Chi tiết lộ trình chiến lược phát triển
Tổng cục Hải quan cho biết,ẩntrươngtiếpthuhoànthiệnChiếnlượcpháttriểnhảiquangiaiđoạbảng xếp hạng uruguay về cơ bản các ý kiến đều đồng thuận với mục tiêu phát triển hải quan số, hải quan thông minh theo lộ trình 10 năm và đề nghị cần cụ thể chi tiết các nội dung cải cách để đảm bảo cho việc triển khai đạt hiệu quả, xem xét về mục tiêu mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN).
Ý kiến của một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu để thiết kế tiến độ thời gian thực hiện đối với các chỉ tiêu cần hoàn thành theo từng năm thay vì chỉ chia thành 2 giai đoạn 2025 và 2030 như dự thảo. Trên cơ sở đó, đơn vị được giao chủ trì kịp thời phát hiện vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
|
Ngoài ra, dự thảo chiến lược phát triển hải quan đưa ra mục tiêu đến năm 2030 mức độ hài lòng của DN đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 75% trở lên trong khi Quyết định số 468/QĐ-TTg (ngày 27/3/2021) của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính” có đưa ra mục tiêu “Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025”. Do đó, cần nghiên cứu và điều chỉnh chỉ tiêu đảm bảo phù hợp và thống nhất nội dung tại hai quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các nội dung đề xuất nêu trên, Tổng cục Hải quan đã tiếp thu nghiên cứu đưa vào kế hoạch 5 năm các chỉ tiêu cụ thể hơn, với thời gian thực hiện ngắn hơn.
Về chỉ tiêu mức độ hài lòng của DN, cơ quan hải quan dự kiến điều chỉnh: “Phấn đấu mức độ hài lòng của DN đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 95% trở lên đối với các chỉ tiêu chính thuộc các nội dung: tiếp cận thủ tục hành chính hải quan, thực hiện thủ tục hành chính hải quan, sự phục vụ của công chức hải quan”.
Nâng cao hiệu quả công tác dự báo và quản lý thuế
Quan tâm góp ý dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, ý kiến của một số cục vụ trực thuộc Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cho rằng, dự thảo chủ yếu tập trung vào các nội dung về kỹ thuật, nghiệp vụ hải quan, cần bổ sung vào phần mục tiêu hoặc nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030 thêm các nội dung liên quan đến quản lý thuế, thu phí hải quan (nâng cao chất lượng dự báo thuế trên cơ sở khoa học và dữ liệu xác thực; tăng cường công tác quản lý thuế, xử lý nợ đọng thuế; hỗ trợ DN).
|
Với những ý kiến nêu trên, Tổng cục Hải quan đã tiếp thu và làm rõ các mục tiêu nội dung cụ thể về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu hải quan số, hải quan thông minh theo từng giai đoạn 2021 - 2030.
Theo đó, cơ quan hải quan nghiên cứu đưa vào dự thảo một số mục tiêu quan trọng như phấn đấu tổng thu ngân sách qua cổng thanh toán điện tử đạt 99% tổng thu ngân sách của ngành Hải quan. Các nghiệp vụ thuế được tự động hóa như tự động kiểm tra thanh toán thuế, phí, lệ phí; điện tử hóa các quy trình quản lý thuế từ khâu thu thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa.
Tổng cục Hải quan cũng tăng cường kết nối hải quan - DN góp phần tạo điều kiện để DN tích cực tham gia hợp tác với cơ quan hải quan, đóng góp thiết thực trong giám sát thực thi pháp luật về thuế và hợp tác nâng cao hiệu quả quản lý thuế hải quan; giúp cán bộ công chức nắm được kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình hoạt động của DN, nắm được doanh thu/số thu, nộp thuế của DN.
Đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa hoạt động hải quan Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, đến nay ngành Hải quan đã cơ bản thực hiện cải cách, phát triển theo các khuyến nghị, chuẩn mực của Tổ chức Hải quan Thế giới và hải quan các nước phát triển đối với quản lý hải quan hiện đại. Do vậy, Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu “… ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới…” là hoàn toàn có cơ sở trong bối cảnh Hải quan Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách, xây dựng hải quan số, hải quan thông minh. Để thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, Tổng cục Hải quan tiếp tục ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN. Tính đến năm 2021, ngành Hải quan đã trang bị, đưa vào sử dụng 15 máy soi container; 2.000 thiết bị seal định vị, 39 hệ thống camera giám sát hải quan, nhận dạng; 83 hệ thống máy soi hành lý, hàng hóa; 35 cân ô tô; 15 máy đo phóng xạ và 45 máy phát hiện, cảnh báo phóng xạ. Ngoài ra, thông qua chương trình hợp tác quốc tế, Hải quan Việt Nam đã tiếp nhận 1 hệ thống phát hiện phóng xạ (Hệ thống Megaports) lắp đặt tại Cảng Tân Cảng Cái Mép và Cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép; 45 máy phát hiện ma túy để bàn và 133 máy phát hiện ma túy cầm tay; 1 hệ thống định vị giám sát trên không (thiết bị bay không người lái); 1 hệ thống phân tích giọng nói đa lớp (phát hiện nói dối). Việc ứng dụng, sử dụng các trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng hải quan, tối ưu hóa quy trình kiểm tra, giám sát hải quan phù hợp với thông lệ quốc tế và tiến trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam. Để tiếp tục kế thừa, phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục tập trung vào việc xây dựng giải pháp kết nối thông tin, dữ liệu từ các trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan đã và đang được đầu tư với hệ thống nghiệp vụ hải quan thông minh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, tạo thuận lợi thương mại, gắn với việc nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia. |
Hải Linh