当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【xếp hạng 2 tây ban nha】Đường hướng chiến lược quan trọng cho phát triển văn hoá Việt Nam

【xếp hạng 2 tây ban nha】Đường hướng chiến lược quan trọng cho phát triển văn hoá Việt Nam

2025-01-10 09:40:26 [World Cup] 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023), sáng ngày 27/2, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển” được diễn ra tại Hà Nội và trực tuyến đến 63 điểm cầu trên cả nước.

Chủ toạ hội thảo có đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Đại biểu tham dự hội thảo tại điểm cầu tỉnh Cà Mau. Chủ trì có đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.

Hội thảo gồm phiên chuyên đề “Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hoá Việt Nam” và phiên thảo luận bàn tròn “Văn hoá, con người Việt Nam dựa trên nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới”. Qua đó, khẳng định và phát huy những giá trị cốt lõi của một văn kiện lịch sử - Đề cương về văn hoá Việt Nam, nghiên cứu quá trình vận dụng đường lối văn hoá của Đảng và thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước; tổng kết những thành tựu và phát triển nền văn hoá Việt Nam.

Cách đây 80 năm, vào tháng 2/1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, một văn kiện quan trọng do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút soạn thảo. Ra đời trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đề cương về văn hóa Việt Nam (Đề cương) là cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hoá, xác lập văn hoá là 1 trong 3 mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá). Thời điểm và bối cảnh ra đời của Đề cương đã cho thấy tư duy, tầm nhìn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta trong phát triển văn hóa.

Từ điểm khởi nguồn này, trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động, việc phát triển các giá trị mang tính cương lĩnh của Đề cương vẫn giữ nguyên sức sống và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hoá, con người Việt Nam.

Phong trào văn hoá, văn nghệ góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo động lực đẩy mạnh phong trào thi đua, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá vừa là một tất yếu chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Cách mạng muốn xây dựng thành công nền văn hoá mới, dứt khoát phải do Đảng tiền phong lãnh đạo. Mặt khác, có lãnh đạo được phong trào văn hoá, Đảng mới lan toả được tư tưởng cách mạng, tạo nên ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

“Càng nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng, tính chất đúng đắn của những luận điểm, nguyên tắc, đường lối của bản Đề cương, ngày nay, chúng ta càng thấy được sự cần thiết phải kế thừa và phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc, vừa đẩy mạnh giao lưu, tiếp biến, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Văn hoá các dân tộc thiểu số chính là di sản quý giá, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hoá Việt Nam.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (tháng 11/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi nhắc đến câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”, đã nhấn mạnh ý của quan điểm văn hoá gắn với sự tồn vong của dân tộc: “Văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất”. Thực hiện Chiến lược Phát triển văn hoá đến năm 2030, việc kế thừa, phát huy các giá trị, nguyên tắc của Đề cương trong phát triển văn hoá, con người Việt Nam theo hướng bền vững là vô cùng quan trọng và thiết thực.

Trong lĩnh vực văn hoá, hiện Việt Nam đã có 5 luật (Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hoá, Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thư viện), 50 nghị định, 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trên 100 thông tư, thông tư liên tịch được điều chỉnh trực tiếp. Các đạo luật này đã từng bước tạo ra một khuôn khổ pháp lý tương đối nhất quán và hợp lý, tạo lập môi trường vận hành thuận lợi cho các hoạt động văn hoá.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược Phát triển văn hoá. Ảnh: Nghề gác kèo ong ở tỉnh Cà Mau được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Tại hội thảo, ngoài bản báo cáo trung tâm, có 173 bản tham luận của các cơ quan, tổ chức, các cá nhân nhà quản lý, nhà khoa học và những người trực tiếp làm công tác văn hoá, nghệ thuật trong cả nước. Trên cơ sở các ý kiến trao đổi, thảo luận tại hội thảo, sẽ được bổ sung, hoàn thiện để xuất bản sách kỷ yếu giới thiệu rộng rãi đến độc giả.

Tổng kết hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định: “Nhìn xuyên dòng thời gian 80 năm, Đề cương về văn hoá Việt Nam đã vạch ra được những đường hướng chiến lược quan trọng cho phát triển văn hoá Việt Nam. Ba nguyên tắc vận động: “Dân tộc hoá, đại chúng hoá, khoa học hoá” chính là những nội dung quan trọng đặt nền móng cho các văn kiện quan trọng về văn hoá của Đảng và các chiến lược phát triển văn hoá của Chính phủ trong 80 năm qua”./.

 

Mộng Thường

 

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读