游客发表

【soi kèo rennes】Điều chỉnh chỉ tiêu GDP để chủ động trong điều hành

发帖时间:2025-01-25 15:47:24

Covid-19 tác động không nhỏ tới nhiều ngành kinh tế,ĐiềuchỉnhchỉtiêuGDPđểchủđộngtrongđiềuhàsoi kèo rennes hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tiêu dùngtrong nước.

Có thể xây dựng thêm kịch bản thứ ba

Trong khuôn khổ Phiên họp thứ 45, cuối tuần qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo Tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở giả định về diễn biến của Covid-19 và một số yếu tố khác, Chính phủ đã xây dựng hai kịch bản dự kiến về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020.

Kịch bản 1: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế, kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tưquan trọng của Việt Nam cơ bản khống chế, kiểm soát dịch trong quý III/2020. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự kiến tăng khoảng 4,4 - 5,2% so với năm 2019 (thấp hơn 1,6 - 2,4 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra).

Kịch bản 2: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế, kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam cơ bản khống chế, kiểm soát dịch trong quý IV/2020. Theo đó, GDP dự kiến tăng khoảng 3,6 - 4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4 - 3,2 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra).

Sau thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ có thể xây dựng thêm một kịch bản thứ ba với dự báo xấu nhất để từ đó có những giải pháp thích ứng.

Đó là làn sóng thứ hai của Covid-19 có khả năng quay lại vào mùa thu đông năm 2020 và thế giới chưa thể dập dịch trong năm nay. Vì chưa có vắc-xin, nên Covid-19 còn có thể kéo dài đến năm 2021, kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo đó, tăng trưởng chỉ có thể đạt mức 3%, kéo theo thách thức trong việc hoàn thành các chỉ tiêu vĩ mô và các cân đối lớn, nhất là hụt thu ngân sách, bội chi ngân sách, nợ công sẽ ở mức cao hơn so với kịch bản 1 và kịch bản 2 mà Chính phủ đã nêu.

Điều chỉnh khi được cho phép

Cùng với 2 kịch bản, Chính phủ cho rằng, yêu cầu điều chỉnh mục tiêu của năm 2020 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế khách quan.

Dự kiến, những chỉ tiêu cần điều chỉnh là: GDP tăng khoảng 4,5% (chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,8%); tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2020 khoảng 4% (Quốc hội quyết định là dưới 4%); tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4% (chỉ tiêu được Quốc hội quyết khoảng 7%); tổng thu ngân sách nhà nước giảm 163.000 tỷ đồng so với dự toán được giao.

Chính phủ cũng dự kiến, bội chi ngân sách nhà nước bằng khoảng 4,75% GDP (tăng 1,31% so với mục tiêu đề ra), tỷ lệ nợ công bằng khoảng 55,5% GDP (tăng 3,2% so với mức đã được quyết định).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, vừa rồi, Nghị quyết Trung ương nêu rõ: phấn đấu nỗ lực để thực hiện đạt mức cao nhất. Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, nếu đặt vấn đề điều chỉnh, thì phải làm lại quy trình, xin ý kiến cấp có thẩm quyền, trong khi chỉ mấy ngày nữa, Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 9.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo, Chính phủ chưa đặt vấn đề trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu, mà đang dự báo các kịch bản khác nhau và dự kiến điều chỉnh GDP tăng ở mức khoảng 4,5% để chủ động trong điều hành.

“Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị Đề án về chủ động ứng phó với dịch bệnh và phục hồi nền kinh tế trong tình hình mới, trong đó có cả dự báo tình hình cũng như dự kiến về kịch bản đang xin điều chỉnh. Dựa trên chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ sẽ trình Quốc hội nếu Bộ Chính trị cho phép”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Sốt ruột giải ngân đầu tư công

Trước khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính- Ngân sách và Ủy ban Kinh tế. Cả hai ủy ban đều sốt ruột với tiến độ giải ngân vốn đầu tư công quá chậm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận, tồn tại lớn trong điều hành năm 2019 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước vẫn chậm, cả năm đạt khoảng 70,8% dự toán, còn khoảng  128.960 tỷ đồng vốn chưa giải ngân phải chuyển nguồn sang năm 2020.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng sốt ruột. Ông nói: “Những dự ánlớn đã có nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, đã phê duyệt rồi, nhưng đến bây giờ rất chậm. Ví dụ, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay quốc tế Long Thành đã tách ra thành hai dự án, nhưng giải ngân vẫn chưa đến 10% vốn đầu tư công. Rồi bao nhiêu công trình, dự án khác như đường sắt TP.HCM, đường sắt Hà Nội...”.

Về nguyên nhân chậm trễ, có ý kiến cho rằng, do quy định bất cập của pháp luật, không có quy định điều chỉnh vốn giữa các dự án, các bộ, các tỉnh, nhưng Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, việc chậm trễ không phải do luật, vì vừa qua, Thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh vốn từ bộ này sang bộ kia, tỉnh này qua tỉnh khác, dự án này qua dự án khác trên cơ sở đề nghị của các bộ.

“Tôi nghĩ, do tổ chức thực hiện hiện nay rất có vấn đề, chưa đồng bộ, chưa quyết liệt, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau để có thể cùng nhau tháo gỡ những nút thắt và đẩy nhanh tiến độ”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định.

Để làm rõ thêm, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích, trong lúc đặt mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân và Quốc hội đang chuẩn bị thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), thì có dự án dù đã có nhà đầu tư, đã phê duyệt đấu thầusơ tuyển, rồi lại chuyển sang đầu tư công.

“Tại sao chúng ta không dùng tiền đầu tư công đó để đầu tư những dự án khác có thể phát huy được hiệu quả. Ví dụ, hai đường băng ở Tân Sân Nhất và Nội Bài mà Thường vụ đã đề cập rất kỹ cần phải sửa chữa, nâng cấp. Trong điều kiện dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề, thì tại sao không dùng vốn đầu tư công để làm nhanh việc đó, hay những dự án đường sắt đã có, đang dang dở, bây giờ tập trung vốn vào cho xong”, ông Lưu nêu vấn đề.

Tại Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, liên quan đến tình hình Biển Đông, theo Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy, thời gian gần đây, Trung Quốc mạnh tay hơn và hành xử áp đặt rõ ràng hơn, đặc biệt là đã lập đơn vị hành chính, quân sự hóa biển đảo. Ông Túy cho rằng, phải có kịch bản ứng phó với vấn đề này, nếu không, sẽ tác động rất lớn đến tính hình phát triển kinh tế chung của đất nước.

Về điều hành kinh tế trong 4 tháng đầu năm, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận xét, cần phải rút kinh nghiệm về việc điều hành xuất khẩu gạo tham mưu không tập trung thống nhất. Cụ thể, Chính phủ vừa thông báo ngừng xuất khẩu gạo, nhưng 2 ngày sau thì thông báo cho xuất khẩu lại và 1 tuần sau “mở tung” xuất khẩu gạo. Điều này cho thấy, công tác điều hành liên quan đến việc xuất khẩu gạo của các bộ, ngành liên quan chưa được chuẩn xác.

    热门排行

    友情链接