại nghiêm trọng. Nên có những kẻ ngồi nhà chỉ cần “lấy trộm” tin, hoặc xào xáo tin, là có thể ung dung hưởng thu nhập cao hơn nhiều so với những cây bút xông xáo. Bởi thế, trong cộng đồng báo chí đã nảy sinh tâm tư, tác động không nhỏ đến quá trình tác nghiệp. Vì đâu mà ngay cả những cơ quan báo chí được nhà nước bao cấp, vẫn mắc tội “phao tin, đồn nhảm”, bị xử lý nặng? Vì đâu mà “cướp giết hiếp”, “chuyện sao” vẫn tràn đầy các website trên mạng?... Vì “làm báo” như thế vừa dễ, vừa có thu nhập cao. Chứ cứ tâm huyết điều tra cả năm trời, mới có một loạt bài gây dư luận chú ý, thì chỉ cần ngồi nhà copy - dán, người ra đã có được sản phẩm báo chí đó trên trang mạng của mình. Hai cách tác nghiệp như vậy, ai sẽ nhàn và có thu nhập cao hơn? Nổi sóng lên Những người cầm bút chân chính chắc chắn luôn muốn làm báo, chứ không phải “làm tiền”. Họ không muốn những sản phẩm trên báo chí sẽ làm băng hoại đạo đức giới trẻ, làm các em sống thực dụng, ham muốn tầm thường, có cái nhìn bi quan về cuộc sống… Để làm được điều đó, trước hết phải “diệt” những “vật ký sinh” trong làng báo bao lâu nay. Ngoài Baomoi.com, còn nhiều trang tin điện tử khác giờ này vẫn đủng đỉnh với thu nhập từ quảng cáo hàng triệu đô la mỗi năm, mà không phải tốn công làm báo. Còn độc giả (đặc biệt là những người trẻ tuổi) vẫn hàng ngày vô tư truy cập những trang web đó, đọc những thông tin họ nhặt nhạnh từ khắp nơi, làm giàu cho những kẻ “tầm gửi”. Báo chí ngày xưa đã thúc giục người dân lên đường, ra chiến trận, dành độc lập cho nước nhà. Báo chí này nay đòi hỏi chính mình phải làm “cách mạng”, phải dũng cảm, lên tiếng trước những bất công với đồng nghiệp của mình. Bởi ai cũng biết, những trang tin điện tử có nhiều quảng cáo sẽ có nhiều tiền. Mà nhiều tiền thường đi đôi với nhiều “thế lực”. Nhưng chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng, các cơ quan chức năng ngày này sẽ không ai chạm tay vào những đồng tiền đó, để minh trị những hành vi trái với luật pháp. Bình Minh |