【bongdso】Vay hơn 30.500 tỷ đồng vốn ODA làm metro qua Hồ Gươm và Dự án “đội” phí bồi thường 400 tỷ đồng

  发布时间:2025-01-12 12:16:57   作者:玩站小弟   我要评论
Dự ánLàng đại học Đà Nẵng: “Đội” phí bồi thường từ hơn 800 t bongdso。

Dự ánLàng đại học Đà Nẵng: “Đội” phí bồi thường từ hơn 800 tỷ đồng lên hơn 1.200 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa có văn bản số 302/BC-UBND gửi HĐND TP tại kỳ họp cuối năm 2019 (dự kiến diễn ra từ ngày 10 – 12/12) báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tưcông năm 2019 và Kế hoạch đầu tư công năm 2020. Trong đó có cập nhật tình hình mới nhất về dự án Làng Đại học (ĐH) Đà Nẵng (nay là dự án Khu đô thị ĐH Đà Nẵng).

Trong đó,độibongdso có báo cáo nội dung: gần đây nhất, Thủ tướng Chính đã đồng ý với đề xuất của Bộ KH-ĐT tại Công văn 7865/BKHĐT-TH ngày 25/10/2019 về việc bố trí 1.000 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn của cả nước giai đoạn 2016 – 2020 để triển khai thực hiện dự án Khu đô thị ĐH Đà Nẵng.

Nội dung này được trích từ Công văn 10344/VPCP-KTTH ngày 12/11/2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phương án dự kiến phân bổ dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạ 2016 – 2020. Trước mắt, dự kiến kế hoạch năm 2020 Chính phủ sẽ bố trí 500 tỉ đồng cho dự án Khu đô thị ĐH Đà Nẵng.

Về dự án này, theo ông Trần Phước Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, dự án Làng Đại học Đà Nẵng thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Hiện, phần đất quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được hoàn thành giải phóng mặt bằng là 38,95ha (gồm 25,4ha phục vụ các Dự án đầu tư xây dựng của ĐHĐN và 13,55ha đất đã được thành phố Đà Nẵng giao cho Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông). Diện tích đất còn lại chưa được giải phóng mặt bằng là 71,05ha.

Khái toán tổng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho diện tích 71,05 ha còn lại thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng được lập căn cứ theo mặt bằng giá đất năm 2019 của thành phố Đà Nẵng là 1.201 tỷ đồng (tăng khoảng 40% so với tổng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tính theo mặt bằng giá đất năm 2017 đã được báo cáo là 815,7 tỷ đồng). Ngoài ra, chi phí đầu tư khu tái định cư khu vực thành phố Đà Nẵng dự kiến khoảng 250 tỷ đồng (UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tái định cư phục vụ giải tỏa Dự án ĐHĐN và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư).

Dự án xây dựng ĐHĐN có quy mô lớn, nằm trên hai địa phương nên việc lập dự án, triển khai các thủ tục đầu tư, giải tỏa đền bù, tái định cư, xây dựng các công trình khá phức tạp nên UBND thành phố Đà Nẵng xin đề xuất chia thành các Tiểu dự án như: Tiểu Dự án tái định cư, Tiểu dự án đền bù giải phóng mặt bằng, Tiểu dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu theo phân kỳ đầu tư…

“Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư dự án tái định cư (trên địa bàn mỗi địa phương) để triển khai xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải tỏa Dự án xây dựng ĐHĐN tại Hòa Quý - Điện Ngọc, trước mắt là để kịp thời thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và đáp ứng nhu cầu tái định cư cho số hộ cần di dời thuộc phạm vi giải tỏa của Dự án trong giai đoạn 2018-2020 (thực tế trước đây, thành phố Đà Nẵng đã từng đầu tư xây dựng khu tái định cư để hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho ĐHĐN triển khai Dự án xây dựng ĐHĐN giai đoạn II)”- UBND TP Đà Nẵng đề xuất.

Đồng thời, Đà Nẵng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao thành phố tự ứng trước kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư các khu tái định cư; chuyển giao cơ sở vật chất của một số đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng sau khi di dời cho thành phố Đà Nẵng (tương đương với số kinh phí ngân sách địa phương ứng trước đầu tư các khu tái định cư).

Làng ĐH Đà Nẵng (Bộ GD-ĐT) được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ tháng 12/1997; quy mô đào tạo khoảng 30.000 sinh viên mỗi năm. Tháng 1/2019, dự án Khu đô thị ĐH Đà Nẵng được Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo tại Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hướng đến là một trong các trung tâm đào tạo, nghiên cứu uy tín trong nước và khu vực theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 542/TB-VPCP ngày 22/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Đà Nẵng.

Ngày 25/02/2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Quyết định 227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng ĐH Đà Nẵng, tỉ lệ 1/2000” với quy mô khoảng 286,5ha, gồm 96,5ha thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng và 190ha thuộc phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Quyết định nêu rõ, đây là khu chức năng đặc thù, là trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia và quốc tế. Quy hoạch ĐH Đà Nẵng theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh, sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp xu hướng công nghệ 4.0.  Tổng quy mô phục vụ đến năm 2035 là 66.000 người gồm 60.000 sinh viên và khoảng 6.000 giảng viên, cán bộ.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chấp thuận đầu tư 4 dự án FDI mới trong tháng 11

Số liệu trên được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo gửi ông Nguyễn Thành Long, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh với nội dung đánh giá tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh tháng 11 và 11 tháng năm 2019.

Cụ thể, trong tháng 11 năm 2019, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 27 triệu USD; 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm 11,06 triệu USD.

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút 40 dự án FDI trong 11 tháng/2019.

11 tháng năm 2019,  Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút mới 40 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 491,4 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn cho 30 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 449,56 triệu USD; chấm dứt hoạt động và thu hồi trước thời hạn 13 dự án với tổng vốn đầu tư 344,3 triệu USD.

Về đầu tư trong nước, trong tháng 11/2019, Bà Rịa - Vũng Tàu đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 3 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.344 tỷ đồng; lũy kế 11 tháng có 53 dự án được chấp thuận với tổng vốn đăng ký 12.279 tỷ đồng, 8 dự án tăng vốn đầu tư với vốn tăng thêm 1.633 tỷ đồng và 2 dự án giảm vốn đầu tư với số vốn giảm 66,4 tỷ đồng; chấm dứt hoạt động 22 dự án và 1 chủ trương đầu tư.

Các hoạt động văn hóa và thể thao, thông tin và truyền thông, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ... đều triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ được giao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra vụ việc phức tạp.

Cũng theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm, hầu hết chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tháng 11 ước tăng 10,47%, lũy kế 11 tháng ước tăng 9,02%; giá trị sản xuất nông nghiệp tháng 11 ước tăng 3,49%, lũy kế 11 tháng tăng 3,45%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 11 ước tăng 13,38%, lũy kế 11 tháng tăng 14,07%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 trên địa bàn tỉnh tăng 1% so với tháng trước và tăng 2,65% so với tháng cùng kỳ; Chỉ số giá bình quân 11 tháng đầu năm tăng 1,64% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 11 ước tăng 7,06%.

Kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí tháng 11 ước tăng 63,76%, lũy kế 11 tháng ước tăng 14,1%; kim ngạch nhập khẩu tháng 11 ước tăng 45,73%, lũy kế 11 tháng ước tăng 12,94%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 11 tháng ước đạt 106,86% dự toán, bằng 106,27% so cùng kỳ; tổng chi ngân sách trên địa bàn 11 tháng ước đạt 69,4% dự toán, bằng 102,94% so cùng kỳ.

Khởi sắc trong thu hút đầu tư vào Cần Thơ

Tiếp nối nguồn vốn đầu tư đổ về kể từ sau hội nghị xúc tiến đầu tư được tổ chức vào tháng 8/2018, từ đầu năm đến nay, Cần Thơ đón thêm nhiều dự án đầu tư có quy mô vốn lớn.

Theo báo cáo của UBND TP. Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, Thành phố đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 18 dự án trong nước, với tổng vốn đăng ký trên 25.046 tỷ đồng và 9 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 65,28 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ có tổng số 103 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký trên 63.324,76 tỷ đồng và 86 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký trên 748 triệu USD.

TP. Cần Thơ chào đón thêm nhiều dự án đầu tư quy mô vốn hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh: Hữu Phúc

Tình hình phát triển doanh nghiệpcủa TP. Cần Thơ cũng có chuyển biến tích cực. Ước năm 2019, Thành phố cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.500 doanh nghiệp các loại hình, với tổng vốn đăng ký 11.500 tỷ đồng, tăng 7,37% về số doanh nghiệp và tăng 46,98% vốn đăng ký so năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động lên khoảng 10.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 26% doanh nghiệp cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự khởi sắc trong thu hút đầu tư vào TP. Cần Thơ trong thời gian gần đây là kết quả từ những nỗ lực của lãnh đạo Thành phố và các sở, ngành trong việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư của địa phương đến đông đảo cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đồng Nai giải ngân vốn đầu tư công chậm

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, đến hết tháng 10-2019, giải ngân vốn ngân sách tỉnh đạt 57,4% kế hoạch và cấp huyện 69,4%. Trong đó, có nhiều dự án phải trả lại vốn vì triển khai chậm. Nhiều địa phương khó giải ngân hết số vốn tỉnh đã bố trí.

Dù UBND tỉnh liên tục đốc thúc các địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn nhằm đẩy nhanh việc giải ngân cho các dự án, công trình đầu tư bằng nguồn vôn ngân sách nhà nước. Thế nhưng, các dự án bị vướng ở nhiều khâu như giải phóng mặt bằng, hồ sơ phải điều chỉnh cho phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quá trình thực hiện công trình phát sinh một số điểm phải điều chỉnh lại thiết kế, đơn vị trúng thầu năng lực yếu triển khai chậm... Tuy nhiên, khâu bị ách lại nhiều nhất dẫn đến giải ngân chậm vẫn là giải phóng mặt bằng.

Dự án Gia cố bờ kè sông Đồng Nai triển khai kéo dài nên chậm giải ngân vốn. Ảnh H. Giang

Ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết: “Năm 2019, vốn đầu tư công của tỉnh gần 19 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương gần 7,3 ngàn tỷ đồng, còn lại gần 11,5 ngàn tỷ đồng Chính phủ bố trí cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đến cuối tháng 10-2019, giải ngân vốn cho dự án Cảng hàng không mới được hơn 233 tỷ đồng, đạt hơn 2% kế hoạch vì vướng các chính sách từ trung ương”.

Giải ngân vốn đầu tư công muốn nhanh thì các bước trong dự án phải được khơi thông và thực hiện đúng tiến độ. Gần 2 năm trở lại đây, giá đất ở Đồng Nai khá cao khiến các dự án gặp khó trong công tác bồi thường vì người dân không đồng thuận, chần chừ chưa giao đất. Nhà đầu tư thiếu đất sạch thì không thể triển khai dự án và vốn tỉnh đã bố trí cho các dự án trong năm 2019 khó giải ngân kịp tiến độ.

Bà Nguyễn Ngọc Liên, Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa cho biết: “Giải ngân nguồn vốn đầu tư công của Biên Hòa khả năng đến hết năm chỉ đạt hơn 90% kế hoạch. Lý do nhiều dự án đang bị ách lại ở khâu giải phóng mặt bằng”. Các địa phương khác như: TP.Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành...khó giải ngân hết nguồn vốn đã bố trí.

Giải ngân vốn đầu tư công là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của tỉnh. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thì giải ngân vốn đầu tư công chậm đồng nghĩa việc nhiều dự án kéo dài tiến độ thực hiện, như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và tỉnh. Trong đó, phần lớn là những dự án về hạ tầng giao thông, cấp thoát nước cho các khu đô thị.

Ông Hùng cho hay: “Tỉnh đã cho rà soát lại các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phát hiện 3 điểm “nghẽn” lớn khiến các dự án thực hiện chậm, giải ngân vốn được ít là bồi thường giải phóng mặt bằng, thủ tục thi công mất khá nhiều thời gian, thiếu tái định cư để di dời người dân bị thu hồi đất”. Đặc biệt là TP.Biên Hòa nơi có nhiều dự án trọng điểm của tỉnh, địa phương lại đang thiếu quỹ đất để làm tái định cư. Do đó, nhiều dự án ở TP.Biên Hòa kéo dài nhiều năm không thực hiện được.

Dự án cao tốc Bắc – Nam được Chính phủ bố trí 470 tỷ đồng nhưng đến nay, Bộ Giao thông vận tải giải ngân được rất ít do vướng mặt bằng. Đường cao tốc này đi qua 3 địa phương của Đồng Nai là huyện Xuân Lộc, TP.Long Khánh và huyện Thống Nhất. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương trên hoàn thành việc thống kê đầy đủ đất đai phải thu hồi và nguồn vốn cần để đề xuất bố trí cho Đồng Nai.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường đánh giá, TP.Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch giải ngân vốn đầu tư công chậm đều do bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vì thế, ngoài tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường thì Kho bạc Nhà nước Đồng Nai cũng phải rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để giải ngân vốn cho các dự án, công trình. Như vậy sẽ tránh được công trình thì thừa vốn không dùng được, song lại có công trình thiếu vốn để triển khai.

“Đi công trường” để thúc đầu tư công

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc năm kế hoạch 2019, nhưng giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm trễ. Sốt ruột, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải “đi công trường, đi kiểm tra, tháo gỡ”.

Một thông tin quan trọng vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, đó là giải ngân vốn đầu tư công dù đã có chuyển biến, song chưa thực rõ nét và “vẫn chậm hơn” so với cùng kỳ năm 2018.

Thủ tướng đã yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, làm sao đạt mức cao nhất trong tháng 12 này. Trong ảnh: Đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) kéo dài vừa được đưa vào sử dụng. Ảnh: Đức Thanh

Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong 11 tháng qua ước mới đạt hơn 231.600 tỷ đồng, bằng 58,16% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 53,96% dự toán năm. Con số này thậm chí còn thấp hơn mức đạt được của cùng kỳ năm 2018 (đạt 65,54% kế hoạch giao và bằng 64,27% dự toán năm), năm được cho là cũng “khá chậm trễ” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Điều đáng nói là, ngoại trừ giải ngân vốn trong nước đạt kha khá, đạt 61,82% kế hoạch, giải ngân vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài rất thấp, tương ứng chỉ đạt 33,17% và 30,89% kế hoạch.

Tất nhiên, nếu so sánh giữa giá trị thực hiện và giá trị vốn giải ngân, thì vẫn còn khoảng 67.700 tỷ đồng giá trị khối lượng thực hiện chưa làm thủ tục thanh toán. Song báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận: “Cả tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 11 tháng đầu năm 2019 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018, nhất là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài”.

Điều này khiến Thủ tướng Chính phủ sốt ruột. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thủ tướng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần giải quyết ngay. Một trong số đó là giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm trên thực tế đã diễn ra từ nhiều năm nay và năm nay, tình trạng lại tiếp diễn. Dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm cả việc trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công, song như một điểm nghẽn của nền kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công chưa có nhiều biến chuyển.

Vấn đề nằm ở chỗ, trong khi một số bộ, ngành và địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 80-90% kế hoạch, như Ngân hàngPhát triển Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên…, thì cũng còn nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp.

Danh sách các bộ, ngành, địa phương giải ngân thấp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ, gồm Bộ Ngoại giao (5,62%), Bộ Y tế (26,7%), Bộ Tư pháp (26,3%), Ngân hàng Nhà nước (9,29%), Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (11,17%), Đồng Nai (27,67%)…

Sự chênh lệch lớn trong tỷ lệ giải ngân đã nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ chỉ ra là “có nguyên nhân chủ quan”, bởi không thể cùng thể chế, chính sách, có nơi giải ngân cao, có nơi giải ngân rất thấp.

Nền kinh tế đã đi qua gần hết chặng đường của năm 2019. Tới thời điểm này, gần như chắc chắn có thể khẳng định, tăng trưởng GDP của cả nước sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra (6,8%). 11 chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác cũng vậy. Tuy nhiên, chỉ đạo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thủ tướng vẫn lưu ý, các cấp, các ngành không được chủ quan, mà phải tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thành “trọn vẹn” các mục tiêu đề ra, phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch 2019 ở tất cả các lĩnh vực, ngành, địa phương.

“Địa phương nào chưa hoàn thành tốt thì phải thúc đẩy để hoàn thành tốt, để tăng trưởng năm 2019 không chỉ 6,8% - ngưỡng trên được Quốc hội giao, mà phấn đấu đạt 7%”, Thủ tướng chỉ đạo.

Và để làm được điều đó, Thủ tướng đã yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, làm sao đạt mức cao nhất trong tháng 12 này. “Các đồng chí phải đi công trường, đi kiểm tra, tháo gỡ”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải làm sao để không xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và  Đầu tư, Bộ Tài chínhrà soát việc phân bổ vốn đầu tư, tránh tình trạng để dư nguồn, không phân bổ hết khá lớn như hiện nay.

Chỉ đạo này có lẽ không chỉ có ý nghĩa trong tháng cuối của năm 2019, mà còn cho cả năm 2020, trong bối cảnh năm mới sắp bắt đầu và Nghị quyết số 01 để thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 đang được dự thảo.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Cuối tháng 10, Thủ tướng đã có Nghị quyết số 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019. Các biện pháp cắt, điều chuyển vốn đầu tư từ các bộ ngành, địa phương, dự án chậm triển khai cũng đã được mạnh tay thực hiện.

Với các giải pháp này, theo ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tình hình giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

“Từ ngày 1/1/2020, Luật Đầu tư công sửa đổi có hiệu lực, nên việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện hơn. Năm 2020 là năm chuyển tiếp giữa luật cũ và luật mới, việc cải thiện có thể chưa rõ nét, nhưng hy vọng từ năm 2021, việc đẩy nhanh tiến độ giao kế hoạch vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu đầu tư công sẽ tích cực hơn nhiều”, ông Phương nhấn mạnh.

6,79 tỷ USD vốn FDI đổ bộ vào TP.HCM

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, trong vòng 11 tháng năm 2019, Thành phố đã thu hút được 6,79 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể, về thu hút FDI, trong 11 tháng, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được 6,79 tỷ USD. Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 1.182 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 1,07 tỷ USD, tăng 23,2% số dự án cấp mới và tăng 46,5% vốn đầu tư so với cùng kỳ.

Về thu hút đầu tư trong nước, tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 888.469 tỷ đồng, bằng 98,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Thành phố có 40.439 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 599.037 tỷ đồng, tăng 2,2% số lượng doanh nghiệp và tăng 22,5% về vốn đăng ký so cùng kỳ; có 121.901 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, tăng 6,7% số lượt doanh nghiệp.

TP.HCM thu 6,79 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng.

Báo cáo cũng nêu rõ, trong 11 tháng năm 2019, các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tiếp tục được triển khai hiệu quả, tạo điều kiện góp phần thúc đẩy tình hình đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cụ thể, Thành phố đã tổ chức có hiệu quả nhiều chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước thông qua các sự kiện hội chợ - triển lãm thương mại và đầu tư, khảo sát thị trường; tổ chức các chương trình kết nối doanh nghiệp; các hội nghị xúc tiến mời gọi đầu tư vào Thành phố góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị phần sang các tỉnh, thành lân cận và cả nước.

Đồng thời, cổng thông tin điện tử thương mại và đầu tư đã cập nhật 120 bản tin tiếng việt và 185 bản tin tiếng Anh về ngành hàng, thị trường xuất khẩu, các thông tin về dự án và môi trường đầu tư.

Phú Yên: Xem xét bổ sung 6 dự án vào danh mục các dự án lớn

UBND tỉnh Phú Yên đang trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét bổ sung 6 dự án vào danh mục các dự án lớn, dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng.

Dự án kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn từ cầu Đà Rằng mới đến cầu Đà Rằng cũ.

Các dự án cụ thể gồm: dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn từ cầu Đà Rằng mới đến cầu Đà Rằng cũ, với quy mô xây dựng kè bảo vệ bờ kết hợp với đường giao thông dài khoảng 2.248 m, nạo nét lòng sông và đầu tư hạ tầng đô thị khoảng 57,3 ha; tổng mức đầu tư khoảng 816 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh; thời gian thi công từ năm 2018-2020.

Dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua thôn Vĩnh Phú đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư, với quy mô xây dựng kè chống sạt lở bờ tả sông Ba dài khoảng 3.200 m và kết hợp phát triển hạ tầng đô thị với diện tích khoảng 90 ha; tổng mức đầu tư 1.440 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh; tiến độ thực hiện từ năm 2019-2023.

Dự án Nút giao thông khác mức đường số 2 Khu đô thị Nam TP Tuy Hòa - đường Nguyễn Văn Linh có quy mô đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức liên thông đảm bảo 4 làn xe cơ giới; tổng mức đầu tư khoảng 556 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện từ năm 2018-2020.

Dự án Nút giao thông khác mức đường Hùng Vương - quốc lộ 1 có quy mô đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức liên thông đảm bảo 4 làn xe cơ giới; tổng mức đầu tư khoảng 753 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, tiến độ thực hiện từ năm 2018-2022.

Dự án Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh với quy mô đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị trên diện tích khoảng 5,2 ha; tổng mức đầu tư 212,2 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh; tiến độ thực hiện từ năm 2018-2022.

Dự án đường Trần Phú nối dài và hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 1) với quy mô đầu tư xây dựng đường Trần Phú nối dài đến tuyến tránh quốc lộ 1 khoảng 2,33 km và hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 1) với diện tích khoảng 36 ha; tổng mức đầu tư 864,4 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh; tiến độ thực hiện từ năm 2019-2023.

Theo UBND tỉnh Phú Yên, trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 15 dự án thuộc danh mục các dự án lớn, dự án quan trọng. Trong đó, 8 dự án có vốn đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư với 35.765 tỷ đồng và 7 dự án sử dụng vốn nhà nước với 7.645 tỷ đồng.

HĐND TP Hà Nội đồng ý vay hơn 30.500 tỷ đồng vốn ODA làm metro qua Hồ Gươm

Chiều 3/12, Ban kinh tế Ngân sách đã trình HĐND TP báo cáo thẩm tra về đề xuất đưa Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương.

HĐND đồng ý để Hà Nội vay hơn 30.500 tỷ đồng vốn ODA làm tuyến metro số 2 qua Hồ Gươm.

Trước đó, UBND Hà Nội đã có tờ trình gửi HĐND TP về việc đưa dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương.

Theo UBND TP. Hà Nội, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 195.365 triệu yên (khoảng 35.679 tỷ đồng), thời gian thực hiện dự kiến chủ yếu trong trong giai đoạn 2021-2025.

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn ODA dự kiến 167.226 triệu yên (khoảng 30.572 tỷ đồng; chiếm 85,6% tổng mức đầu tư); Vốn đối ứng từ ngân sách TP. Hà Nội là 5.107 tỷ đồng, tương đương 28.139 triệu yên (chiếm 14,4% tổng mức đầu tư).

Theo UBND TP. Hà Nội, việc sử dụng ODA và vay ưu đãi để đầu tư là phù hợp do nguồn vốn này có thời gian ân hạn 10 năm, thời gian hoàn trả 30 năm, lãi suất vốn vay thấp hơn (0,1-0,2% mỗi năm) so với huy động từ trái phiếu (khoảng 7-10%).

Về phương án trả nợ, UBND Hà Nội cho biết trong giai đoạn 2021-2025, tổng số nợ phải trả là 0 đồng do đang trong thời gian ân hạn. Các nguồn vay và trả nợ gốc trong giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo sẽ được cân đối để đảm bảo dự án không làm tổng dư nợ vay của TP vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương.

Hà Nội khẳng định các phương án vay vốn và trả nợ sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn tiếp theo sau khi dự án được phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và các hiệp định vay vốn được ký chính thức.

Với đề xuất này của UBND TP, đại diện Ban kinh tế ngân sách HĐND TP cho biết, trong điều kiện cân đối các nguồn lực của thành phố hiện nay, việc sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài cho Dự án không vượt quá hạn mức vay nợ của thành phố. Khả năng cân đối ngân sách thành phố để đáp ứng nhu cầu vốn đối ứng cho dự án phù hợp với dự kiến kế hoạch tài chính trung hạn của thành phố giai đoạn 2021 - 2015.

Đồng thời, đề nghị UBND TP dự kiến các khoản vay và trả nợ chi tiết theo từng năm để tính toán vào tổng hạn mức vay hàng năm và cân đối nguồn lực của thành phố. Sau đó trình HĐND TP quyết nghị phương án vay và trả nợ chi tiết theo quy định của Luật quản lý nợ công.

Dự án điện khí Bạc Liêu: Đề xuất về tiến độ vận hành từ Bộ Công thương

Bộ Công thương đã đề nghị Chính phủ cho phép bổ sung Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Bạc Liêu công suất 3.200 MW vào Quy hoạch Điện với yêu cầu chủ đầu tư phải cam kết giá bán điện 7 UScents/kWh cho toàn bộ vòng đời dự án, vận hành trong giai đoạn 2024 - 2027.

Sau khi Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Bạc Liêu trở thành tâm điểm được quan tâm của đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn các trưởng ngành tại Kỳ họp thứ 8, Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án này vào Quy hoạch Điện với toàn bộ công suất 3.200 MW (4x750 MW + 200 MW), các tổ máy sẽ đi vào vận hành trong giai đoạn 2024 - 2027, giá bán điện là 7 UScent/kWh cho toàn bộ vòng đời Dự án như cam kết của nhà đầu tư.

Trước đó, trong Văn bản số 1480/BCT-ĐL (tháng 3/2019) và số 8224/BCT-ĐL (tháng 10/2019), Bộ Công thương đã kiến nghị bổ sung quy hoạch cho cả cụm công suất 3.200 MW, nhưng phân chia theo các giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn I có quy mô 800 MW, vận hành năm 2024; các giai đoạn sau vận hành sau năm 2025 và sẽ được chuẩn xác trong Quy hoạch Điện VIII do Bộ Công thương đang triển khai lập.

So với đề nghị của UBND tỉnh Bạc Liêu về tiến độ vận hành Nhà máy Nhiệt điện LNG Bạc Liêu (từ năm 2023 - 2026), đề xuất của Bộ Công thương mang tính thận trọng hơn.

Điểm được quan tâm đặc biệt của dự án này chính là đề xuất giá bán điện 7 UScent/kWh từ phía nhà đầu tư - Công ty Delta Offshore Enegry PTE Ltd (DOE). Trong văn bản gửi tới Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vào tháng 8/2019 (có gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương), DOE khẳng định cam kết giá điện của Dự án khoảng 7 UScent/kWh.

Để đạt được mức giá này, theo DOE, là nhờ sáng kiến độc đáo đưa ra giải pháp tích hợp tất cả trong một dự án, từ dây chuyền công nghệ về cung ứng, bên nhập, lưu kho khí LNG, tái hóa khí và đường ống dẫn khí, đến nhà máy phát điện, với sự tham gia trực tiếp của các đối tác chiến lược cam kết trong tổ hợp nhà đầu tư, là những hãng dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực tương ứng của mỗi bên.

Đề xuất giá bán điện của Dự án (7 UScent/kWh) thấp hơn so với giá thành sản xuất điện bình quân của hệ thống điện cũng được Bộ Công thương đánh giá là “có lợi, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn tới”.

Mặc dù đề nghị bổ sung quy hoạch Nhà máy Nhiệt điện LNG Bạc Liêu với toàn bộ công suất 3.200 MW, thời gian vận hành từ năm 2024 - 2027, nhưng Bộ Công thương cũng kiến nghị thêm một số vấn đề liên quan.

Đó là, sau khi Dự án được bổ sung quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo nhà đầu tư đề xuất làm rõ ý kiến của các bộ, ngành liên quan đến Dự án. Đặc biệt, trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư của Dự án, nếu giá điện nhà đầu tư đề xuất tăng trên 7 UScent/kWh cho cả đời dự án, cần xem xét lại quy mô và thời điểm xuất hiện cũng như phân kỳ đầu tư của Dự án, để tránh làm mất cơ hội đầu tư của các dự án tương tự nhưng hiệu quả hơn về mặt kinh tế - xã hội.

Được biết, trong quá trình xem xét đề nghị của DOE và UBND tỉnh Bạc Liêu về dự án này, Bộ Công thương đã yêu cầu Viện Năng lượng tham gia tính toán cân đối hệ thống điện. Kết quả cho thấy, khu vực đồng bằng Tây Nam bộ là nơi tập trung nhiều nguồn nhiệt điện lớn, có nhiều tiềm năng về điện gió, nên khả năng giải tỏa công suất điện bị hạn chế. Theo tính toán sơ bộ, sẽ cần xây dựng khoảng 355 km đường dây 500 kV để giải tỏa công suất với ước tính tổng mức đầu tư khoảng 285 triệu USD.

“Điều kiện địa lý của dự án khá bất lợi, cảng nhập LNG cách đất liền 35 km, chưa đánh giá chi tiết về luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng, vị trí xây nhà máy điện trên đất liền có nền đất yếu. Thêm vào đó, khối lượng đường dây cần xây dựng để giải toả công suất khá lớn, sẽ làm tăng chi phí đầu tư, dẫn tới rất khó để đảm bảo giá thành sản xuất điện đạt 7 UScent/kWh như nhà đầu tư đề xuất”, văn bản của Bộ Công thương nêu rõ.

Chưa kể, nếu tính toán đúng theo Thông tư số 56/2014/TT-BCT, trong trường hợp giá khí bán cho Dự án là 8,37 USD/triệu BTU, số giờ vận hành tương đương 6.000 giờ/năm, thì giá bán điện của Dự án sẽ phải là 8,39 UScent/kWh, chưa tính chi phí đầu tư lưới điện đồng bộ.

相关文章

最新评论