【xem kết quả c1】Café Đồng đội, chốn về của những người lính năm xưa.
作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 09:55:47 评论数:
Vẫn còn nhớ,éĐồngđộichốnvềcủanhữngngườilínhnămxưxem kết quả c1 cũng vào một ngày đông giá lạnh cách đây 3 năm, tôi cùng người bạn trai đi học ngoại ngữ buổi tối về. Đang co ro thu mình lại trốn cái gió lạnh, chợt anh hỏi tôi: “Em có muốn anh chiêu đãi một chầu ấm cúng không?” Quả thực, lúc đấy trong đầu tôi đang ước gì được ngồi trong quán trà hoa quen thuộc, nhấm nháp 1 tách trà nóng bỏng môi. Vì vậy tôi rất ngạc nhiên, thậm trí còn hơi bực mình khi thấy anh rẽ vào phố Trần Phú, kéo ghế mời tôi ngồi vào một chiếc bàn cũ kĩ kê ngay vỉa hè lạnh lẽo. Dường như biết tôi đang nghĩ gì, anh chỉ tủm tỉm cười và kêu 2 ly nước gạo rang nóng.
Nhìn sang xung quanh, ngoài mấy bạn trẻ chắc là sinh viên trường nào đó vào cùng lúc với chúng tôi, chỉ thấy rất nhiều bác lớn tuổi. Không có ít người mang quân phục với cả hàng huân huy chương. Thì ra hôm nay là kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, các bác vừa đi liên hoan về, qua đây ngồi ôn lại những kỉ niệm xưa. Cùng nhau chia sẻ biết bao gian khổ, cứ ngồi với nhau là không thể nào dứt được nhưng câu chuyện bất tận… Có lúc, các bác hồ hởi vỗ vai, trêu trọc nhau như mấy anh lính trẻ năm nào, có lúc lại thẫn thờ, trầm tư mặc tưởng khi nhớ về những người đồng chí đã không may mắn phải nằm lại chiến trường, lại có bác ngồi kể, chia sẻ khó khăn của nhưng người thương binh thời bình, phải vật lộn với chiến trường cơm áo gạo tiền để chăm lo gia đình. Không biết từ lúc nào, 2 chúng tôi và cả mấy người bạn thanh niên kia đều vô tình bị lôi cuốn vào những câu chuyện bình di mà khi nghe lại thấy ấm áp lạ. Đến lúc sực nhớ ra thì cũng đã khá muộn. Hôm đó ra về, ngồi sau xe anh, trong lòng tôi thực sự cám ơn anh đã cho tôi cảm giác ấm cúng thật mới mẻ.
Quán đồng đội là nơi gặp gỡ của những người lính năm xưa |
Nhìn vẻ bề ngoài, quán không có gì đặc biệt, thậm chí còn có vẻ tồi tàn. Chỉ vẻn vẹn quầy pha chế rộng khoảng 3m2 và vài bộ bàn ghế cũ, dường như chẳng có gì thay đổi so với 3 năm trước. 9 giờ tối, khách tới đây uống khá đông. Mà hình như tối nào cũng đông như thế. Già có, trẻ có, mà thanh niên thì cũng không thiếu. Chú Quang, 50 tuổi, chủ quán nhận ra tôi ngay vì bữa trưa tôi có qua xin gặp nhưng vì bận quá nên chú khất tới giờ này mới có thời gian tiếp chuyện.
Trong bộ quân phục màu xanh đã bạc, chú nhanh nhẹn bảo chị nhân viên đem mấy cốc gạo rang nóng ra cho chúng tôi. Chú hồ hởi kể cho chúng tôi nghe về cái quán yêu dấu của mình, mà chính xác ra là của hơn 4.000 anh em thương binh đồng đội.
“Quán này không phải của cá nhân chú đâu. Là của hơn 4.000 anh em trên đơn vị đấy. Mọi người cùng góp công sức mở ra quán này rồi cử chú ra trông thôi. Chẳng phải vì kinh doanh kinh tế gì, Đồng Đội ra đời đơn giản là một nơi để an hem tưng tham gia chiến đấu có một nơi để về, để hội chuyện ôn lại kỷ niệm xưa. Nhân viên phục vụ quán ở đây đều là vợ thương binh, con em liệt sĩ cả đấy.
Nơi này có từ năm 1996, tời giờ đã hơn chục năm rồi mà nó vẫn mộc mạc như chính cái tên của nó, Đồng Đội. Giản dị vậy nhưng lại là nơi mà không ít người biết tới. Thậm chí có người từ Casino Hải Phòng, hay từ thành phố Hồ Chí Minh tớ Hà Nội cũng ghé vào quán café của chú. Có người còn nói: “không uống ở đây thì không phải nước gạo rang”. Có lẽ chỉ ở Hà Nội và chỉ riêng mình Đồng Đội mới có một thứ nước uống đặc biệt như thế.
Nước gạo rang ở đây được chế biến khá công phu, gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Tất cả đều được làm bởi các chú trong Khu nuôi dưỡng thương binh nặng Hà Nội. Mọi người cùng góp sức làm nguyên liệu rồi chở về đây thành thứ đồ uống đặc biệt của Đồng Đội. Đặc biệt không chỉ là nguyên liệu thơm ngon mà còn bởi người làm ra thứ đồ uống này cũng hết sức đặc biệt. Đó là những người lính đã từng tham gia chiến tranh trở về thời bình, mang trong mình những tàn dư của khói bom, lửa đạn, thậm chí bỏ lại chiến trường một hay nhiều phần thân thể của mình.
“Hòa bình rồi chú cũng không nghĩ gì nhiều tới chuyện gia đình. Nghĩ mấy chuyện đó xa vời lắm. Mình mất mát quá nhiều nên cũng chẳng dám đòi hỏi ai yêu thương gì mình. Bọn chú bây giờ có khác gì những liệt sĩ sống đâu các cháu. Theo bố từ khi mới chỉ lên 8 tuổi, tham gia chiến tranh chống Mỹ hồi mới 15. Từ một cậu bé làm liên lạc rồi chuyển qua bên trinh sát. Mang về thời bình là giấy chứng nhận thương binh 95% với các vết thương khuyết sọ trán đỉnh T, còn dị vật trong sọ, động kinh tâm thần, sa sút trí tuệ, biến đổi nhân cách. Có đợt quán café của chú phải đóng cửa 2, 3 tháng vì những cơn đau hoành hành cái thân tàn. Những lúc trái nắng trời giời chú thực sự không thiết sống nữa. Nhưng nghĩ tới anh em đồng đội, nghĩ tới công sức của mọi người rồi chú lại tiếp tục”.
"Mình mất mát quá nhiều nên cũng chẳng dám hỏi ai yêu thương gì mình", chú Quang tâm sự |
Mọi người tới đây trước chủ yêu là những người đã từng tham gia chiến đâu, muốn tới đây để ôn lại kỷ niệm và để nhâm nhi lại cái thứ nước đã nuôi sống mình trong suốt những tháng này bị giặc bao vây tứ bề, nhưng tháng ngày không được một lần tiếp tế lương thực. Có người dẫn con cháu đến đây uống để nhắc nhở, rèn luyện truyền thống, tinh thần của dân tộc trong các cuộc kháng chiến. Cũng có nhiều bạn thanh niên đến đây vì thích cái không khí giản dị và những đồ uống ngon nhưng không hề đắt tiền, và cả vì tò mò về nước gạo rang của quán.
Nước gạo rang ở quán chế biến bây giờ có them nhiều đồ gia giảm, không mộc như xưa. Mà đồ uống lạnh được pha chế một loại khác hẳn loại nóng. Không chỉ đơn thuần là thả một vài viên đá vào là được. Bật mí với chúng tôi chú hồ hởi chạy vào lúi húi rồi quay lại với một cốc gạo rang lạnh và một ly đá không: “Đấy, bây giờ các cháu đổ cốc nóng các cháu đang uống vào cốc đá này rồi uống thử 2 cốc lạnh xem thế nào”. Quả là hai hương vị khác nhau hoàn toàn, vậy mà mới đầu chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản là một loại.
Từ những bông lúa non sữa, qua bàn tay lao động của những người thương binh nặng này mà làm nên Đồng Đội. Người tới đây uống nước không chỉ đơn giản là làm mấy ly café hay nước gạo rang mà là để thưởng thức, để cảm nhận tình đồng chí đồng đội của những con người một thời xông pha nơi lửa đạn, khói bom.
Không hiểu sao, chia tay chú Quang về nhà, tôi thực sự cảm thấy khó mà có thể diễn tả hết chỉ vài dòng, nhưng cảm xúc về quán nhỏ đơn xơ mà chẳng hề đơn giản này. Có lẽ chỉ dành viết vài dòng sơ lược để giới thiệu, còn để mọi người tự cảm nhận
Lai Nguyễn