Địa phương kêu thiếu vốn
Tại Hội nghị sơ kết 2 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội ngày 13/8,ôngnghiệpƯutiênnhưngkhôngđểgâyranợxấxem kết quả giải vô địch ý nhiều địa phương phản ánh quá trình triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn lúng túng do thiếu vốn, thiếu chính sách hỗ trợ.
Đại diện Lào Cai, một trong 8 tỉnh được lựa chọn thí điểm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cho biết, việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, tỉnh chưa có điều kiện để xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Một trong những nguyên nhân khiến Đề án chậm triển khai là do thiếu kinh phí.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh cũng cho hay, hiện nay, kinh phí để thực hiện các dự án đầu tư và chương trình nông thôn mới còn khó khăn, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, tạo bước đột phá cho nông nghiệp.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu, ông Phạm S, Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đề nghị các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu nợ đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông, thủy sản.
Với lĩnh vực thủy sản, Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà cũng phàn nàn việc thực hiện tái cơ cấu đối với ngành này còn nhiều vướng mắc. Nghị định 67 về hỗ trợ đóng tàu triển khai vẫn chậm, ngư dân hầu như chưa tiếp cận được vốn. "Đến nay tỉnh đã hạ thủy 100 tàu đóng mới nhưng chủ yếu do ngân sách tỉnh hỗ trợ", bà Trần Thị Thu Hà cho biết.
Phản hồi về các ý kiến của nhiều địa phương tại hội nghị, đại diện ngành ngân hàng khẳng định đã đảm bảo vốn trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Sẽ tích cực cho vay ưu tiên hỗ trợ nông nghiệp
Tại Hội nghị, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, nông nghiệp, nông thôn được xác định là 1 trong 5 lĩnh vực mà ngành ưu tiên đầu tư vốn. Việc tập trung vốn tín dụng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển nông lâm thủy sản.
Theo NHNN, đến cuối tháng 7/2015, dư nợ tín dụng nông nghiệp tăng khoảng 8,31% so với 31/12/2014, chiếm 19% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế cùng thời điểm và có tốc độ tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế (7,82%).
Trả lời về ý kiến đại diện tỉnh Bình Định, NHNN cho rằng, Nghị định số 67 về chính sách phát triển thủy sản, thực tế dù chưa đáp ứng được nhu cầu của cả nước, nhưng việc triển khai "không hề chậm".
Đại diện NHNN giải thích, tỉnh Bình Định đã được Bộ NN&PTNT phân bổ đóng mới 305 tàu. Các ngân hàng đã tiếp cận 76 chủ tàu, trong 76 chủ tàu thì có 11 chủ tàu rút hồ sơ sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, 48 hồ sơ còn lại là chủ tàu chưa lập hồ sơ và 7 chủ tàu chưa tiếp cận vốn.
Đối với đề xuất tái cơ cấu nợ trong lĩnh vực thủy sản, NHNN cho biết hiện nay tái cơ cấu nợ cho lĩnh vực nuôi tôm, cá tra đã đạt 200 tỷ đồng, đã có 668 khách hàng được khoanh nợ với dư nợ trên 770 tỷ đồng.
NHNN cũng cho biết thêm, việc tiếp cận vốn theo chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp là thí điểm hỗ trợ một lần. Do vậy, các ngân hàng thương mại có lý do để cẩn trọng trong việc cho vay. Trong các chỉ đạo của NHNN cũng yêu cầu cho vay tín dụng trên cơ sở đảm bảo, không khuyến khích cho vay gây ra nợ xấu.
Trong thời gian tới, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung ưu tiên nguồn vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tích cực triển khai các chương trình tín dụng cho lĩnh vực này như Nghị định 55, cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. NHNN cũng sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Thông tư số 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn chính sách tín dụng thủy sản theo Nghị định 67./.
Hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn trong NN&PTNT là 7%/năm. Đối với cho vay ngắn hạn cho vay thí điểm triển khai các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng mô hình công nghệ cao trong nông nghiệp thì lãi suất là 6%, lãi suất cho vay vốn lưu động đối với ngành thủy sản theo Nghị định 67 là 6,5%/năm. |
Khánh Linh