当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bong đá .net】Nâng tầm liên kết 正文

【bong đá .net】Nâng tầm liên kết

2025-01-10 01:35:05 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:931次

Nghe Podcast:

/uploads/Audio/News/2023/01/23/045832Nâng tầm liên kết.mp3

Liên kết phát triển vùng là hướng đi tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường,ầmlinkếbong đá .net cũng như trước tác động tiêu cực của thiên tai, khí hậu. Qua đó, tạo được sức mạnh tổng hợp, đa chiều, đưa kinh tế Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL cất cánh.

Hậu Giang và Kiên Giang tăng cường hợp tác cùng phát triển.

“Muốn đi xa thì phải cùng đi”

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, đi dọc những con đường quê ở Hậu Giang, chúng ta dễ dàng bắt gặp sắc xuân ngập tràn, những bộn bề năm cũ được thu xếp lại, lòng người cũng hân hoan hơn khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế hồi phục. Đó không chỉ là thành quả sự chung sức, chung lòng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà còn là nỗ lực của tỉnh nhà trong việc mở rộng, nâng tầm liên kết vùng.

Hậu Giang ngày càng phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng: “Việc phát triển những dự án giao thông, thủy lợi sẽ phát huy được lợi thế. Các tỉnh trong vùng cũng như tiểu vùng sẽ bàn bạc đi đến thống nhất lựa chọn những mặt hàng chủ lực của địa phương mình làm sao để hạn chế tính trùng lắp, cung vượt cầu”.

Điểm nhấn của Hậu Giang trong năm 2022 là kinh tế - xã hội có sự phát triển rõ nét. Tỉnh đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và cả nước, từng bước xóa tư tưởng lợi ích theo địa giới hành chính bởi “muốn đi xa thì phải cùng đi”.

Hậu Giang tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước để bứt phá vươn lên sánh vai cùng các tỉnh ĐBSCL trong tương lai. 

Giữa tháng 9 năm 2022, UBND tỉnh Kiên Giang và UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa hai địa phương, giai đoạn 2006-2010; đồng thời triển khai ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2025. Tại hội nghị, lãnh đạo 2 tỉnh thống nhất tiếp tục nâng tầm hợp tác và ký kết bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trọng tâm chương trình hợp tác này là tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư ở các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư liên tỉnh, liên vùng; phối hợp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước liên tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cho biết: “Chương trình hợp tác giai đoạn tới sẽ phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của 2 bên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Kiên Giang, Hậu Giang ngày càng phát triển. Đồng thời, mang lại cho Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp của 2 địa phương điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận lợi, hiệu quả hơn. UBND tỉnh Kiên Giang cam kết tiếp tục đảm bảo việc phối hợp thực hiện, triển khai nội dung ký kết giai đoạn 2021-2025 với tinh thần trách nhiệm cao nhất, hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực; củng cố, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác, láng giềng với Hậu Giang...”.

Còn với Bạc Liêu, năm qua, sợi dây gắn kết với Hậu Giang càng thêm bền chặt, đặc biệt là việc ra đời cầu Xẻo Vẹt, nối huyện Hồng Dân và huyện Long Mỹ, rút ngắn thời gian di chuyển, trao đổi hàng hóa của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, phấn khởi cho rằng: “Việc xây dựng cây cầu nối liền đôi bờ sông là niềm mong ước bấy lâu nay của nhiều thế hệ lãnh đạo 2 tỉnh, cũng như Nhân dân nơi đây. Đây là công trình quan trọng, có tính liên kết vùng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Hậu Giang”.

Xác định đầu tư cho nguồn nhân lực là hướng đi lâu dài và bền vững, trong giai đoạn 2014-2021, Trường Đại học Cần Thơ và UBND tỉnh Hậu Giang đã hợp tác thực hiện 22 đề tài/dự án cấp tỉnh với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng. Trường Đại học Cần Thơ đã hợp tác thực hiện 10 đề tài/dự án cấp huyện với tổng kinh phí hơn 2 tỉ đồng.

Từ sự hợp tác này, các mô hình, điểm trình diễn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tế đã hiện hữu tại tỉnh. Chưa dừng lại ở đó, các đánh giá thực trạng về vấn đề xã hội, môi trường do Trường Đại học Cần Thơ thực hiện tại tỉnh đã giúp lãnh đạo tỉnh có cơ sở khoa học và thực tiễn để ban hành nhiều chính sách, chương trình phù hợp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp nối thành công này, cuối tháng 8-2022, UBND tỉnh Hậu Giang và Trường Đại học Cần Thơ đã ký kết chương trình hợp tác toàn diện giai đoạn 2022-2025.

GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng với sự hợp tác trong giai đoạn 2022-2025, sẽ giúp nâng tầm và phát huy được tiềm năng, thế mạnh cho Hậu Giang. Chúng ta làm sao huấn luyện người dân có kỹ thuật, công nghệ tốt nhất. Tập hợp người nông dân để có diện tích thật lớn đủ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm đáp ứng thị trường xuất khẩu. Trường sẽ cung ứng nguồn lực sinh viên, nhà khoa học để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giúp Hậu Giang nối kết, kêu gọi doanh nghiệp khai thác tài nguyên nông nghiệp công nghệ cao.

Vận hội mới

Thúc đẩy liên kết vùng là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, triển khai các giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, như Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị; Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 324/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trao đổi với Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, vào ngày 21-6-2022, Quy hoạch vùng ĐBSCL, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được công bố, mở ra cơ hội, tiềm năng mới cho vùng đất này. Lần đầu tiên trong cả nước, bản quy hoạch vùng ĐBSCL tiếp cận tích hợp đa ngành, “tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” đã định hình chiến lược phát triển của vùng trong tương lai gần.

Theo bản Quy hoạch này, thành phố Cần Thơ với lợi thế trung tâm sẽ là hạt nhân của vùng ĐBSCL, từ đó liên kết và tạo động lực cho kinh tế toàn vùng “cất cánh”. Với vai trò, vị trí đó, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, đưa ra 3 trụ cột bám sát hoạt động của thành phố thời gian tới. Trong đó, chú trọng phối hợp chặt với các Bộ, ban, ngành, Trung ương thực hiện đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ, nhằm tạo sự kết nối thuận lợi giữa thành phố và các tỉnh trong vùng, cũng như kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh.

“Thành phố sẽ sớm triển khai Quy hoạch thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng ĐBSCL. Tăng cường liên kết các địa phương vùng ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh khác trong cả nước, tạo đà bứt phá trong phát triển thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL”, ông Trần Việt Trường nhấn mạnh.

Nằm giáp ranh thành phố Cần Thơ, Hậu Giang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội để phát triển. Đón thời cơ này, tỉnh mở rộng liên kết, học tập kinh nghiệm xây dựng cơ chế, chính sách kêu gọi thu hút đầu tư tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, gần đây nhất là Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh… Điểm chung của các địa phương này là gắn với định hướng kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao, phát triển bền vững trên cơ sở chọn lọc các dự án, sử dụng ít đất, đóng góp ngân sách và hàm lượng công nghệ cao. Hỗ trợ, đồng hành các nhà đầu tư, kiên quyết nói không với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Ông Dương Văn Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, bày tỏ: “Bắc Giang sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi lĩnh vực thế mạnh của địa phương với Hậu Giang. Chúng tôi sẽ tăng cường trao đổi thông tin với Hậu Giang trên các lĩnh vực, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội của hai địa phương phát triển bền vững”.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, chia sẻ rằng các tỉnh ĐBSCL đều mong muốn thực hiện đạt quy hoạch vùng ĐBSCL. Trong thời điểm này và sắp tới đây, không thể một tỉnh nào tự đứng ra riêng lẻ mà cần tích cực, chủ động liên kết vùng với các nội dung đã được ký kết.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan từng chia sẻ về câu chuyện, một doanh nhân nước ngoài đã nói với ông: “Nhiều nhà đầu tư quốc tế có thể khó nhận biết chính xác từng địa phương riêng lẻ, nhưng đều biết đến đồng bằng sông Cửu Long”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng trong tư duy liên kết, tạo ra thương hiệu chung cho vùng, vừa khơi gợi, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của từng địa phương, dần mở rộng không gian vượt ra địa giới hành chính.

“Liên kết vùng ĐBSCL không phải là phép tính cộng về dân số, về diện tích, về nguồn lực hữu hình của 13 tỉnh, thành phố. Hơn hết, đó là độ mở, kết nối về tư duy, kết nối các nguồn lực vô hình, vô hạn, tạo dựng mối quan hệ hài hoà giữa “Nhà nước - Thị trường - Xã hội”, kiếm tìm xung lực mới, khởi tạo không gian phát triển mới”, ông Lê Minh Hoan khẳng định.

Đặc biệt, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, quy hoạch của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển vùng. Phát huy tính tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại, lấy nguồn lực bên trong là quyết định, cơ bản, lâu dài, chiến lược, xác định nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá, đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm; lấy nguồn vốn nhà nước để dẫn dắt, kích hoạt, huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Thúc đẩy liên kết vùng, quy hoạch sản phẩm trên cơ sở phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các địa phương….

“Phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng rằng: “Với sự quyết tâm vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự ủng hộ của các bạn bè quốc tế, trong thời gian tới, vùng ĐBSCL sẽ phát triển mạnh mẽ và đột phá. ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; thu nhập của người dân ngày một nâng cao; người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương...”.”

 

MỘNG TOÀN

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜