您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kèo cúp c3】Tiềm năng đầu tư và phát triển 正文
时间:2025-01-10 00:50:22 来源:网络整理 编辑:Cúp C1
Với vị trí thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ, nguồn nguyên liệu phong phú, cơ kèo cúp c3
Với vị trí thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ,ềmnăngđầutưvphttriểkèo cúp c3 nguồn nguyên liệu phong phú, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, lao động dồi dào, trong khi tỉnh còn rất nhiều dự án cần nhà đầu tư, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến Hậu Giang khai thác.
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch. Ưu tiên khuyến khích đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, hoàn thiện hạ tầng, phát triển đô thị... nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nhiều nhà máy chế biến thủy sản đầu tư vào Hậu Giang hoạt động có hiệu quả.
Nhiều dự án chưa được khai thác
Theo ngành chức năng tỉnh, ngành công nghiệp chủ lực của Hậu Giang hiện còn nhiều tiềm năng là chế biến lương thực - thực phẩm. Có giá trị sản lượng lớn sau sản xuất lúa gạo là chế biến thủy hải sản, mía đường, khóm và rau quả, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, cơ cấu lao động và xuất khẩu. Hiện nay, lĩnh vực này chưa khai thác hết tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Riêng các dự án chế biến sản phẩm sau đường như cồn, phân vi sinh, vi lượng, bánh kẹo, rượu... chưa có dự án đầu tư nên rất cần kêu gọi nhà đầu tư.
Ngoài ra, nhiều ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời như đan đát, thêu ren, đóng ghe, xuồng, đồ gỗ, in lụa, sơn mài, chạm khảm, điêu khắc… với đội ngũ đông đảo thợ thủ công lành nghề đang ở thời kỳ khôi phục và phát triển, rất cần vốn đầu tư để mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung, phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư; từng bước tiến hành thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; ban hành chính sách ưu đãi thống nhất để thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển đô thị, xuất khẩu và tăng thu ngân sách.
Đối với ngành thương mại phát triển khá đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên, là khu vực hoạt động năng động nhất trong nền kinh tế, là cầu nối kích thích khu vực công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Dịch vụ thương mại là ngành có giá trị sản lượng lớn thứ ba sau ngành sản xuất lúa gạo và công nghiệp chế biến. Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhất là các chợ đầu mối, chợ nông thôn đang được quy hoạch, tổ chức sắp xếp lại và được đầu tư để làm vai trò trung chuyển hàng hóa của một số chợ trung tâm. Tỉnh cũng đã ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi về đầu tư phát triển chợ.
Riêng ngành dịch vụ du lịch có nhiều tiềm năng nhưng còn non trẻ, chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử. Do đó, thời gian tới tỉnh rất cần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Hậu Giang đang có chủ trương phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang nét đặc thù riêng, xã hội hóa dịch vụ du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh du lịch; đầu tư nâng cấp các tuyến đường dẫn đến điểm du lịch. Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư nhân và các doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư các điểm du lịch ở những địa danh có khả năng thu hút khách bằng những cơ chế chính sách ưu đãi nhất. Để từ đó xây dựng Hậu Giang thành một quần thể du lịch trọng điểm, liên hoàn của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là cụm du lịch trung tâm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Tây sông Hậu.
Lợi thế phát triển nông nghiệp
Hiện tỉnh Hậu Giang đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư các dự án để giải quyết các nguồn nguyên liệu dồi dào của tỉnh như: lúa gạo, thủy sản, mía đường, khóm, trái cây các loại. Kêu gọi đầu tư các ngành trọng điểm kinh tế nông nghiệp, tạo nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả an toàn để nhân rộng nhằm tăng diện tích có giá trị sản xuất từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên ở những nơi có điều kiện. Bên cạnh đó, kêu gọi đầu tư khai thác vùng đất viên lang bãi bồi, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 5.200ha. Kêu gọi đầu tư thực hiện có hiệu quả về hợp đồng bao tiêu nông sản hàng hóa, chương trình liên kết 4 nhà, đặc biệt là chương trình hợp tác phát triển trong và ngoài nước về lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh liên kết hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, hộ nông dân. Thời gian qua, tỉnh cũng đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh mía, lúa chất lượng cao, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái đặc sản, rau xanh… gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, từng bước hình thành mô hình “mỗi địa phương mỗi sản phẩm” độc đáo khác biệt, phù hợp với các dự án đầu tư trên địa bàn.
Đối với sản xuất lúa, gạo là ngành có giá trị sản xuất và đóng góp quyết định lớn nhất trong khu vực kinh tế nông nghiệp, ổn định diện tích đất canh tác lúa gần 80.000ha đất lúa; sản lượng ổn định 1,2 triệu tấn/năm, là tỉnh có sản lượng lúa lớn ở châu thổ sông Mekong. Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng được 5 cánh đồng lúa lớn với tổng diện tích 1.758ha. Hệ thống thủy lợi tạo nguồn được đầu tư và phát huy hiệu quả nên tỉnh Hậu Giang có đủ điều kiện kêu gọi các dự án sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi thủy sản được xem là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản gần 54.000ha, ngoài ra còn khoảng 15.000ha mặt nước sông, rạch với sản lượng thủy sản khai thác 33.000-35.000 tấn/năm. Ngành thủy sản phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 206.000 tấn vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 15-16% năm. Diện tích và quy mô nuôi trồng thủy sản gia tăng theo từng năm. Đối với cây ăn trái đặc sản, tỉnh Hậu Giang đã hình thành một số vùng trồng tập trung cây ăn trái nhiệt đới gần 21.000ha, sản lượng 150.000 tấn/năm với các giống cây ăn trái đã được cải thiện, có nguồn gen quý hiếm như: cam, quýt, bưởi Năm Roi Phú Hữu, nhãn, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, chôm chôm, xoài, dâu... kết hợp khai thác du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu nên diện tích, sản lượng cây ăn trái phát triển cầm chừng.
Riêng về cây mía được canh tác lâu đời ở tỉnh Hậu Giang, diện tích hiện có hơn 10.000ha, sản lượng hơn 1 triệu tấn mía/năm tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh. Xét về mặt sản phẩm, ngoài sản phẩm chính là cây mía nguyên liệu để chế biến đường, cây mía còn là nguyên liệu hoặc trực tiếp, gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp như bánh kẹo, rượu cồn, nước giải khát, rượu bia, bột giấy, ván ép, thức ăn gia súc, phân bón vi sinh... Các sản phẩm phụ của mía đường nếu khai thác triệt để, giá trị có thể tăng gấp 3-4 lần giá trị của chính phẩm (đường ăn) nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có các dự án này. Bên cạnh đó, tỉnh còn có các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã được nhân rộng, nhiều trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn đang phát triển để chuẩn bị cho bước phát triển ngành chế biến thịt, đồ hộp xuất khẩu tại các khu, cụm công nghiệp nhằm tăng nhanh nguồn thực phẩm có giá trị này của địa phương…
THANH TRÚC
Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol2025-01-10 00:37
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng các giải pháp cho thị trường vàng2025-01-10 00:07
Thấy Quản lý thị trường, nhiều cửa hàng tại Sài Gòn Square đóng sập cửa2025-01-09 23:45
Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ ngày 2/42025-01-09 23:19
Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần2025-01-09 23:12
Kế hoạch đầu tư công có tiềm năng bị tác động bởi nhóm lợi ích2025-01-09 22:49
Phí BOT của Việt Nam ở mức thấp so với thế giới2025-01-09 22:37
“Chìa khóa” thoát nghèo bền vững2025-01-09 22:37
Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước2025-01-09 22:33
Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức rời vị trí Thủ tướng2025-01-09 22:26
'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau2025-01-10 00:25
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Campuchia, Singapore2025-01-10 00:11
Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ADB2025-01-10 00:07
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Khu di tích K92025-01-09 23:40
Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới2025-01-09 23:20
Khánh Hoà: Chung tay gỡ khó cho ngành thuỷ sản2025-01-09 23:17
Thêm 2.800 hộ dân vùng sâu Sơn La sắp có điện2025-01-09 23:13
Tạo sự khác biệt và đẳng cấp2025-01-09 23:05
Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập2025-01-09 22:53
Khó giải quyết làn sóng di cư từ Libya2025-01-09 22:25