【kqbd nhat ban】Nỗi lo năm học mới
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:54:45 评论数:
Năm học mới 2016-2017 đã bắt đầu,ỗilonămhọcmớkqbd nhat ban nhưng câu chuyện thiếu phòng học, cơ sở vật chất xuống cấp nặng vẫn chưa chấm dứt. Thực trạng này đang là nỗi lo ở huyện Phụng Hiệp.
Sợ trường… sập
Chỉ tay về dãy phòng học đang bị xuống cấp nặng, thầy Phạm Phương Vũ, giáo viên dạy Trường Tiểu học Tân Bình 2, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Nguyên dãy phòng học, phòng chức năng ở phía trước này đã hư hỏng nặng, tường, cửa sổ… đều đã hư hết rồi. Dạy ở đây giáo viên rất lo lắng, sợ trường sập hoài. Chỉ mong sớm được xây dựng lại dãy phòng học mới, kiên cố hơn”. Trường Tiểu học Tân Bình 2 có tổng số 26 phòng học. Trong đó, 16 phòng học và phòng chức năng ở dãy phía trước được xây dựng từ năm 1988 đến nay đang bị xuống cấp trầm trọng với những vết nứt dài trên tường, bức tường loang lổ những chỗ hỏng được chắp vá, những cây cột bằng bê tông đã bong tróc xi măng để lộ ra những thanh sắt, cửa sổ, nền… đều bị hư hỏng nặng. Trong 16 phòng học bị hư hỏng nặng, có 2 phòng học tiền chế không thể sử dụng được, trường không dám bố trí để học sinh vào học từ năm học trước, hàng cột bằng sắt của 2 phòng này có cây không còn chân nữa. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trân, Hiệu trưởng nhà trường, nói: “Ngành giáo dục và đào tạo huyện, tỉnh đã kiểm tra và đã đề xuất lên trên để xây dựng lại dãy phòng mới, cả 16 phòng trên là không thể sửa chữa được nữa. Nhà trường tăng cường cảnh giác đối với giáo viên và học sinh”. Năm học 2016-2017, Trường Tiểu học Tân Bình 2 có 22 lớp, tổng số 544 học sinh.
Trường Mẫu giáo Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ bị bong tróc gạch dán tường, nền…
Tại Trường Tiểu học Tân Bình 3, trước đó được đoàn kiểm tra của tỉnh đến khảo sát và có hướng đề xuất hỗ trợ di dời trường đến một địa điểm mới, còn hiện tại nguy hiểm đang rình rập giáo viên, học sinh, khi trường đang có 1 phòng học dành cho học sinh lớp 5 đang bị hư hỏng nặng. Chỉ tay lên cây đòn ngang bị mục mất cả một đoạn, bà Lý Thu Yến, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Chúng tôi đã dùng một cây khác chống lên để đỡ cho cây đòn ngang này không gãy. Nếu cây gãy, sụp chắc sẽ sập mái phòng học. Do thiếu phòng học, chúng tôi cũng phải bố trí cho học sinh vào học, nhưng cứ lo thấp thỏm. Nhà trường mong sớm được sửa chữa phòng học này, nếu chờ đến lúc chọn được diện tích đất di dời trường đến địa điểm khác, tôi lo phòng học sẽ không đảm bảo an toàn cho học sinh”. Em Nguyễn Thị Bảo Ngọc, học sinh lớp 5A1 của trường, nói: “Chúng em mong sớm có phòng mới để ngồi học, không phải lâu lâu cứ ngước nhìn lên cây gỗ mục, cứ nói với nhau không biết khi nào cây gãy, la phông rớt xuống đầu mình”.
Trường mới cũng xuống cấp
Cùng tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp nặng, tại Trường Mẫu giáo Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, được đưa vào sử dụng chỉ 2 năm học qua, nhưng gạch dán tường, nền, bậc thềm bị bong tróc, hệ thống đường ống dẫn nước bị hư hỏng nặng. Ở 3 phòng học trên lầu, giáo viên phải xách nước từng xô lên để tắm, gội, vệ sinh… cho trẻ, mỗi lớp có đến trên 40 trẻ. Không chỉ vậy, hệ thống nước trong nhà vệ sinh bị rò rỉ, giáo viên khi có nhu cầu vào nhà vệ sinh phải lấy nón lá… đội đầu. Cô Đặng Thị Bích Ngân, giáo viên dạy lớp chồi của trường, bộc bạch: “Giáo viên chúng tôi phải lấy nón lá đội khi vào nhà vệ sinh, nước đó không biết nước gì, cảm giác thấy hơi ghê, lỡ không cẩn thận dính vào quần áo thấy mất vệ sinh lắm”. Trường Mẫu giáo Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ được khởi công chính thức năm 2011, sau gần 4 năm thực hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong khuôn viên có diện tích hơn 7.000 m2, khối nhà làm việc chính có 2 tầng gồm có 7 phòng học và 10 phòng chức năng, tổng giá trị gần 29 tỉ đồng, tạo điều kiện học tập cho gần 200 học sinh mẫu giáo trên địa bàn xã. Ngôi trường được thiết kế và xây dựng đúng theo chuẩn quốc gia, kiến trúc hiện đại, đầy đủ các phòng học và phòng chức năng. Trường Mẫu giáo Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết tình trạng quá tải của học sinh trên địa bàn và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Thế nhưng, niềm vui chưa trọn vẹn nỗi lo đã tới. Bà Huỳnh Thị Minh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được ngôi trường mới, nhưng tình trạng xuống cấp làm chúng tôi lo lắng. Trường mong UBND huyện chỉ đạo nhà thầu tiến hành sửa chữa để trường đi vào hoạt động được thuận lợi hơn”…
Trên đây chỉ là một vài “điển hình” trường lớp xuống cấp ở huyện Phụng Hiệp, nơi có số lượng trường học gần như nhiều nhất tỉnh. Thực tế, không chỉ có bao nhiêu đó…
Bà Nguyễn Thị Cúc, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Sau khai giảng, một số trường đã báo cáo thêm về hiện trạng cơ sở vật chất, chúng tôi đã tập trung vào sửa chữa để giải quyết kịp thời cho các trường trong dịp khai giảng, tiếp tục tranh thủ các nguồn kinh phí để hỗ trợ các trường trong năm học mới”… |
Bài, ảnh: CAO OANH