【trận đấu juventus gặp verona】Chạy đua vũ trang ở châu Á

  发布时间:2025-01-10 19:19:11   作者:玩站小弟   我要评论
Chạy đua vũ trang càng trở nên gấp rút khi có nhiều điểm nóng. Chỉ riêng Trung Quốc được cho là đã trận đấu juventus gặp verona。

chay dua vu trang o chau a thai binh duong

Chạy đua vũ trang càng trở nên gấp rút khi có nhiều điểm nóng.

Chỉ riêng Trung Quốc được cho là đã tăng chi tiêu quân sự của họ gấp 4 lần kể từ năm 2000. Trong năm 2013, các quốc gia châu Á đã chi tổng cộng 322 tỷ USD cho ngân sách quân sự, cao hơn nhiều so với mức 262 tỷ USD năm 2010.

Mặc dù chi tiêu quân sự toàn cầu thực tế trong năm 2013 giảm 1,9%, nhưng mức chi này tại châu Á lại tiếp tục tăng. Theo một báo cáo năm 2013 của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong khi chi tiêu quân sự ở phương Tây giảm, thì chi tiêu quân sự ở các khu vực khác lại tiếp tục gia tăng.

SIPRI lưu ý rằng khoản chi cho quân sự tại châu Á và châu Đại Dương đã tăng 3,6% trong năm 2013, đạt tới con số 407 tỷ USD. Trên thực tế, chỉ có châu Á và châu Đại Dương là những khu vực có chi tiêu quân sự tăng lên hàng năm kể từ năm 1988. SIPRI cho rằng cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra có liên quan đến sự suy giảm tương đối trong những ưu tiên của Mỹ đối với châu Á kể từ năm 2001 do nước này bị mắc kẹt trong "vũng lầy" Trung Đông. Điều này đồng nghĩa với việc các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản hiện phải đẩy mạnh các hoạt động mua sắm vũ khí, đặc biệt trong bối cảnh họ nhận thấy rõ chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Hoạt động mua sắm vũ khí và chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 170% chỉ tính riêng từ năm 2010. Điều đó khiến Trung Quốc chỉ xếp sau Mỹ, quốc gia đã chi tới 640 tỷ USD trong năm 2013 - cao hơn so với tổng số tiền chi cho quân sự của 10 quốc gia có chi phí quân sự đứng sau Mỹ gộp lại, đồng thời nước này vẫn chiếm tới 37% tổng số tiền mua sắm vũ khí toàn cầu.

Nhật Bản - với việc Thủ tướng Shinzo Abe lên kế hoạch soạn thảo lại Hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh thế giới thứ hai - đang có kế hoạch nâng cấp lực lượng hải quân của họ với 2 tàu khu trục lớp Aegis, 5 tàu ngầm, 52 tàu đổ bộ và 28 máy bay chiến đấu F-35.

Trong khi đó, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang xem xét nâng cấp phi đội máy bay F-16 già cỗi của họ thành phi đội máy bay F-35. Riêng Singapore đang cân nhắc quyết định có nên thực hiện chương trình mua máy bay F-35 để thay thế hẳn phi đội F-16 hiện nay của họ hay không. Phi đội máy bay chiến đấu của Singapore dường như nhỏ hơn so với hai nước láng giềng của họ là Malaysia và Indonesia, trong đó gồm có 24 máy bay Boeing F-15SG, 20 máy bay Lockheed Martin F-16C, 40 máy bay F-16D, 28 máy bay F-5S của hãng Northrop và 9 máy bay F-5T Tiger IIS hoạt động trên một hòn đảo dài 27 dặm.

Giới phân tích cho rằng Việc các quốc gia châu Á đang tăng cường kho vũ khí của họ cũng là điều dễ hiểu. Bắc Kinh từ lâu đã luôn tìm cách thiết lập cái gọi là "đường chín đoạn" (còn gọi là đường lưỡi bò) của nước này gần như bao trùm toàn bộ những ngưỡng cửa của các nước láng giềng Bắc Á và Đông Nam Á trên Biển Đông. Ngoài vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vừa qua, ở nơi khác, gần như hàng ngày đều xảy ra những vụ tiếp cận nguy hiểm đến mức suýt xảy ra không chiến giữa các máy bay chiến đấu của Nhật Bản và Trung Quốc ở vùng trời trên quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông.

Liệu châu Á có thể tiến đến một cuộc chiến tranh thế giới khác hay không? Liệu có khả năng một sự kiện bất ngờ, liên quan đến những căng thẳng lịch sử cũng như là các liên minh có quan hệ mật thiết với nhau, sẽ khiến cả khu vực và các nơi khác rơi vào tình trạng xung đột hay không? Suy nghĩ này không phải là điều quá xa vời. Tất nhiên đây không phải là lần so sánh đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần so sánh cuối cùng giữa Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và những sự kiện hiện nay ở châu Á.

相关文章

最新评论