当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【india mizoram premier league】Chính thức đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước

ô tô

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Ảnh: Thaco.

Giảm thu khoảng 3.700 tỷ đồng

Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ,ínhthứcđềnghịgiảmlệphítrướcbạôtôsảnxuấttrongnướindia mizoram premier league căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự thảo nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn.

Dự án nghị định đã được gửi lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, dự thảo đã được gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương để đánh giá tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Bộ Tài chính đã nhận được 47 ý kiến tham gia, trong đó 14 ý kiến tham gia của các bộ, ngành; 27 ý kiến tham gia của các địa phương; 6 ý kiến tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác.

Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và nội dung của dự thảo nghị định (40/47 ý kiến nhất trí hoàn toàn).

Sau đó, Bộ Tài chính có công văn gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Đến ngày 19/6, Bộ Tư pháp có Báo cáo thẩm định số 127/BCTĐ-BTP về dự án nghị định. Ngay trong ngày, Bộ Tài chính đã nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện và trình Chính phủ.

Bộ Tài chính cho biết, theo đánh giá sơ bộ, việc điều chỉnh giảm 50% LPTB đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước dự kiến tác động giảm thu ngân sách địa phương 6 tháng cuối năm 2020 ước tính khoảng 3.700 tỷ đồng.

Giảm lệ phí nhằm kích cầu thị trường

Theo quy định hiện hành, mức thu LPTB đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự là 2%.

Riêng ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống nộp LPTB lần đầu là 10% (HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung). Mức thu từ lần thứ 2 trở đi là 2%.

Ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (pick-up) có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg nộp LPTB lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu LPTB lần đầu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Mức thu từ lần thứ 2 trở đi là 2%.

Theo các biểu số liệu trên thì số thu LPTB đối với ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu về LPTB và tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2017 chiếm 69%; năm 2018 chiếm 69,7%; năm 2019 chiếm 74,6%. Số thu LPTB ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước trung bình khoảng 16.000 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, từ tháng 12/2019, đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Hiện tại, Việt Nam đã bước đầu kiểm soát được dịch, tuy nhiên tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu chững lại, rất nhiều ngành, nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn như Thaco, Thành Công, VinFast, Toyota, Honda, Mercedes... phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, lắp ráp. Hai tác động rõ nhận thấy của dịch Covid-19 đối với ngành sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô trong nước là gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu mua ô tô suy giảm.

Theo VAMA, tính chung cả 4 tháng đầu năm 2020, doanh số bán ra của toàn thị trường giảm 38,8% (chỉ còn 60.825 xe) so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xe lắp ráp trong nước giảm 33% trong khi xe nhập khẩu giảm 40% so với cùng kỳ 2019.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị như vận tải, nhà cung ứng, nhà phân phối... cũng gặp khó khăn dây chuyền, doanh thu giảm đáng kể.

Đến nay, dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát, các hãng ô tô đã tái khởi động việc sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trước tác động nặng nề của dịch Covid-19, việc tái sản xuất và nối lại các chuỗi cung ứng sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước do lượng xe tồn kho còn cao nên công suất sản xuất, lắp ráp hiện chỉ duy trì ở mức rất thấp.

Nguyên nhân chính là do tiêu thụ ô tô đang gặp nhiều khó khăn do sức mua trong nước sụt giảm mạnh. Dự báo của các doanh nghiệp cho thấy, do tác động của dịch Covid-19, thị trường ôtô không chỉ bị ảnh hưởng trong năm 2020 có thể còn kéo dài sang các năm tiếp theo./.

Minh Anh

分享到: