【soi keo udinese】Chuyến đi 5 ngày với 50 hoạt động, 43 văn kiện và 22 tỷ USD
Trong 5 ngày (từ 4 đến 8/6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện chuyến thăm Nhật Bản "3 trong 1", bao gồm thăm chính thức Nhật Bản, dự và phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á - hội nghị quốc tế mang tầm cỡ khu vực, và cùng Thủ tướng Nhật Bản tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ đã có chương trình làm việc với 50 hoạt động đa dạng.
Thăm chính thức Nhật Bản: Thủ tướng đã hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, hội kiến Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện Nhật Bản; tiếp lãnh đạo các đảng (Đảng Cộng sản, Đảng Công Minh, Đảng Dân tiến đối lập), tiếp Thống đốc các tỉnh có nhiều quan hệ với Việt Nam như Kanagawa, Aichi, Shiga, Osaka; tiếp các tổ chức của Nhật Bản (JETRO, JICA, Liên minh nghị sĩ Mekong-Nhật Bản) và nhiều Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của các địa phương.
Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng và đạt nhất trí cao về những phương hướng lớn và biện pháp cụ thể đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đạt bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác quan trọng của nhau, có nhiều lợi ích chiến lược tương đồng; khẳng định quyết tâm phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực thông qua việc tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, tiếp tục nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, thúc đẩy kết nối kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế; an ninh, an toàn hàng hải như cứu hộ, cứu nạn, chống cướp biển thông qua trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ bờ biển.
Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ tăng cường kết nối hai nền kinh tế về bản chất là bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh và hợp tác cùng có lợi; nhất trí về việc Nhật Bản sẽ hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, quy mô lớn, trọng điểm quốc gia như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô thị. Hai bên khẳng định sẵn sàng nỗ lực tạo thuận lợi về thủ tục cấp phép xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có cam, quýt Nhật Bản vào Việt Nam và quả vải, nhãn Việt Nam vào Nhật Bản; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thủ tướng Shinzo Abe cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 14 văn kiện ký kết, bao gồm các công hàm trao đổi cho 4 dự án vốn vay ODA trị giá 100,3 tỷ Yên (hơn 900 triệu USD), 4 dự án không hoàn lại trị giá 26 triệu USD và có cuộc gặp gỡ báo chí chung. Tại đó, Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ, với các kết quả hội đàm đã đạt được, “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tôi sẽ nắm chặt tay với nhau để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản và ở Osaka; thăm cơ sở sản xuất công nghệ cao của doanh nghiệp Nhật Bản tại Osaka…
Hội nghị Tương lai châu Á: Thủ tướng đã dự, phát biểu khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23, một trong những diễn đàn thường niên, có uy tín lớn ở châu Á, do Tập đoàn truyền thông Nikkei (Nhật Bản) tổ chức.
Với chủ đề “Chủ nghĩa toàn cầu giữa ngã tư đường - Bước đi tiếp theo của châu Á”, Hội nghị đã tập trung thảo luận về các xu thế, yếu tố ảnh hưởng lớn tới tương lai của châu Á như làn sóng chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tuý, quan hệ giữa các nước lớn và thay đổi trật tự thế giới, sự phát triển của ASEAN, Trung Quốc và khu vực Nam Á, tình hình an ninh của châu Á. Các đại biểu cũng trao đổi về các biện pháp mà các nước châu Á cần thực hiện trong bối cảnh mới để duy trì hoà bình, ổn định và bảo đảm phát triển bền vững tại mỗi quốc gia và cả châu lục.
Bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được các đại biểu và báo chí Nhật Bản, truyền thông quốc tế đánh giá cao. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, thực tế lịch sử cho thấy, dù chúng ta ủng hộ hay không ủng hộ toàn cầu hóa thì đó vẫn là xu thế tất yếu. Thủ tướng cho rằng, điều kiện để các quốc gia đều có thể vươn lên là các bên phải tôn trọng các nguyên tắc chung được quốc tế thừa nhận. Nguyên tắc đó là tự do, bình đẳng, không có sự phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, màu da, sắc tộc hay giới tính. Tất cả cùng hợp tác, đóng góp vì hòa bình và thịnh vượng cho mọi quốc gia, mọi người dân châu Á. Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN, đang chủ động mở cửa hội nhập với việc ký kết hàng chục FTA, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập và kết nối khu vực và thế giới.
Thủ tướng đã dự và phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam; tọa đàm, đối thoại với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, trong đó có Lãnh đạo các thành viên Liên minh Kinh tế Nhật Bản (Keidanren), các doanh nghiệp Công nghệ thông tin Nhật Bản, các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp vùng Kansai (Kankeiren)...
Tọa đàm, đối thoại với các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp Nhật Bản: Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Tokyo do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEITI), Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cùng các tổ chức doanh nghiệp liên quan của hai nước đồng tổ chức với sự tham dự của trên 1.600 đại biểu, doanh nghiệp hai bên, trong đó có 200 đại biểu doanh nghiệp đến từ Việt Nam. Đây được coi là sự kiện đặc biệt với sự tham dự lần đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe và cũng là Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Nhật Bản.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã thông tin đến các nhà đầu tư Nhật Bản về những cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhấn mạnh các yếu tố thuận lợi như môi trường chính trị và vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư và kinh doanh không ngừng được cải thiện, cam kết giảm chi phí giao dịch, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế phát triển, trong đó kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế.
Dẫn lời của Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam tháng 1/2017: “Dòng sông Hồng hùng vĩ chảy xuyên suốt qua Hà Nội hướng ra Biển Đông tới biển Hoa Đông rồi nối dòng với vịnh Tokyo. Không gì có thể ngăn nổi tự do qua lại trên dòng chảy này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Không gì có thể ngăn cản được một kỷ nguyên mới thân tình, gần gũi, tin cậy trong hợp tác phát triển giữa hai nước.
Hội nghị sẽ góp phần giúp doanh nghiệp hai bên xích lại gần nhau hơn nữa, hiểu nhau hơn nữa, cùng tìm ra những cơ hội hợp tác mới hiệu quả hơn. Thủ tướng bày tỏ hy vọng sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam, “cánh cửa luôn rộng mở để chúng tôi cùng chia sẻ những cơ hội to lớn với các bạn Nhật Bản”. Thủ tướng nhấn mạnh, tầm nhìn hợp tác chiến lược toàn diện của hai nước, không chỉ có 5 năm, 10 năm tới mà hướng tới tầm nhìn 100 năm, vì tương lai tốt đẹp của con cháu chúng ta.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các doanh nghiệp hai bên đã có các hoạt động kết nối kinh doanh (B2B), đặc biệt chứng kiến lễ trao nhiều giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng, bản ghi nhớ hợp tác, nâng tổng số văn kiện trong chuyến thăm lên 43 văn kiện hợp tác trị giá trên 22 tỷ USD.
Trong chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Thủ tướng có hàng loạt cuộc làm việc, gặp gỡ, tọa đàm, đối thoại với các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam, mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam; trực tiếp giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm. Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp, đây là thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Các bạn đừng đến chậm, thời gian không chờ đợi ai cả, Thủ tướng kêu gọi và khẳng định, Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thiết lập sân chơi bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế cùng phát triển.
Đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, Thủ tướng đã khai trương Tuần lễ hàng Việt Nam do UBND thành phố Hà Nội hợp tác với Tập đoàn AEON tổ chức tại siêu thị AEON Lake Town gần Tokyo. Nơi đây có 62 gian hàng Việt Nam với hàng nghìn chủng loại hàng hóa "Made in Vietnam" được bán rộng rãi.
Có thể nói, chuyến thăm chính thức Nhật Bản và dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ góp phần tạo ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời thể hiện vai trò tích cực của Việt Nam trong khu vực, khẳng định quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam trong bối cảnh mới./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:World Cup)
- Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- Standard Chartered Việt Nam xin chấm dứt tư cách thành viên trái phiếu chính phủ
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố gói viện trợ quân sự kỷ lục cho Ukraine
- Hải quan – Biên phòng Cầu Treo bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu
- Chủ tịch huyện ở TT
- Tel Aviv đưa ra 'cơ hội cuối' với Hamas, Hezbollah phóng 30 tên lửa về Israel
- SJM được yêu cầu giải trình vì tăng điểm 10 phiên liên tục
- Thu giữ lượng lớn thuốc lá tại một cơ sở kinh doanh chuyển phát nhanh
- Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- TDH bị nhắc nhở chậm nộp báo cáo soát xét bán niên 2013
- Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV
- Giá cà phê hôm nay 22/9/2024: Nguồn cung thấp, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- Giá tiêu hôm nay 22/9/2024: Giá hồ tiêu đã có chuyển biến tăng dần
- Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 15/9
- Tỷ giá USD hôm nay 22/9/2024: Đồng USD đồng loạt giảm sâu
- Thị trường trái phiếu: Lãi suất tăng, giao dịch sụt giảm
- 5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- Khoảnh khắc radar tầm xa Ukraine trúng đòn tập kích của quân Nga