【kết quả bóng đá u17 châu âu】Bài 1: Đơn giản hóa kiểm tra chuyên ngành: Kết quả còn khiêm tốn
Phấn đấu đến cuối năm 2017,àiĐơngiảnhóakiểmtrachuyênngànhKếtquảcònkhiêmtốkết quả bóng đá u17 châu âu Việt Nam đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 về chỉ số môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa. Năm 2017, đơn giản thủ tục KTCN tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm đẩy mạnh; cộng đồng DN hưởng ứng, kỳ vọng vào sự đột phá về chất và về lượng… Từ số báo này, TBTCVN sẽ có loạt bài về vấn đề này.
Trong hơn một năm qua, việc cải cách thủ tục KTCN theo Quyết định 2020/QĐ-TTg đã được các bộ, ngành nỗ lực cải cách rút gọn, tuy nhiên so với yêu cầu của Nghị quyết 19/NQ-CP kết quả còn khiêm tốn. Để rõ hơn về kết quả cũng như thách thức và giải pháp thúc đẩy cải cách thủ tục KTCN trong năm 2017, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Minh Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, Tổng cục Hải quan.
PV: Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, tiếp tục đặt ra yêu cầu các bộ, ngành phải quyết liệt trong việc cải cách thủ tục KTCN, qua đó góp phần giảm thời gian thông thương qua biên giới, phấn đấu lọt vào nhóm ASEAN 4 về môi trường kinh doanh. Vậy ông đánh giá thế nào về kết quả thực hiện mục tiêu KTCN đặt ra tại Quyết định 2026/QĐ-TTg của các bộ, ngành trong thời gian qua?
Ông Ngô Minh Hải:Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” theo Quyết định 2026/QĐ-TTg (ngày 17/11/2015), đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2016 rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa dưới 10 ngày đối với hàng xuất khẩu và dưới 12 ngày đối với hàng nhập khẩu, giảm chi phí cho DN, cho xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế...
Trong năm 2016, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành chức năng thực hiện rà soát văn bản sửa đổi, bổ sung danh mục 87 văn bản quy phạm pháp luật về KTCN thuộc phạm vi quản lý của 13 bộ, ngành theo tinh thần Quyết định 2026/QĐ-TTg. Tổ chức 3 đợt làm việc tập trung (sự tham gia của 30 - 40 cán bộ hải quan và đại diện các đơn vị chuyên môn thuộc bộ quản lý chuyên ngành) thực hiện việc rà soát, áp mã số HS (mã hàng hóa) đối với hàng hóa thuộc diện quản lý và KTCN thuộc bộ quản lý.
|
Nhìn chung, các bộ, ngành đã có sự quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tích cực phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động KTCN đối với hàng hóa. Một số văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế mới đã đưa nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong việc quản lý và KTCN; loại bỏ và thay thế một số văn bản không còn phù hợp với thực tế, gây cản trở hoạt động của DN (như Thông tư 37/2015/TT-BCT).
Những nỗ lực của các bộ, ngành trong việc cải cách thủ tục KTCN nêu trên bước đầu đã được cộng đồng DN và tổ chức tài chính quốc tế ghi nhận.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năm 2016 môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 9 bậc (từ vị trí 91/189 lên vị trí 82/190 của bảng xếp hạng). Đáng chú ý là chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” tăng 15 bậc (từ vị trí 108 lên vị trí 93) thông qua việc giảm thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến XNK.
PV: Thưa ông, trên thực tế, ý kiến từ phía các chuyên gia kinh tế và cộng đồng DN còn cho rằng, hệ thống thủ tục văn bản quy định KTCN còn phức tạp, là rào cản, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. Ông nhìn nhận thế nào về ý kiến này?
Ông Ngô Minh Hải:Quá trình cải cách thủ tục KTCN liên quan đến trách nhiệm thẩm quyền của các bộ, ngành nên việc rà soát, bàn luận và đi đến thống nhất, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản pháp quy, đòi hỏi phải cân nhắc giữa mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và yêu cầu quản lý.
Qua thực tế thực hiện Quyết định 2026/QĐ-TTg thời gian qua nổi lên một số hạn chế ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh đơn giản thủ tục KTCN đáng lưu ý.
Một là, hiện nay văn bản quy phạm pháp luật về KTCN ban hành nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 30/11/2016 có 362 văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, KTCN đối với hàng hóa XNK do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành.
Hai là, qua khảo sát thực tế tại một số cơ quan/tổ chức KTCN, việc xin giấy phép, cấp giấy chứng nhận, đăng ký kiểm tra, trả kết quả chủ yếu làm thủ công. DN nộp hồ sơ giấy, nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm tra/cơ quan cấp phép và nhận lại kết quả bằng giấy. Nhiều cơ quan, tổ chức KTCN chưa áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong việc phân tích đánh giá thông tin về DN để thực hiện KTCN, dẫn đến kiểm tra nhiều, kiểm tra trùng lắp, cùng một mặt hàng, hãng sản xuất nhưng lần nào DN cũng phải kiểm tra; kết quả kiểm tra nhiều lần, nhiều lô nhưng phát hiện rất ít.
Ba là, việc phối hợp, trao đổi thông tin về kết quả KTCN giữa các cơ quan, đơn vị liên quan còn nhiều hạn chế, do đó cũng làm kéo dài thời gian giải quyết thủ tục cho DN.
PV: Với vai trò chủ trì và phối hợp thực hiện cải cách thủ tục KTCN theo Quyết định 2026/QĐ-TTg, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính sẽ có hành động cụ thể nào trong năm 2017, thưa ông?
Ông Ngô Minh Hải:Để đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg, cuối năm 2016, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với một số đơn vị chuyên môn thuộc các bộ tổ chức đợt rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý chuyên ngành và KTCN đối với hàng hóa XNK.
Đối chiếu yêu cầu tại Nghị quyết 19/NQ-CP, Quyết định 2016/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã tổng hợp 76 nhóm văn bản và kiến nghị các bộ sửa đổi, bổ sung.
Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan, sau khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và đề xuất cải cách thủ tục KTCN của Bộ Tài chính, từ cuối tháng 12/2016 đến nay, nhiều bộ, ngành đã nhanh chóng bãi bỏ, thay thế những quy định theo hướng tạo thuận lợi, chủ động cho DN, tiết giảm tần xuất kiểm tra hàng hóa.
Tiêu biểu như Thông tư số 36/2016/TT-BCT (ngày 28/12/2016) quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, thay thế Thông tư số 07/2012/TT-BCT (ngày 4/4/2012).
Trong tháng 3/2017, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức đợt làm việc tập trung với đại diện các đơn vị chuyên môn thuộc bộ quản lý chuyên ngành tiếp tục rà soát, áp mã số HS đối với hàng hóa thuộc diện quản lý và KTCN thuộc bộ quản lý căn cứ theo mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, Quyết định 2016/QĐ-TTg.
PV: Xin cảm ơn ông!
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng văn bản đề nghị sửa đổi là 28 văn bản; Bộ Công thương 12 văn bản, Bộ Y tế 9 văn bản, Bộ Giao thông vận tải: 7 văn bản, Bộ Khoa học và Công nghệ 6 văn bản, Bộ Xây dựng 4 văn bản, Bộ Thông tin và Truyền thông 3 văn bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 văn bản, Bộ Công an 2 văn bản, Bộ Quốc phòng 2 văn bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1 văn bản. |
Hải Linh (thực hiện)
相关推荐
- Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- Đưa nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp vào thực tiễn cuộc sống
- Kiên Giang phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ 9,5% trở lên
- Cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 818 đoạn từ Quốc lộ 1 đến Quốc lộ N2
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Lấy ý kiến đóng góp 3 dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Nâng cao kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí
- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thu hút container vào cảng