Điểm sáng trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vữngNgân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ,ânhàngChínhsáchxãhộiXứngdanhAnhhùngLaođộngthờikỳđổimớtrực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo để thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao năm 2002 (chương trình: hộ nghèo, học sinh, sinh viên và giải quyết việc làm), đến nay NHCSXH đang triển khai trên 20 chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ và một số dự án cho vay. Tính đến ngày 20/2/2022, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 266.942 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 251.893 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,7%/tổng dư nợ, với gần 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn,... Những ngày đầu thành lập, hoạt động NHCSXH có nhiều khó khăn, từ nguồn lực, cơ sở vật chất đến công nghệ, các sản phẩm dịch vụ đơn điệu… NHCSXH đã đề xuất, triển khai nhiều giải pháp tăng trưởng nguồn vốn, từng bước huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình giảm nghèo và công tác an sinh - xã hội. Đến năm 2010, NHCSXH đã cho vay tới 18 chương trình tín dụng phủ kín nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn, điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế. Bước vào giai đoạn 2011 - 2020 những thách thức mới cho công cuộc giảm nghèo Việt Nam đòi hỏi tín dụng chính sách phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa để hiện thực hóa mục tiêu mà “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. Đây cũng là giai đoạn NHCSXH thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ hoạt động hiệu quả của NHCSXH, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đây là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020. Từ đây mở ra thời kỳ mới cho hoạt động của NHCSXH, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động tiếp tục được hoàn thiện, năng lực hoạt động ngày càng được nâng cao, nguồn vốn ngân sách dành cho hoạt động tín dụng chính sách ngày được quan tâm, năm 2017 lần đầu tiên NHCSXH được bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, bố trí vốn ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Hoạt động của NHCSXH không chỉ là “điểm sáng” trong thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững, mà góp phần quan trọng thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Những thành quả hoạt động của NHCSXH được thực hiện trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân đánh giá cao, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới năm 2020. Hỗ trợ hiệu quả người lao động nghèo trong mùa dịchTrong bối cảnh đại dịch Covid-19, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021, của Thủ tướng Chính phủ, đến 20/2/2022 toàn hệ thống NHCSXH đã giải ngân được 3.980 tỷ đồng (đạt 52,9% tổng kinh phí dự kiến cho vay theo Nghị quyết số 68/NQ-CP) với 3.149 lượt người sử dụng lao động vay để trả lương cho 1.019 nghìn lượt người lao động tại 63 tỉnh, thành phố, góp phần đảm bảo an sinh - xã hội, duy trì sản xuất tạo đà phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới. Đây là kết quả của quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ủy NHCSXH trung ương trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của NHCSXH. Với nhiệm vụ chính trị trên, NHCSXH không để người sử dụng lao động có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn không tiếp cận được nguồn vốn từ chính sách của Chính phủ. Đặc biệt, tinh thần “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” của hơn 10.000 cán bộ phủ rộng gần 11.000 điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND cấp xã trong toàn quốc, cùng với mối quan hệ bền chặt giữa NHCSXH với cả hệ thống chính trị đã trở thành điểm tựa để NHCSXH nhanh chóng đưa chính sách vào cuộc sống một cách kịp thời nhất. Tiếp bước trên chặng đường mới, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 chưa thể kết thúc sớm, tác động tiêu cực có thể kéo dài. NHCSXH định hướng phát triển thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời, duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần. Các mục tiêu, định hướng, giải pháp sẽ được thiết kế và xây dựng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và phù hợp với thực tiễn hoạt động của NHCSXH trong những năm vừa qua, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
|