【bảng xếp hạng giải bóng đá mexico】Đầu tư công trung hạn: Không thể chia số tiền chưa có
>> Kinh tế đất nước có những bước phát triển 'rất đáng mừng' >> Nâng tiêu chí dự án quan trọng quốc gia từ 35.000 tỷ đồng trở lên là quá lớn >> Đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của ngành Tài chính
Có nguy cơ các dự án tiếp tục dở dang,ĐầutưcôngtrunghạnKhôngthểchiasốtiềnchưacóbảng xếp hạng giải bóng đá mexico dàn trải
Phát biểu tại phiên họp tổ về tình hình kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách sáng 24/10, đại biểu Hoàng Quang Hàm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách đã đề cập đến một loạt các vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách, đầu tư công.
Theo đại biểu, thành quả của việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, Luật Đầu tư công 3 năm qua rất lớn khi đã khắc phục được nhiều hệ quả từ giai đoạn trước để lại, khắc phục được tình trạng dàn trải, xử lý cơ bản nợ đọng, số dự án thu hẹp và mức vốn của từng dự án được nâng lên…
Tuy vậy, để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, vẫn còn nhiều bất cập cần sớm nhận diện và xử lý. Một trong những vấn đề đó là "chúng ta đang chia số tiền không có và chia cả số tiền đã chia trong trung hạn cho các dự án rồi", đại biểu cho biết.
Đại biểu phân tích, năm 2019, Quốc hội sẽ quyết định 198.000 tỷ đồng chi đầu tư từ ngân sách trung ương (NSTW), bao gồm toàn bộ nguồn thu, nguồn vay, trái phiếu chính phủ… Đến năm 2020, dự báo khả quan thì cũng chỉ có thể bố trí khoảng 217.000 tỷ đồng, gồm tất cả các nguồn. Như vậy, nguồn chi đầu tư từ NSTW giai đoạn này còn khoảng hơn 410.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện nay trong kế hoạch trung hạn đã giao khoảng 475.000 tỷ đồng (theo trang 27, Báo cáo của Chính phủ đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn), đã có tên và mức tiền cho từng dự án. Điều này có nghĩa là, với mức cân đối đó, chúng ta không đủ vốn bố trí cho các dự án triển khai. Thêm nữa, nếu tiếp tục phân bổ 94.000 tỷ đồng vốn dự phòng của NSTW thì chắc chắn các dự án sẽ tiếp tục dở dang, dàn trải, thành quả gần 3 năm qua có thể bị phá vỡ.
Cải cách chính sách thu: Quyết tâm mới làm được
Liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn, đại biểu Hoàng Quang Hàm lưu ý việc Chính phủ đề xuất nới trần ODA thêm 60.000 tỷ đồng (lên 360.000 tỷ đồng). Theo đại biểu, đây là việc phải làm vì các hiệp định đã ký kết, nếu không thực hiện sẽ mất uy tín, phải trả phí. Tuy nhiên, Chính phủ cần làm rõ phương án điều hòa giữa nguồn vốn trong nước và nước ngoài, như là giảm vay trong nước bao nhiêu, để giữ bội chi, nợ công theo kế hoạch.
Đánh giá về tình hình ngân sách, đại biểu cho rằng trong 3 năm qua, tốc độ tăng thu ngân sách đã vượt tốc độ tăng trưởng. Đây là nỗ lực của Chính phủ, của Bộ Tài chính, cũng như của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, có một số vấn đề nổi lên. Đó là thu ngân sách chưa bền vững, một số khoản thu quan trọng hụt dự toán. Tỷ trọng thu NSTW giảm làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiều nhiệm vụ, dự án quan trọng của quốc gia, chưa đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSTW.
Theo đại biểu, hai lý do quan trọng của việc này là phân cấp ngân sách và mục tiêu điều chỉnh chính sách thu đã bị chậm trễ. Với chính sách thu, đại biểu đề xuất hướng vào khai thác nguồn thu còn dư địa mà không làm ảnh hưởng nhiều đến người dân, như tập trung vào thuế trực thu thay vì gián thu như điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt vốn chỉ đánh vào hàng xa xỉ, hay thuế thu nhập cá nhân với người thu nhập cao, rà soát lại các ưu đãi về thuế, việc lồng ghép chính sách trong chính sách thuế… Thừa nhận "cải cách là sẽ động chạm", đại biểu cho rằng phải quyết tâm mới có thể làm được.
"Trong điều hành ngân sách vừa qua, Chính phủ đã hết sức nỗ lực. Tuy nhiên, phải đảm bảo được nguồn thu bền vững mới có thể đảm bảo nhiệm vụ chi để tiếp tục phát triển kinh tế", đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.
Vay đầu tư gắn với hiệu quả đầu tư
Song song với cải cách chính sách thu, đại biểu Hoàng Quang Hàm cũng đề cập tới việc giảm chi thường xuyên. Theo đại biểu, 2 trụ cột của giảm chi thường xuyên hiện nay là tinh giản biên chế và sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là chủ trương đúng đắn song khi triển khai đã nảy sinh nhiều vấn đề. Tinh giản biên chế 3 năm qua không đạt lộ trình khi mới đạt 1% so với mục tiêu 10%.
Thực tế, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, tư duy về giảm đơn vị sự nghiệp đang chưa đúng chủ trương là giảm 10% chi ngân sách thường xuyên cho khối sự nghiệp chứ không hẳn là cắt giảm biên chế, như với lĩnh vực y tế, giáo dục, khi dân số phát triển đòi hỏi phải tăng bác sĩ, tăng giáo viên thay vì cắt giảm biên chế. Điều cần làm là tăng tự chủ và giảm chi ngân sách.
Để thực hiện điều này, đại biểu Hoàng Quang Hàm đề xuất sắp xếp lại các đơn vị này, phân loại rõ đơn vị tự chủ được và không tự chủ được để tính bài toán đặt hàng, theo hướng dẫn thống nhất từ trung ương đến địa phương. Sớm có hướng dẫn về chuyển phí thành giá để đảm bảo nguồn thu, có như vậy mới cắt giảm được chi thường xuyên.
Về nợ công, đại biểu Hoàng Quang Hàm đánh giá một thành công lớn trong điều hành 3 năm qua là chúng ta đã cơ cấu lại nợ, giảm nợ ngắn hạn, giảm lãi vay, tuy nhiên quy mô nợ vẫn lớn.
"Chúng ta cần vay để đầu tư phát triển kinh tế nhưng vay để làm cụ thể những gì thì phải cân nhắc. Tôi kiến nghị ngoài việc siết chặt quản lý nợ thì việc đầu tư từ các nguồn vay nợ phải là những dự án, công trình tạo được sự tăng trưởng, có tính liên kết vùng và tốt nhất là có khả năng thu hồi vốn. Tất nhiên, các dự án thuộc lĩnh vực xã hội chúng ta vẫn phải thực hiện nhưng dựa trên cân đối nguồn thu. Còn đã vay thì phải có nguồn trả", đại biểu Hoàng Quang Hàm phát biểu.
Ngoài ra, với vay nợ, đại biểu Hoàng Quang Hàm cũng lưu ý cân nhắc các khoản cho vay lại và bảo lãnh, bởi nợ nước ngoài của quốc gia sắp chạm trần. Dù mức trần này không nguy hiểm như trần nợ công nhưng nếu vượt sẽ ảnh hưởng đến mức tín nhiệm của Việt Nam./.
H.Y