【tỷ số montenegro】Bộ Y tế quản giá thuốc là phù hợp

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:11:40 评论数:

bo y te quan gia thuoc la phu hop

Hiện có hơn 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu hành. Ảnh Internet.

Các bộ quản lý giá hàng hóa của ngành mình

Bộ Tài chính cho rằng,ộYtếquảngiáthuốclàphùhợtỷ số montenegro thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính Nhà nước, việc phân công các bộ ngành quản lý giá hàng hóa, dịch vụ của ngành mình đã và đang được khẳng định tại một số Luật nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả quản lý, tránh quản lý dàn trải, chồng chéo giữa các bộ. Theo đó, hiện nay hầu hết các Luật chuyên ngành, kể cả Luật Dược hiện hành, đã giao các bộ quản lý chuyên ngành quản lý Nhà nước về giá hàng hóa, dịch vụ của ngành mình.

Trên thị trường hiện đang lưu hành khoảng 25.000 mặt hàng thuốc với khoảng 1.500 hoạt chất, mỗi hoạt chất có nhiều mặt hàng khác nhau với hàm lượng, quy cách đóng gói, dạng bào chế, nhà sản xuất khác nhau.

Ví dụ, Luật Dược giao Bộ Y tế quản lý giá thuốc. Luật Khám, chữa bệnh giao Bộ Y tế quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Luật Xây dựng, Luật Nhà ở giao Bộ Xây dựng quản lý giá lĩnh vực xây dựng cơ bản, giá cho thuê nhà ở. Luật Bưu chính, Luật Viễn thông giao Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý về giá dịch vụ bưu chính, viễn thông. Luật Đất đai giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình Chính phủ quy định khung giá các loại đất. Luật Điện lực giao Bộ Công Thương chủ trì giá điện…

Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 8 Luật Giá cũng tiếp tục khẳng định quan điểm phân công, phân cấp các bộ quản lý giá hàng hóa, dịch vụ của ngành mình. Điều khoản này nêu rõ: “Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực được pháp luật quy định”.

Sở dĩ, việc quản lý giá thuốc phải do Bộ Y tế quản lý là do thuốc phòng, chữa bệnh bao gồm nhiều hạng mục các mặt hàng có tính chuyên ngành cao (với nhiều tên gọi, tính năng…) liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và công tác khám, chữa bệnh. Bộ Y tế là cơ quan chuyên ngành quản lý lĩnh vực y tế nói chung và thuốc nói riêng, quản lý thuốc từ khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc. Ngoài ra, Bộ Y tế còn có hệ thống quản lý giá như phòng giá thuốc thuộc Cục Quản lý dược và các bộ phận thuộc Sở Y tế…

Với vai trò như vậy, hơn bất kỳ cơ quan nào khác, Bộ Y tế hiểu rõ được tình hình cung cầu thuốc, xác định trường hợp biến động bất thường, biến động giá thuốc ảnh hưởng đến công tác phòng bệnh, chữa bệnh và kinh tế- xã hội và xác định nguyên tắc kê khai giá thuốc bảo đảm xác định giá thuốc kê khai phù hợp với mặt bằng giá thị trường gắn với chất lượng.

Thị trường thuốc cơ bản ổn định

Một lý do được Bộ Tài chính đưa ra để khẳng định việc Bộ Y tế tiếp tục là cơ quan chủ trì quản lý về giá thuốc là phù hợp đó là thực tế đã chứng minh trong suốt 7 năm qua việc quản lý giá thuốc ở nước ta có hiệu quả. Thị trường thuốc cơ bản ổn định, không phát sinh các cơn sốt giá thuốc. Chỉ số CPI nhóm dược phẩm, y tế luôn ở nhóm thấp hơn CPI chung.

Bên cạnh đó, theo các số liệu khảo sát cho thấy, giá thuốc ở Việt Nam ở mức phù hợp so với thế giới và thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo số liệu khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức chênh lệch giữa giá thuốc tên gốc so với mặt bằng chung quốc tế và ở các cơ sở y tế công lập của Việt Nam thấp hơn mặt bằng chung quốc tế và ở trong giới hạn được cho là mức giá phù hợp (từ 1-1,5 lần), giá thuốc tên gốc ở Việt Nam thấp hơn (1-2 lần) so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (Thượng Hải), Thái Lan, Philippines, Indonesia. Mức chênh lệch của giá thuốc biệt dược so với giá tham khảo quốc tế tại khu vực công lập của Việt Nam nằm trong khoảng trung bình so với số liệu quốc tế.

Kết quả khảo sát giá thuốc tại Trung Quốc và Thái Lan cho thấy giá thuốc trúng thầu tại Thái Lan cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 3,17 lần, giá thuốc thanh toán cho bệnh nhân tại Trung Quốc cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 2,25 lần.

Ngoài ra, thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người và mang tính chuyên ngành cao, do đó phải cần có bộ quản lý chuyên ngành quản lý về giá. Trên thị trường hiện đang lưu hành khoảng 25.000 mặt hàng thuốc với khoảng 1.500 hoạt chất, mỗi hoạt chất có nhiều mặt hàng khác nhau với hàm lượng, quy cách đóng gói, dạng bào chế, nhà sản xuất khác nhau.

Bộ Y tế với vai trò quản lý chuyên ngành, quản lý từ khâu sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, dự trữ lưu thông, cung cầu thuốc, quản lý chất lượng, an toàn điều trị và đặc biệt là đã có kinh nghiệm quản lý giá thuốc trong những năm qua nên Bộ Y tế mới có đủ điều kiện đảm trách là cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc hiệu quả.

Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng, Bộ Y tế tiếp tục là cơ quan chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc như quy định tại Luật Dược hiện hành. Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan quản lý lĩnh vực tài chính sẽ có trách nhiệm quy định phương pháp định giá chung. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành mình quản lý nói chung và mặt hàng thuốc nói riêng.

Trong 2 ngày 20 và ngày 21-3-2014, Chính phủ đã có phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Cho ý kiến vào dự thảo Luật Dược (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm quản lý giá thuốc là phải thuộc Bộ Y tế.

Kết luận vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, theo quy định Luật Giá hiện hành, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về giá nói chung, Bộ chuyên ngành quản lý giá cụ thể. Theo Thủ tướng Chính phủ, để bảo đảm khách quan, minh bạch, đề xuất lập Hội đồng quốc gia quản lý giá thuốc là cần thiết.

Minh Anh

最近更新