Vì thế,ânsáchkhókhănđầutưcôngphảichọnlọlich thi dâu bong da khi chọn đầu tư công phải chọn những dự án trọng điểm cấp thiết, những công trình nhỏ thì hạn chế đầu tư mới, mà tập trung duy tu sửa chữa hợp lý.
Hạn chế “đếm cua trong lỗ”
Sự gắn kết giữa kế hoạch tài chính trung hạn và đầu tư công trung hạn là vấn đề đang được dư luận quan tâm, được đưa ra thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp tục được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Trước đó, tại phiên họp ngày 13/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cho rằng, kế hoạch đầu tư công trung hạn phải đặt trong tổng thể kế hoạch tài chính 5 năm. Dựa vào kế hoạch tài chính 5 năm mới biết được nguồn lực để định hướng cho kế hoạch 5 năm tới.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, trước hết, phải xác định kế hoạch tài chính là kế hoạch bao trùm, nền tảng, liên quan tới một loạt các kế hoạch trung hạn khác, trong đó có kế hoạch đầu tư. Kế hoạch tài chính sẽ ước lượng nguồn thu, nguồn chi, từ đó sẽ thoát ra được tình trạng “bóc ngắn cắn dài”. Kế hoạch tài chính là sự cân đối tổng thể các nguồn lực tài chính của quốc gia, không chỉ là ngân sách hàng năm mà mọi lĩnh vực, từ phát hành trái phiếu, tín dụng ngân hàng… cho đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
“Chúng ta tính 5 năm tới chi đầu tư phát triển bao nhiêu, nhưng cũng không có nghĩa là đủ tiền làm nếu ngân sách gặp khó khăn. Do đó kế hoạch nên mang tính định hướng, hàng năm trên cơ sở kế hoạch tài chính, đầu tư công trung hạn, chúng ta mới làm dự toán ngân sách, từ đó mới xác định số chi”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Vai trò quan trọng của kế hoạch tài chính là bố trí, phân bổ nguồn lực, bổ sung nguồn lực hợp lý nhất, đúng thời điểm, đúng quy mô để đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trong kế hoạch tài chính trung hạn, có rất nhiều khoản chi sẽ phải được đảm bảo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến an ninh tài chính như chi trả nợ, hay ảnh hưởng đến bộ máy hành chính như chi thường xuyên, hoặc các khoản chi an sinh xã hội… Do đó, chi đầu tư, dù rất quan trọng nhưng không phải là tất cả.
Đầu tư phải chọn dự án trọng điểm
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, ở Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận là nhu cầu đầu tư công rất cao. Trước đây là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế “cất cánh” và gần đây là đầu tư cho tái cơ cấu nền kinh tế. Vấn đề đầu tư công đang gặp phải hai tình huống cần phải lưu ý và thay đổi.
Theo đó, đầu tư công theo “kiểu cũ” rất lãng phí và có lẽ cũng đã được thực tế chứng minh. Nguyên nhân là do chúng ta có nhiều thứ “tách biệt” giữa người lập dự án và người tìm nguồn tiền; giữa người lập dự án và người triển khai dự án; giữa người triển khai dự án và người vận hành, sử dụng dự án.
“Trong bối cảnh áp lực nợ công ngày càng cao, chúng ta không còn “bước lùi” nếu không thay đổi. Theo tôi, điều này rất quan trọng, bởi liên quan tới định mức xếp hạng, hình ảnh quốc gia; do đó, đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi về “chất” từ cả nhận thức, đến hành động lập kế hoạch và triển khai thực hiện đầu tư công”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói.
Cũng liên quan tới vấn đề đầu tư công trung hạn, đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) cho rằng, ngân sách hiện nay gặp khó khăn vì chi thường xuyên rất lớn, chi đầu tư có tăng, nhưng vẫn ít so với yêu cầu. Do đó, cần tính toán để chi cho hiệu quả là vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay. Tiền ít mà đầu tư không hiệu quả dẫn đến lãng phí và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác tới nền kinh tế. Vì thế, khi chọn đầu tư công phải chọn những dự án trọng điểm cấp thiết, những công trình nhỏ thì hạn chế đầu tư mới, mà tập trung duy tu sửa chữa hợp lý. Công trình đầu tư mới phải đem lại hiệu quả đột phá, không thể cứ dàn trải mãi mà không mang lại lợi ích gì.
Bởi vậy, theo đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình), trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cần phải có đánh giá thật sâu sắc nguyên nhân đầu tư công hiệu quả không cao. Nếu chúng ta vẫn để tình trạng “gốc gác” của đầu tư công kém hiệu quả xảy ra, không tuân thủ “nghiêm khắc” kỷ luật tài chính thì không thể ngăn được chỉ số nợ công tăng.
duy thái