【cầu lô đề miền nam】Nghề producer kiếm trăm triệu đồng/tháng: Áp lực sau bài hát triệu "view"
Nghề producer kiếm trăm triệu đồng/tháng: Áp lực sau bài hát triệu "view"
(Dân trí) - Trải qua nhiều thăng trầm, anh Tuấn, nghệ sĩ hòa âm phối khí, càng thấu hiểu hơn về nghề "làm 6 tháng ăn cả năm" này. Đối với anh, âm nhạc không có đúng, sai, mà chỉ có phù hợp hoặc không.
Nghề chọn người
Năm 18 tuổi, lần đầu đứng trên sân khấu lớn với tư cách là học trò duy nhất của nhạc sỹ Hoài Sa, anh Lai Anh Tuấn (SN 1980, ngụ tại TPHCM) vừa hồi hộp, vừa hãnh diện.
Liếc nhanh tờ giấy ghi chép tổng phổ bản nhạc, anh Tuấn nhắm nghiền mắt, hít một hơi thật sâu rồi đánh từng phím đàn đầu tiên. Khi chương trình kết thúc trong tiếng vỗ tay của khán giả, nhìn thấy nét mặt hài lòng của người thầy và nghệ sỹ trình diễn trên sân khấu, anh Tuấn vỡ òa khi giấc mơ của mình thành hiện thực.
Anh Tuấn, một nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sỹ hòa âm phối khí (producer), bắt đầu theo đuổi âm nhạc từ năm… 3 tuổi. Ba mẹ anh kể rằng lúc ấy, anh mê nhạc đến mức cầm bộ băng đĩa cát-sét nghe suốt ngày đêm rồi ngủ quên. Dù chỉ bập bẹ được vài câu, anh đã có thể nhớ và ngân nga được đúng cao độ của bài hát.
Thấy con có thiên khiếu, ba mẹ anh Tuấn cho anh theo học đàn khi anh lên 7 tuổi. Thời đó học đàn rất khó, lại không có nhạc cụ để học. Thậm chí những người theo học nhạc còn phải chờ "dài cổ" một thầy giáo nước ngoài sang để được thầy đọc cho nghe quyển sách có chứa tư liệu ngoại.
Anh Tuấn là một trong những người may mắn thi đỗ vào nhà hát thành phố nên mới được chọn đi học. Hiểu cái khó, anh Tuấn càng tự nhắc bản thân phải nỗ lực thật nhiều để hiểu và biết âm nhạc.
"Càng học, tôi càng mê nhạc. Nhớ nhất là hôm nào đi học về, tôi cũng ghé nhà anh sinh viên có đàn piano để đứng nghe anh ấy đàn. Anh đó thấy vậy mới cho tôi vào chơi thử thì bất ngờ vì tôi không cần nhìn bản tổng phổ cũng có thể đàn được. Từ đó, anh mới giới thiệu cho tôi đi diễn ở các đêm nhạc sinh viên", anh Tuấn bộc bạch đó cũng là thời điểm anh bắt đầu con đường chơi nhạc bán chuyên.
Năm 12 tuổi, anh Tuấn đã đi biểu diễn piano và kiếm tiền ở các nhà hàng Nhật Bản. Nhiều năm sau, nhờ trở thành học trò của nhạc sỹ Hoài Sa, anh được có cơ hội làm việc với nhiều nghệ sỹ nổi tiếng và dần trở thành giám đốc âm nhạc của các chương trình lớn.
Đối với anh, sau hơn 30 năm theo nghề, anh nhận ra bản thân phải yêu âm nhạc lắm mới có thể đạt đến đỉnh cao và bám trụ với sự nghiệp đến ngày hôm nay.
"Nghề này là nghề chọn người. Muốn ở lâu với nghề, trước hết phải có thiên khiếu, kiến thức vững chắc và khả năng nhìn ra được cái "màu" của người ca sỹ.
Người làm nghề này còn phải luôn cập nhật và thay đổi. Xu hướng không bao giờ cố định, nếu chỉ làm mãi một dòng nhạc thì khó phát triển. Nhưng khó ở chỗ, họ vẫn phải biết cách tìm ra một thế mạnh của mình", anh Tuấn chia sẻ.
Kiếm vài trăm triệu/bài hát là chuyện bình thường
Nam producer cho hay người làm nghề có thể kiếm vài triệu đồng đến vài trăm triệu đồng cho một bản nhạc là chuyện bình thường. Riêng anh Tuấn, những tháng lịch trình dày đặc còn giúp anh kiếm được vài trăm triệu đồng. "Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó", anh nói.
Một producer giỏi thì trước hết phải biết cơ bản về cách chơi nhạc cụ, hiểu tính năng nhạc cụ phù hợp với từng dòng nhạc và cách hòa âm tất cả nhạc cụ lại với nhau.
Theo anh, producer chính là người "dịch" bài hát, truyền tải thông điệp mà nhạc sỹ và ca sỹ muốn mang đến cho khán giả. Như một bức tranh vừa được phác thảo, producer sẽ là người nắn nót, tô màu cho nó hoàn thiện hơn.
Vì thế, nỗi sợ lớn nhất của producer chính là mất sự kết nối về ý tưởng với khách hàng của mình. Hơn nữa, vào thời điểm lịch trình bận rộn, công đoạn làm nhạc chiếm hầu hết thời gian trong cuộc sống. Producer phải đấu tranh rất nhiều để không bị cạn ý tưởng, cũng như trở nên bị "bội thực" giai điệu.
Làm việc với nhiều khách hàng cùng lúc, anh Tuấn cũng phải gánh trên mình trách nhiệm mỗi bài nhạc tạo ra đều phải hay.
"Một bài nhạc có thể là cả sự nghiệp của người ca sỹ nên lúc nào tôi cũng tự nhắc mình lúc nào làm việc cũng dốc hết tâm huyết vào", anh Tuấn bộc bạch. Vì thế, khối lượng công việc quá nhiều càng dễ khiến producer không tránh khỏi việc bị quá tải.
Song, đặc thù công việc khác biệt của nghề này cũng khiến người làm nghề càng yêu thích hơn.
"Thời gian làm việc linh động khiến tôi không cảm thấy gò bó. Hơn nữa, nếu producer thật sự yêu âm nhạc, việc được chìm đắm vào chúng cả ngày, được làm việc với những người nổi tiếng thì quả là điều tuyệt vời", anh nói.
Ngoài ra, anh còn nói đùa nghề này là "nghề làm 6 tháng ăn cả năm". Vì từ tháng 6 đến cuối năm, khi càng có nhiều chương trình, dự án mới ra mắt, người producer sẽ được "dịp" bận rộn và kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng ở 6 tháng đầu năm, đôi khi mọi thứ rơi vào khoảng "lặng" thì đó thời là khoảng thời gian mà người làm producer nghỉ ngơi, "tái tạo" lại chất xám, cảm hứng làm việc.
Để hoàn thành một bài hát, producer thường mất khoảng 3 tiếng đến 5 ngày, tùy thuộc vào thời gian chỉnh sửa và độ khó của bài hát. Người sáng tác bài hát là người đầu tiên phác thảo lời, nốt nhạc rồi chuyển cho ca sỹ nghe thử. Nếu ca sỹ cảm thấy phù hợp, producer sẽ là người cuối cùng hoàn thiện bài hát ấy.
Một số bài đòi hỏi dàn dây giao hưởng, kèn, guitar,… thì mất nhiều thời gian hơn. Đối với những bài có quá nhiều nhạc cụ, producer cần thêm vài ngày để hoàn thành từng khâu và ghép chúng lại với nhau.
"Sau hơn 30 năm làm nghề, giờ đây tôi trăn trở nhất và cũng là điều tôi đang thực hiện, chính là đào tạo ra thế hệ producer hiểu và làm đúng về âm nhạc. Ngày nay, sự phát triển của mạng xã hội giúp cho những người đam mê âm nhạc có thể cập nhật kiến thức ngày càng nhanh và dễ dàng.
Nhưng điều đó cũng kéo theo hệ lụy là có những kiến thức không chính xác khiến người xem cũng hiểu sai về âm nhạc. Dần dà, cái sai được nhân rộng sẽ gây nguy hiểm đến nền âm nhạc chung, vô tình khiến âm nhạc đi xuống. Âm nhạc Việt Nam từ mỗi nghệ sĩ có một chất riêng giờ dần như trở thành bão hòa, ai cũng giống ai", anh Tuấn trải lòng.