发布时间:2025-01-10 20:21:24 来源:88Point 作者:La liga
Kỳ 2: Cần siết chặt việc khai thác khoáng sản
Việc khai thác cát bát nháo đang diễn ra trên lòng hồ Dầu Tiếng đã gây ra nhiều hệ lụy khiến người dân bức xúc. Thế nhưng, chính quyền địa phương lại chưa chặt chẽ trong việc quản lý theo đúng thẩm quyền. Trước sự việc này, ngành chức năng đang khẩn trương đề xuất lãnh đạo tỉnh triển khai kế hoạch để siết chặt công tác quản lý đối với việc khai thác khoáng sản.
Khi thấy P.V đưa máy lên ghi hình, tài xế xe chở cát mới chịu dừng xe để leo lên phủ bạt. Thời gian qua, những chiếc xe chở cát “khủng” này đã gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực
Sử dụng chung giấy phép khai thác
Như chúng tôi đã phản ánh trong số báo trước, hiện trên lòng hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng đang xuất hiện tình trạng ồ ạt khai thác cát gây nguy cơ thất thoát nguồn tài nguyên, ảnh hưởng môi trường sống của người dân. Vì sao số doanh nghiệp lập bến bãi khai thác ở khu vực Bưng Bàng ngày một nhiều và họ có được cấp phép hay không? Chúng tôi đã đến xã Minh Hòa để tìm hiểu sự việc.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, cán bộ môi trường xã Minh Hòa cho biết: “Hiện ngoài 2 công ty được tỉnh cấp phép khai thác cát trên lòng hồ là Công ty CP Khoáng sản & Xây dựng Bình Dương và DNTN Hòa Bình thì trên địa bàn xã còn có Công ty TNHH D.Đ.L cũng có phép khai thác. Công ty này do phía Tây Ninh cấp phép. Ở khu vực Bưng Bàng thuộc ấp Hòa Lộc có 4 doanh nghiệp (DN) tư nhân khác đang khai thác, ở tổ 9, ấp Hòa Thành thì có 2 DN. Đa phần các DN này đang hợp tác với Công ty D.Đ.L để khai thác chung giấy phép theo kiểu gia công cho công ty này”. Như vậy, có thể hiểu, Công ty D.Đ.L được Tây Ninh cấp phép, nhưng hiện tại đang hoạt động trên địa bàn đất Bình Dương. Theo tìm hiểu của P.V, Công ty D.Đ.L được phép khai thác 20.000m3/ năm, nhưng thực tế sản lượng khai thác của các DN gia công cho công ty này cao hơn gấp nhiều lần so với giấy phép. Anh Nguyễn Văn Hiếu, người dân ở ấp Hòa Lộc nói: “Tôi không hiểu cơ quan chức năng quản lý thế nào mà một công ty được tỉnh bạn cấp phép lại có nhiều bến bãi trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hàng ngày, xe cộ của công ty này phá nát đường, làm ô nhiễm môi trường sống quanh khu vực, nhưng công ty này có đóng thuế cho tỉnh mình không?”.
Trao đổi với P.V về công tác quản lý thuộc thẩm quyền cấp cơ sở, ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Hòa, cho biết: “Lâu nay, chúng tôi chỉ biết ngoài 2 công ty được tỉnh cấp phép đang hoạt động khai thác khoáng sản tại lòng hồ Dầu Tiếng, địa phương còn có 6 DN khác. Những DN này đang gia công khai thác cát đối với công ty nào tại lòng hồ thì chúng tôi cũng không rõ vì việc này có lãnh đạo cấp trên đã đồng ý cho các đơn vị khai thác theo kiểu gia công. Chúng tôi chỉ được phép phối hợp với đơn vị cấp trên khi tiến hành tổ chức kiểm tra đối với những công ty này”. Ông Liêm cho biết thêm, thỉnh thoảng đoàn liên ngành của xã, huyện có tổ chức đi kiểm tra tại các bến bãi khai thác cát tại ấp Hòa Lộc. Lần gần đây nhất, tổ công tác chỉ lập biên bản xử phạt một DN vi phạm “tàng trữ số cát quá quy định”.
Trả lời câu hỏi của P.V về công tác tuần tra, xử phạt xe chở quá tải gây hư đường, ông Liêm cho biết: “Tôi đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, nhưng việc này chưa được thực hiện nghiêm. Lực lượng CSGT mỗi khi xuất hiện, là cánh tài xế ẩn nấp. Cũng vì thế mà người dân cho rằng, nhìn lưu lượng xe tải chạy trên đường là biết có CSGT hay không? Hiện nay, loại xe chở cát có trọng tải lớn từ 30 - 50 tấn, chỉ nhìn sơ cũng biết quá tải so với các tuyến đường trên địa bàn. Theo tôi, ngành chức năng cần quản lý chặt những đơn vị nào có xe “khủng”, nếu cần thiết thì cấm luôn loại xe này vào vận chuyển cát. Giữa năm 2014, sau khi đoàn thanh tra của tỉnh đến kiểm tra tuyến đường ĐT749B đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền địa phương đã cho tu sửa lại sau đó. Hiện nay, nhiều nơi mặt đường đã bị bong tróc trở lại, nguyên nhân là do xuất hiện đoàn xe “khủng” chở cát quá tải”.
Để tìm hiểu rõ hơn về việc các công ty đang đứng chân khai thác cát trên lòng hồ Dầu Tiếng, đặc biệt là việc công ty nào được cấp phép, hoặc được gia công, P.V cố gắng liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Công Nhân, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường (TN-MT) huyện Dầu Tiếng, ông này trả lời: “Tôi bận đi họp” và cho biết ngắn gọn: “Việc cấp phép là do Sở TN-MT quản lý!”.
Còn lỏng lẻo trong quản lý
Trao đổi với P.V về việc các DN được cấp phép khai thác cát trên lòng hồ Dầu Tiếng, cũng như việc phân cấp quản lý để siết chặt việc khai thác cát tại địa phương này, bà Nguyễn Thị Hồng Thúy, Phó Trưởng phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản khí tượng thủy văn, Sở TN-MT tỉnh, cho biết: “Hiện trên lòng hồ Dầu Tiếng có 2 đơn vị được cấp phép khai thác cát là Công ty CP Khoáng sản & Xây dựng Bình Dương và DNTN Hòa Bình. Các DN còn lại chỉ khai thác theo kiểu gia công. Khi được cấp phép khai thác cát, các công ty được chia khu vực khai thác rõ ràng. Theo Luật DN, các công ty này được quyền cho đơn vị khác gia công. Quy trình khai thác phải đi song hành với việc bảo vệ nguồn tài nguyên, được quy định khá chặt chẽ trong thủ tục cấp phép khai thác. Nếu các công ty “mẹ” cho đơn vị khác gia công có xảy ra sai sót, vi phạm việc khai thác, khi bị phát hiện thì công ty “mẹ” phải chịu trách nhiệm trước cơ quan chức năng”.
Trả lời câu hỏi vì sao Công ty D.Đ.L được tỉnh Tây Ninh cấp phép khai thác nhưng lại hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bà Thúy cho biết: “Như tôi đã nói, khi được cấp phép, các công ty có quyền khai thác theo khu vực đã được phân định. Vì lòng hồ Dầu Tiếng rất rộng, nên Công ty D.Đ.L được cấp phép khai thác sát địa bàn xã Minh Hòa”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tuy Công ty D.Đ.L không trực tiếp lập bến bãi khai thác trên đất Bình Dương, nhưng những DN gia công cho công ty này được cơ quan chức năng trong tỉnh cấp phép lập bến bãi khai thác tại xã Minh Hòa là có thật. Việc này đã gây ra nhiều bất cập trong quản lý, gây ra nhiều hệ lụy trong khu vực.
Bà Thúy cho biết hiện một số địa phương chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, còn đùn đẩy trách nhiệm, cho rằng đây là việc của cấp tỉnh. Mặt khác, một phần do trình độ, năng lực cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế, vì thế địa phương quản lý địa bàn chưa sâu sát, không ngăn chặn kịp thời việc khai thác quá mức; chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản. UBND cấp huyện xử lý vi phạm chưa nghiêm, đôi khi chưa đủ các hành vi vi phạm. “Tới đây, Sở TN-MT sẽ rà soát lại việc cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn, qua đó lập báo cáo tham mưu cho UBND tỉnh để siết chặt tình trạng khai thác cát trên lòng hồ Dầu Tiếng, cũng như một vài khu vực trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai” - bà Thúy nhấn mạnh.
Ông Bùi Xuân Đại, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, đơn vị được giao trách nhiệm quản lý hồ Dầu Tiếng cho rằng: “Việc quản lý khai thác cát trên lòng hồ Dầu Tiếng được chúng tôi quản lý khá chặt chẽ. Hiện công ty có một đội tuần tra hơn 20 nhân viên, có đủ điều kiện để tuần tra trên mặt hồ. Lực lượng này có thể tuần tra, kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào. Hiện trên lòng hồ có 12 đơn vị được cấp phép khai thác cát. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị được cấp phép, Bình Dương có 2 đơn vị và Bình Phước có một đơn vị. Theo quy định, những công ty, DN khi khai thác phải cách bờ chắn sóng 500m và cách đập chính là 1km. Thời gian gần đây, khi tuần tra, lực lượng của công ty chưa phát hiện sai phạm nào của đơn vị khai thác, cũng như không phát hiện các đơn vị khai thác trái phép!”.
相关文章
随便看看