【bảng xếp hạng giải quốc gia thổ nhĩ kỳ】Thiếu xăng cục bộ, Quản lý thị trường đối thoại khẩn với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

 人参与 | 时间:2025-01-25 23:11:53
Đảm bảo thông quan 24/7 cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu dịp nghỉ lễ
Vi phạm về chất lượng,ếuxăngcụcbộQuảnlýthịtrườngđốithoạikhẩnvớidoanhnghiệpđầumốixăngdầbảng xếp hạng giải quốc gia thổ nhĩ kỳ một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị đề nghị mức phạt trên 1,6 tỷ đồng
Thiếu xăng cục bộ, Quản lý thị trường đối thoại khẩn với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
Lực lượng QLTT An Giang giám sát, kiểm tra tại cửa hàng bán xăng. Ảnh: Cục QLTT An Giang cung cấp

Trong bối cảnh tình hình xăng dầu trên địa bàn An Giang có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, ngày 4/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) An Giang đã tổ chức đối thoại với các đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu trên địa bàn nhằm ghi nhận, khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ trên địa bàn.

Tại buổi đối thoại, đại diện một số doanh nghiệp đầu mối cung ứng xăng dầu cho biết, qua 8 tháng năm 2022, tình hình kinh doanh xăng dầu của cả nước nói chung và An Giang nói riêng diễn biến bất thường. Có thể nói đây là năm rất khó khăn với doanh nghiệp (không chỉ là thương nhân nhượng quyền và tất cả các đầu mối nhập khẩu) trước biến động giá cả lên xuống liên tục.

Từ tháng 7/2022 đến nay, giá xăng, dầu giảm liên tục cho đến ngày 11/8, giá xăng chỉ còn 25.340 đồng; dầu là 22.900 đồng (giá vùng 1). Khi giá giảm thì tất cả các đầu mối lỗ liên tiếp. Đây cũng là hệ lụy làm đứt gãy nguồn cung.

Ông Huỳnh Ngọc Hồ, Phó Cục trưởng, Phụ trách Cục QLTT An Giang cho biết, thực hiện chỉ đạo khẩn của Thứ trưởng Bộ Công Thương và Tổng Cục QLTT về việc xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, Cục QLTT An Giang đã chỉ đạo các đội QLTT kiểm tra, xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, đặc biệt tổ chức xác minh và làm rõ 12 cửa hàng tạm ngưng hoạt động mà đơn vị đã kiểm tra, ghi nhận trước đó.

Ông Huỳnh Ngọc Hồ cho biết thêm, theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, khi phát hiện cửa hàng nào thiếu hoặc hết xăng dầu, QLTT phải làm rõ nguyên nhân. Cụ thể, nếu có dấu hiệu thương nhân cung cấp xăng dầu (thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý) không đáp ứng đủ hàng theo yêu cầu của đại lý, thương nhân nhận nhượng quyền thì phải làm việc với thương nhân cung ứng, có đối chiếu lượng hàng nhập, xuất; lượng cung ứng tháng trước so với tháng này cho đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ để làm rõ do thương nhân cung ứng xăng dầu cấp hàng thiếu, do cửa hàng bán lẻ đặt hàng ít hơn, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao hay do nguyên nhân nào khác.

Sau khi Cục QLTT tỉnh An Giang thông tin tình hình, lý do về tình trạng tạm ngưng, hết xăng, hết dầu và hết cả xăng lẫn dầu của các cửa hàng trực thuộc, đại lý thuộc hệ thống của các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp giải trình, có kế hoạch để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên địa bàn, phần lớn các doanh nghiệp đã cam kết sẽ đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho các cửa hàng trực thuộc, đại lý trên địa bàn tỉnh ngày trong ngày mai (5/9/2022).

Trước đó, Cục QLTT An Giang đã chỉ đạo các Đội QLTT giám sát các cơ sở bán lẻ xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh.

Trong ngày 2/9, các Đội QLTT An Giang đã tổ chức giám sát gần 600 cơ sở bán lẻ xăng dầu, kết quả có 570 cơ sở đang hoạt động, trong đó có 22 cửa hàng hết xăng và dầu; 7 cửa hàng hết xăng; 25 cửa hàng hết dầu; 12 cửa hàng tạm ngưng hoạt động.

Trong ngày 2/9, các doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn An Giang gồm doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý có văn bản gửi Sở Công Thương cam kết và giải trình một số nội dung, như: Đảm bảo nguồn cung, nguồn hàng cho hệ thống, cố gắng duy trì trong tình trạng lỗ, không có hoa hồng, cam kết đảm bảo nguồn xăng liên tục,…

Trước đó, ngày 1/9/2022, Cục Quản lý thị trường An Giang đã phân công tổ công tác làm việc Chi nhánh Công ty cổ phần dầu khí Mê Kông tại An Giang về tình hình xăng, dầu của một số cửa hàng thuộc hệ thống và Công ty cổ phần dầu khí Đại Đông Dương - Chi nhánh An Giang về một số nội dung liên quan đến nguồn cung xăng dầu thuộc hệ thống chi nhánh do các doanh nghiệp phân phối.

Không chỉ An Giang, một số địa phương tại miền Tây cũng có tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ. Theo báo cáo của Cục QLTT Sóc Trăng, từ ngày 28/8 đến ngày 31/8/2022, qua kiểm tra khảo sát của lực lượng QLTT, các cửa hàng trên địa bàn mở cửa hoạt động bình thường nhưng một số trường hợp hết xăng còn dầu, có cửa hàng còn dầu nhưng hết xăng….

Các đội QLTT Sóc Trăng đã tổ chức giám sát 445 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn và lập biên bản xác minh làm việc 20 cửa hàng có tình trạng hết xăng hoặc hết dầu. Qua làm việc hầu hết các cửa hàng thông tin thương nhân đầu mối cung cấp hàng về không kịp thời hoặc cung cấp hàng nhỏ giọt cho các cửa hàng.

Cục QLTT Sóc Trăng và Sở Công Thương Sóc Trăng đã mời các thương nhân đầu mối cung cấp xăng dầu cho thị trường Sóc Trăng đến làm việc, yêu cầu các đầu mối cam kết cung ứng hàng kịp thời cho thị trường.

Tại buổi làm việc, đại diện thương nhân là các chi nhánh thực hiện phân phối xăng dầu cho thị trường Sóc Trăng trình bày nhiều lý do như do Công ty cung cấp hàng xuống chưa kịp thời, cung theo sản lượng bình quân ba tháng liền kề, xe các cửa hàng nhận hàng chậm không kịp đáp ứng nhu cầu người dân, công ty gặp sự cố chưa kịp phục hồi… Mặc dù vậy, tại buổi làm việc các chi nhánh của thương nhân đầu mối cam kết đề xuất công ty mẹ tăng nguồn cung cho chi nhánh, đảm bảo nguồn cung cho người dân trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra tình trạng cửa hàng hết xăng dầu...

顶: 55踩: 14267