当前位置:首页 > Thể thao

【bảng xếp hạng giải uzbekistan】Điện gió ngoài khơi: Nhiều điều cần được làm sáng tỏ

Hiện tại,ĐiệngióngoàikhơiNhiềuđiềucầnđượclàmsángtỏbảng xếp hạng giải uzbekistan cơ chế chính sách để phát triển điện gió ngoài khơi vẫn chưa có và chưa biết bao giờ mới có. Ảnh: Đ.T

Thời gian lặng lẽ trôi

Ngày 12/6/2019, Bộ Công thương đã có Văn bản số 4148/BCT-ĐL chấp thuận việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu và đầu tưxây dựng đối với Dự ánĐiện gió ngoài khơi mũi Kê Gà. Văn bản này được giới chuyên môn xem như đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Tiếp đó, khi phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Điện VIII tại Quyết định 1264/QĐ-TTg vào tháng 10/2019, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế, chính sách phát triển ngành điện, tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm bảo phát triển bền vững ngành điện.

Tại Dự thảo Đề án Quy hoạch Điện VIII được Bộ Công thương trình Chính phủ lần đầu tiên vào tháng 3/2021, hơn 60.000 MW đã được liệt kê tại Danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng.

Tháng 12/2021, tại Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công thương cho hay, đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi của các địa phương với công suất liệt kê lên tới 129.000 MW.

Khi đó, Dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII dự kiến phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng lên 40.000 MW vào năm 2045. Thậm chí, nếu điều kiện cho phép, thì có thể tăng trưởng sớm hơn.

Trong không khí sôi động, đổ xô đăng ký dự án điện gió ngoài khơi, tháng 6/2022, Ernst & Young Việt Nam, thay mặt nhóm tư vấn được sự tài trợ của Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam, đưa ra báo cáo về 19 rủi ro cần lưu ý trong quá trình triển khai dự án điện gió ngoài khơi. Khảo sát được thực hiện dựa trên phỏng vấn 3 nhà đầu tư trong nước, 2 nhà đầu tư nước ngoài, 5 bên cho vay trong nước và 7 bên cho vay quốc tế có các quan tâm/liên quan tới điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt vào tháng 5/2023 cũng đã chốt mục tiêu có 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030.

Dẫu vậy, để có nhà máy trên thực tế là chuyện không đơn giản. Ở thời điểm này, Bộ Công thương đã có báo cáo gửi Chính phủ về Đề án Nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước. Trong báo cáo, Bộ Công thương liệt kê nhiều vấn đề cần phải xin ý kiến, cũng như các chính sách cần xây dựng để phát triển nguồn điện gió ngoài khơi, đồng nghĩa với việc sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Như vậy, sau khoảng 5 năm kể từ ngày điện gió ngoài khơi lọt vào mắt nhà đầu tư và có những bước triển khai cụ thể trên thực tế, cơ chế chính sách để phát triển nguồn điện này vẫn chưa có và chưa biết bao giờ mới có. Điều này khiến mục tiêu có 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 được đặt ra trong Quy hoạch Điện VIII trở nên xa vời và không giúp điện đi trước một bước như mong muốn.

Cần làm rõ những điều chưa rõ

Bên cạnh thực tế Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, từng địa phương, cũng như tổng thể toàn quốc và hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển, báo cáo của Bộ Công thương cũng liệt kê nhiều vướng mắc và nhu cầu hoàn thiện quy định pháp luật với điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Pháp luật hiện hành không thể hiện rõ Dự án điện gió ngoài khơi có sử dụng đất không. Nếu không được coi là có sử dụng đất, thì Dự án có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2023 và có thể không thuộc các trường hợp chấp thuận nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2020.

分享到: