【tỷ số bóng đá qatar】Trật tự toàn cầu mới và hành trình kiên định đến tương lai
作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:55:18 评论数:
Những thử thách này sẽ đưa thế giới sang hướng đi mới. Các câu hỏi thì cũ,ậttựtoàncầumớivàhànhtrìnhkiênđịnhđếntươtỷ số bóng đá qatar nhưng sẽ được thể hiện dưới thứ ánh sáng mới, giải pháp mới. Hành trình đến tương lai của chúng ta phải như thế nào?
GS-TS. Trần Ngọc Thơ |
Từ của năm 2022: Chiến tranh
“Từ của năm” - cách nhiều tờ báo lớn trên thế giới đặt tít sự kiện nổi bật năm 2022 - là chiến tranh. Nó đã làm thay đổi thế giới.
Xung đột Nga - Ukraine là khoảnh khắc các quốc gia nhận thấy khả năng chính mình cũng có thể trở thành “thực đơn” trên bàn cờ giữa các siêu cường. Địa chính trị truyền thống không biến mất, chỉ là chuyển sang hình thái mới: ít sắt thép (vũ khí) nhưng nhiều tư bản (kinh tế), ít can thiệp quân sự, nhưng nhiều trừng phạt kinh tế. Điều này làm đe dọa dòng chảy thương mại và đầu tư, nó khiến các nước Nam bán cầu càng đề cao cảnh giác hơn bao giờ hết trước sự thống trị của USD đối với hệ thống tài chínhquốc tế.
Trong số các biện pháp trừng phạt, nhanh nhất và có hậu quả nặng nề nhất là trừng phạt tiền tệ. Với việc có trên 30 quốc gia đại diện 50% kinh tế toàn cầu (trong đó có nhiều quốc gia phát hành các loại tiền tệ chuyển đổi được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và là những nhà sản xuất có nền công nghệ đột phá hàng đầu) tham gia trừng phạt, trục liên minh phương Tây do Mỹ lãnh đạo tự tin rằng, Nga sẽ phải gánh chịu những tổn thất lớn.
Tuy nhiên, các dữ liệu mới nhất vào cuối năm 2022 cho thấy, Matxcơva vẫn tiếp tục giao dịch với Liên minh châu Âu (EU), đồng thời tăng cường quan hệ với các đối tác Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác. Trước xung đột Ukraine, thặng dư thương mại Nga đạt kỷ lục 36,6 tỷ USD với EU, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Con số này vẫn tiếp tục ổn định thời gian gần đây, bất chấp trừng phạt ngày càng tăng.
Đối với hệ thống tiền tệ, khi nào thế giới vẫn còn mua dầu và khí đốt của Nga, cho dù bằng đồng rup, thì USD vẫn tiếp tục chảy vào ngân hàngtrung ương của họ. Đó là do Matxcơva yêu cầu các nhà xuất khẩu dầu và khí đốt của họ phải mở tài khoản đặc biệt tại ngân hàng trung ương để hoán đổi 100% dự trữ USD nhận được sang rup. Chỉ riêng khu vực EU, cho đến hết quý III/2022, một số nước đã chi trả 106 tỷ USD mua dầu và khí đốt Nga. Ít nhất, cho đến thời điểm cuối năm 2022, chiến thuật này phần nào thành công khi phương Tây chưa thể đánh sập hệ thống tiền tệ Nga.
Bằng cách sử dụng vũ khí trừng phạt tài chính, phương Tây có nguy cơ khuyến khích các đối thủ từ chối USD và tìm kiếm các giải pháp thay thế cũng như tạo ra các hệ thống mới dẫn đến kinh tế và tiền tệ toàn cầu phân mảnh hơn. Vai trò của USD với tư cách đồng tiền dự trữ toàn cầu đang có chiều hướng suy giảm. Nhưng, với việc nước Mỹ có thị trường vốn sâu nhất, thanh khoản mạnh nhất, một nền kinh tế năng động và một bộ luật thuộc loại ổn định nhất, USD vẫn tiếp tục giữ vị thế đồng tiền dự trữ hàng đầu trong tương lai.
Trong khi đó, Trung Quốc tìm cách xây dựng hệ thống thanh toán và tiền tệ mới trong sự hoài nghi của thế giới.
Chiến tranh đang tạo động lực để Trung Quốc thúc đẩy đồng nhân dân tệ nhanh chóng thay thế USD như tiền dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, mặc dù tỷ trọng USD trong dự trữ toàn cầu giảm từ 71% vào năm 1999 xuống còn 59% vào thời điểm hiện tại, nhân dân tệ chỉ chiếm phần khiêm tốn (25%); phần lớn còn lại đến từ các đồng tiền phi truyền thống khác. Nhân dân tệ khó trở thành đồng tiền toàn cầu bởi yếu tố kết nối các đồng tiền phi truyền thống là tỷ giá thả nổi, được phát hành bởi các quốc gia có tài khoản vốn mở và được quản lý bởi các hệ thống chính trị đáng tin cậy. Trung Quốc dường như chưa bao giờ sẵn sàng cho điều này.
Lịch sử còn cho thấy, mọi đồng tiền dự trữ trong quá trình thăng trầm đều có một hệ thống chính trị kiểm tra và cân bằng vượt trội. Chỉ sức mạnh kinh tế thuần túy gần như không đủ để xây dựng hệ thống tiền tệ quốc tế. Năm 2022, thế giới phần nào chứng kiến bài kiểm tra tính ổn định của nhân dân tệ: tăng trưởng kinh tế sụt giảm, chính sách “zero-Covid, cuộc đàn áp của các “gã khổng lồ” công nghệ và thị trường vốn. Điều này khiến cho ngay cả khi sự thống trị của USD có vẻ như bị sứt mẻ nhiều nhất, sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán, ngay cả với một thị phần khiêm tốn, cũng mang lại nhiều bất ổn.
Những quốc gia nắm giữ USD và các đồng tiền chủ chốt phương Tây có thể lo sợ các lệnh trừng phạt trong tương lai, nhưng nếu nắm giữ hoặc liên kết thanh toán bằng nhân dân tệ, ắt hẳn các nước cũng nhận thức được những gì Chính phủ Trung Quốc có thể phản ứng, nếu có tranh chấp. Để đồng tiền được quốc tế hóa, đòi hỏi thị trường tài chính mở hoàn toàn. Nhưng cái giá phải trả sẽ là sự suy yếu đáng kể quyền kiểm soát của chính quyền - điều mà chính phủ không bao giờ chấp nhận - đối với hệ thống tài chính, tiền tệ, kinh tế và xã hội của Trung Quốc.
Trong lĩnh vực công nghệ tài chính và tiền tệ, trục Trung - Nga đang ráo riết liên minh cho ra đời hệ thống thanh toán mới. Có khả năng, thế giới sẽ hình thành cục diện địa tiền tệ với hệ thống thanh toán tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) của 2 khối Mỹ - Trung, cùng với nhiều loại tiền mật mã khác nhau trên không gian mạng. Đồng CBDC, tuy danh nghĩa là tiền tệ của một quốc gia, nhưng sẽ không còn phân biệt theo lãnh thổ như truyền thống. Hệ thống tiền tệ trong không gian ảo sẽ được phân định theo chức năng, trong một sự sắp xếp có thứ bậc giống như kim tự tháp. Xung đột Ukraine, cạnh tranh Mỹ - Trung, rủi ro chiến tranh Trung - Đài, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông… khiến hàng loạt sáng kiến hợp tác khu vực trước đây bắt đầu lỗi thời. Điều này khiến nhiều sáng kiến mới giữa các siêu cường đối với các nước khu vực gần đây đang cho thấy có tính độc đoán và định hướng theo chức năng. Đồng CBDC tương lai có thể được thiết kế cho các mục đích độc đoán và tuân theo chức năng của các khối. Một số đơn vị tiền tệ trên cùng sẽ được sử dụng rộng rãi trong từng khối, với hậu quả là đồng tiền các nước trong khối ngày càng bị xa lánh, thậm chí bởi chính người dân trong nước.
Xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy thương mại - đầu tư toàn cầu và tình hình địa chính trị thế giới. Trong ảnh: Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga |
Sự trỗi dậy của các cường quốc tầm trung
Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa liên minh phương Tây và trục Trung - Nga mang đến cơ hội và cả những mối đe dọa cho các cường quốc tầm trung.
Ngày nay, khi 2 trục đang tìm mọi cách điều chỉnh các vấn đề thế giới theo hướng của mình, họ càng phải chú ý nhiều hơn đến quan điểm của các cường quốc tầm trung - nổi bật là Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi. Những lời kêu gọi của phương Tây về việc phải đoàn kết với Ukraine ít mang lại sự hưởng ứng từ các nước này. Họ miễn cưỡng xem xung đột Ukraine là cuộc chiến chống thực dân. Bản sắc hậu thuộc địa của chính họ được định hình bởi các cuộc đấu tranh chống lại các đế chế châu Âu, hoặc chống lại quyền bá chủ của Mỹ, chứ không phải chống lại Nga hay Trung Quốc.
Cho dù có những đặc thù chính trị và thể chế khác nhau, phần lớn các cường quốc tầm trung đều có chung đặc điểm cơ bản: họ quyết tâm có mặt trên “bàn” chứ không phải trên “thực đơn”. Đây chính là chìa khoá quan trọng đánh dấu sự trỗi dậy.
Thổ Nhĩ Kỳ không đặt mình với tư cách thành viên NATO và đồng minh của Mỹ để gánh lấy vai trò trung gian giữa Matxcơva và Kiev trong thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen, nhằm giảm lạm phát giá lương thực toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden từng tuyên bố tẩy chay Ả Rập Saudi, thì nay lại “hạ mình” viếng thăm đàm phán dầu hỏa; còn Ả Rập Saudi thì lại trải thảm đỏ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón mừng kỷ nguyên mới nâng cấp trở thành đối tác chiến lược toàn diện.
Ấn Độ khiến phương Tây phẫn nộ khi nhập khẩu dầu giá rẻ của Nga. Nhưng họ biết rằng, có thể tìm ra “khoảng trống” để làm như thế, vì phương Tây cần họ nhằm cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.
Thú vị và thu hút sự chú ý nhiều nhất của quốc tế là ảnh hưởng ngày càng tăng của Indonesia. Vị thế địa chính trị của Indonesia khiến họ trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường. Indonesia thu hút vốn từ cả hai phía và là đấu trường, trong đó, các tập đoàn và công ty kỹ thuật số Trung - Mỹ cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau.
Chẳng hạn, Indonesia một mặt thuyết phục CATL - nhà sản xuất pin xe điện Trung Quốc lớn nhất thế giới - đầu tư 6 tỷ USD, mặt khác, họ cũng đang rất tự tin mời gọi Tesla (Mỹ) xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện hoàn chỉnh cùng hệ sinh thái đi kèm, chứ không phải chỉ là ắc quy điện.
Trong ngoại giao, Tổng thống Widodo của Indonesia tuy chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nhưng lại là một trong số ít người hội kiến cả Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky trong năm 2022.
Vài suy nghĩ về phú quốc cường binh và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
Thứ nhất, có khả năng các biện pháp trừng phạt kinh tế phương Tây áp đặt lên Matxcơva khó có thể mang lại hiệu quả cao trong một thế giới đa cực. Vì vậy, để điều chỉnh trật tự thế giới mới theo ý mình, các vấn đề địa kinh tế đương đại (ít đạn pháo, nhiều tư bản) cuối cùng cũng sẽ nhường chỗ cho địa chính trị cổ điển với việc các siêu cường sử dụng răn đe quân sự là chủ đạo. Điều mà bất kỳ nước nào cũng có thể trở thành nạn nhân tiềm năng trong tương lai.
Bài học đầu tiên mà chúng ta không thể nào mất cảnh giác, đó là luôn xem phú quốc cường binh như là quốc sách xuyên suốt. Trong một chừng mực nào đó, tăng trưởng kinh tế vẫn phải được xem trọng đúng mức để phát triển nguồn lực bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Muốn có tăng trưởng cao, việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vốn đã luôn là trọng tâm ưu tiên hàng đầu, thì nay chúng ta nên nhìn lại và rút ra những bài học sâu sắc nhất, về những gì làm nhiều thứ chệch hướng trong năm qua. “Ném chuột” nhưng không thể để “vỡ trận” thị trường vốn, đứt gãy thanh khoản, làm sụt giảm niềm tin thị trường và công chúng. Các cú sốc niềm tin, nếu không xử lý hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tiềm năng của chúng ta trong tương lai.
Thứ hai, trật tự thế giới mới khiến cho công thức cả hai cùng thắng có khả năng ngày càng thoái trào. Thay vào đó là một thế giới có cuộc chơi tổng bằng không (người này thắng, thì kẻ khác thua). Sự trỗi dậy của các cường quốc tầm trung đang chứng minh cách thức cân bằng thú vị (cho dù mong manh) với các siêu cường.
Việt Nam gần đây được nhiều nghiên cứu đánh giá là cường quốc tầm trung đang trỗi dậy trong khu vực. Chúng ta đang có cơ hội tìm thấy đâu đó mỗi điều hay trong số các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Indonesia, Ấn Độ… Họ đang ứng biến - và tạo cảm hứng cho các nước - nâng tầm vị thế địa chính trị chiến lược của mình trên bàn cờ quốc tế.
Thứ ba, với việc trục Trung - Nga đang tìm mọi cách tách ra khỏi mạng Internet toàn cầu, tái nội địa hóa hệ thống mạng cho riêng khối. Chúng ta sẽ nhận thấy việc bảo vệ lợi ích quốc gia bằng cách duy trì liên hệ với cả 2 khối Mỹ - phương Tây với Nga - Trung ngày càng trở nên khó khăn.
Thay vào đó, các khối sẽ thúc đẩy các quốc gia chọn phe, buộc phải điều chỉnh lại chuỗi cung ứng của mình, tuân theo toàn bộ hệ sinh thái công nghệ và tiêu chuẩn của mỗi khối theo chức năng nhất định.
Làm thế nào để không chọn bên trong môi trường ảo về công nghệ sản xuất, chuỗi cung ứng và hệ thống tiền tệ? Hoàn toàn không hề dễ.
Có lẽ, đã đến lúc chúng ta chú ý làm rõ hơn thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, nhưng cần mở rộng nội hàm này trong lĩnh vực công nghệ nói chung và công nghệ trong lĩnh vực tiền tệ, thanh toán quốc tế. Đây có lẽ là thách thức cực đại, mà không còn cách nào khác, chúng ta bằng mọi cách phải tìm ra lời giải tối ưu cho hành trình kiên định đến tương lai.