【lịch thi đấu bóng đá bundesliga đức】Tiếp sức đồng bào nghèo vùng DTTS và miền núi

时间:2025-01-25 16:10:31 来源:88Point

BP - Bình Phước có 40 dân tộc thiểu số (DTTS),ếpsứcđồngbagraveonghegraveovugravengDTTSvagravemiềlịch thi đấu bóng đá bundesliga đức 20,1% số dân toàn tỉnh. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên về văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào DTTS... Tuy nhiên, phần lớn hộ DTTS sinh sống ở vùng khó khăn, biên giới, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế - xã hội chậm phát triển nên đời sống còn khó khăn. Do vậy, Đề án Thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn Bình Phước giai đoạn 2017-2020 (theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ) sẽ tiếp thêm sức mạnh để đồng bào DTTS trong tỉnh phát triển bền vững.

Phấn đấu giảm hộ nghèo vùng DTTS và miền núi 2-2,5%/năm

Mục tiêu của đề án tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng DTTS và miền núi với các khu vực khác của tỉnh. Góp phần giảm hộ nghèo vùng DTTS và miền núi từ 2-2,5%/năm (hộ nghèo xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất hoặc không có đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn. Hoàn thành các dự án định canh, định cư tập trung theo Quyết định số 1342/2009/QĐ-TTg. Tạo điều kiện thuận lợi để hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg, từ năm 2014-2016, toàn tỉnh hỗ trợ chuyển đổi nghề được 1.253 hộ. Trong ảnh đồng bào S’tiêng ở xã Nghĩa Trung (Bù Đăng) học nghề cạo mủ cao su

Theo đề án, các chính sách đặc thù gồm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, ấp, sóc (thôn) đặc biệt khó khăn. Trong đó đối tượng được hưởng là hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh và những hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn sống bằng nghề nông - lâm nghiệp thiếu đất ở, đất sản xuất theo mức bình quân của tỉnh, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán. Về hỗ trợ đất ở, thực hiện tuyên truyền, vận động nhằm huy động, vận động từ gia đình, dòng tộc, cộng đồng san sẻ, trợ giúp các hộ đồng bào DTTS nghèo trong tỉnh và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn thiếu hoặc không có đất ở.

Hỗ trợ đất sản xuất căn cứ mức bình quân chung và tùy thuộc vào khả năng quỹ đất hiện có của từng huyện, thị xã, bình quân 0,5 ha/hộ đối với đất rẫy, đất trồng cây lâu năm và 0,25 ha/hộ đối với đất ruộng. Hộ chưa có đất sản xuất được địa phương trực tiếp giao đất theo định mức quy định hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền tối đa 15 triệu đồng/hộ từ ngân sách nhà nước và được vay tín dụng theo định mức cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ (giai đoạn này mức tối đa 50 triệu đồng/hộ); thời gian vay không quá 10 năm với mức lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ.

145 tỷ 991,5 triệu đồng thực hiện chính sách đặc thù

Mức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho hộ thiếu đất sản xuất theo quy định chung của tỉnh được hỗ trợ chuyển đổi nghề (mua máy móc, con giống, học nghề...) từ ngân sách nhà nước bằng tiền tối đa 5 triệu đồng/hộ và vay tại ngân hàng chính sách xã hội quy định cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ. Trường hợp các hộ có nhu cầu tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất thì UBND cấp huyện hướng dẫn các hộ thuộc đối tượng hưởng chính sách thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật; mức hỗ trợ và vay vốn theo số tiền giao dịch thực tế nhưng không vượt quá quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc.

Hỗ trợ nước sinh hoạt được ngân sách nhà nước hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước, mua vật dụng chứa nước, đào giếng... Hoặc tùy tình hình thực tế của từng thôn, ấp có thể hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định. Về hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, đối tượng được vay vốn gồm: hộ chưa có hoặc thiếu đất sản xuất (chuyển đổi nghề) quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc; hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn.

Phương thức cho vay thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; định mức cho vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo từng thời kỳ (thời kỳ hiện nay tối đa 5 triệu đồng), lãi suất và mục đích vay theo quy định. Các hộ được vay theo các nội dung đề án này không phải dùng tài sản đảm bảo tiền vay, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong vay vốn.

Toàn tỉnh có 3.503 hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được điều tra, rà soát để thụ hưởng các chính sách đặc thù gồm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, bố trí sắp xếp ổn định dân cư, vay vốn tín dụng theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó hỗ trợ đất ở 500 hộ, hỗ trợ đất sản xuất 2.428 hộ (859 hộ chưa có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất theo quy định chung chuyển đổi nghề 1.569 hộ), hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 1.907 hộ, vay vốn tín dụng ưu đãi 2.428 hộ. Tổng kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù là 145 tỷ 991,5 triệu đồng, trong đó Trung ương đầu tư hỗ trợ 23 tỷ 591,5 triệu đồng; ngân sách tỉnh chi phí quản lý 1 tỷ đồng; vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh 121,4 tỷ đồng.

Nam Khánh

推荐内容