Doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực mua bán nợTham dự chương trình có ông Chu Ngọc Lâm – Phó Tổng Giám đốc DATC và đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ trong Công ty. Về phía SCIC,ẻkinhnghiệmvềxửlýnợtáicơcấudoanhnghiệsoi kèo anh ý có ông Lê Thanh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc SCIC, cùng đại diện Hội đồng thành viên, các đơn vị nghiệp vụ và các đơn vị thành viên. | Phó Tổng Giám đốc DATC Chu Ngọc Lâm phát biểu tại cuộc làm việc |
Tại buổi làm việc, ông Chu Ngọc Lâm đã giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty; đồng thời thông tin toàn cảnh về thị trường mua, bán, xử lý nợ; cơ chế xử lý nợ xấu của DATC. Từ khi thành lập đến nay, DATC luôn thể hiện vai trò là công cụ quan trọng của Chính phủ với nhiệm vụ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp trong nền kinh tế thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, bán, xử lý nợ và tài sản. Đặc biệt, DATC đã được Chính phủ, Bộ Tài chính tin tưởng giao thực hiện xử lý nợ để hỗ trợ cổ phần hóa, tái cơ cấu nhiều Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước, qua đó giúp phục hồi các doanh nghiệp đang hoạt động thua lỗ, mất cân đối tài chính, thậm chí bên bờ vực phá sản trở lại hoạt động bình thường, duy trì ổn định, phát triển bền vững, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và an sinh xã hội trên địa bàn cả nước. Trong suốt quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển, DATC luôn là doanh nghiệp tiên phong, dẫn đầu trong lĩnh vực mua bán, xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp, có uy tín đối với các tổ chức tài chính cũng như các doanh nghiệp đối tác, nhà đầu tư... Trong khuôn khổ chương trình, lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ của DATC cũng đã thuyết trình, chia sẻ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm trong lĩnh vực mua, bán, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp; những thuận lợi, khó khăn khi triển khai phương án, những lợi ích mà DATC mang lại cho Chính phủ, xã hội, ngân hàng, doanh nghiệp và người lao động. | Ông Lê Thanh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc SCIC |
Mở ra cơ hội hợp tác giữa DATC và SCICQua nghiệp vụ của mình, DATC đã thực hiện hàng trăm phương án mua bán, xử lý nợ; qua đó không chỉ giúp các doanh nghiệp gỡ bỏ được gánh nặng tài chính, phục hồi sản xuất kinh doanh, trả được nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội,… mà còn tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Rất nhiều doanh nghiệp được DATC mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu lại hoạt động và tổ chức, đồng hành cùng doanh nghiệp (thông qua chuyển nợ thành vốn góp để trở thành cổ đông của doanh nghiệp) đã phát triển tốt, kinh doanh có hiệu quả; các chỉ tiêu doanh thu, cổ tức, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước; trong đó có nhiều doanh nghiệp được đưa lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán... Những trao đổi, thảo luận trong chương trình đã giúp hai bên thấu hiểu, chia sẽ những kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn trong công tác xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC, qua đó tăng tinh thần gắn kết, mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai của 2 đơn vị. Theo đó, có thể áp dụng mô hình tái cơ cấu của Tổng Công ty Vinalines mà DATC đã xử lý thành công cho các đơn vị là Tổng Công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc đơn vị thành viên do SCIC quản lý. Hỗ trợ xử lý nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của SCIC để tiến tới hợp tác đầu tư, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A). | Các đại biểu tham dự Chương trình |
Phát biểu tại chương trình, ông Lê Thanh Tuấn khẳng định: “Chương trình là buổi gặp gỡ, trao đổi đầu tiên của 2 đơn vị, là nền móng mở ra cơ hội hợp tác giữa SCIC, các đơn vị thành viên của SCIC với DATC. Khi DATC tái cơ cấu doanh nghiệp, mở ra cơ hội đầu tư thì SCIC có thể tham gia trên thị trường đầu tư và ngược lại các đơn vị, doanh nghiệp của SCIC khó khăn, DATC sẵn sàng hỗ trợ trong công tác xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp”. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động mua, bán, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC và với vai trò là đơn vị quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp của SCIC, trong thời gian tới, hai bên cùng xem xét, hợp tác toàn diện để mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, làm tăng giá trị phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do SCIC đang quản lý, đồng thời qua đó đẩy nhanh thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng, Chính phủ./. |