发布时间:2025-01-10 15:48:03 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Thủ tướng gợi ý các doanh nghiệp nêu lên sự trì trệ của các cơ quan nhà nước | |
Thủ tướng mong kỳ tích thể thao lan tỏa sang kinh tế,ủtướngĐểmộtdoanhnghiệpchínhđángbiếnmấtcũnglàthấtbạicủaChínhphủtylebongda keo bong da xã hội | |
Thủ tướng sắp đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Phải luôn ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến phát triển môi trường kinh doanh và ổn định kinh tế. Liên hiệp quốc cũng đánh giá Việt Nam là một trong những nước thu hút đầu tư thành công.
Thủ tướng cũng cho biết, mục tiêu cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020, hiện giờ đã có trên 800.000 doanh nghiệp, nếu phấn đấu thêm nữa sẽ đạt được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không chỉ phát triển số lượng mà còn phải chất lượng. Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đơn lẻ, nên phải đoàn kết, cùng hợp tác để phát triển.
Nên tại Hội nghị này, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc quan điểm, các mục tiêu giải pháp, định hướng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả, cơ chế đầu tư nước ngoài… phải vận dụng, áp dụng vào địa phương, lĩnh vực theo các chỉ đạo tại các Nghị quyết mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.
“Tôi lưu ý các địa phương, trừ cứu hỏa và thiên tai, việc giải quyết khó khăn của doanh nghiệp phải nằm trang đầu sổ tay giải quyết công việc của các lãnh đạo, không thể thờ ơ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành địa phương xây dựng các chương trình hành động nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là đầu mối, đốc thúc cập nhật, nhấn mạnh các công việc đã nêu như: phối hợp đào tạo nhân lực, cùng doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Các bộ, ngành có chính sách cởi mở hơn, thực sự cởi trói cho doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực trước đây chỉ có Nhà nước tham gia, kể cả để doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ công, trừ những lĩnh vực nhạy cảm như an ninh, quốc phòng…
Đồng thời, các bộ, ngành cần tiếp tục giảm đáng kể danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hóa thủ tục kinh doanh, chuyển sang hậu kiểm… phải làm nhanh hơn, không để kéo dài. Phải rà soát các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường qua việc xây dựng 1 nghị định sửa nhiều nghị định, 1 luật sửa nhiều luật… Phải mạnh mẽ hơn trong cải cách thủ tục hành chính, thuế, hải quan, giấy phép, áp dụng công nghệ...
“Cần chấm dứt ngay tình trạng các nhân viên công quyền sử dụng quyền lực mềm để hù dọa doanh nghiệp mỗi khi doanh nghiệp có sai sót, phải đảm bảo tất cả ý kiến của doanh nghiệp đều được lắng nghe. Các cơ quan nhà nước phải loại đi cán bộ nhũng nhiễu, phiền hà gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh do tham nhũng, tiêu cực, trình độ yếu kém làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương mạnh mẽ thay đổi tư duy, để tương thích với mặt bằng của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tích cực thay đổi môi trường kinh doanh, chống phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong – ngoài nước, “tham lớn bỏ nhỏ”.
Thủ tướng tham quan gian hàng trưng bày của các doanh nghiệp. Ảnh: VGP |
Giữ gìn uy tín quốc gia như “da mặt” mình
Từ những yêu cầu trên đối với các cơ quan nhà nước, Thủ tướng đã có những khuyến nghị đến cộng đồng doanh nghiệp.
Cụ thể là các doanh nghiệp cần phải đoàn kết lại, nâng cao tương tác, chủ động hỗ trợ nhau trên thường trường, gắn bó với nhau khi khó khăn để cùng nhau vươn ra biển lớn. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới chính mình, thực sự tái cấu trúc, cải tiến liên tục, nâng cao sức cạnh tranh, áp dụng công nghệ, tận dụng cơ hội từ hội nhập.
“Các doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật, thực hiện các quyền cho người lao động, nộp thuế đầy đủ, bảo vệ môi trường, giữ gìn thương hiệu, uy tín quốc gia như giữ gìn “da mặt” của mình”, Thủ tướng cho hay.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ, các doanh nghiệp cần nói không với các hành vi gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Doanh nghiệp cũng cần đi đầu trong công cuộc phòng chống tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt.
Các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa, môi trường kinh doanh. Thủ tướng yêu cầu đây phải trở thành khế ước, cam kết trong hành động giữa doanh nghiệp với các bộ, ngành.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng đưa ra cam kết sẽ tiếp tục duy trì vững chắc nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy không ngừng các cải cách, chính sách quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, xóa bỏ rào cản kinh doanh.
“Chính phủ cam kết bảo vệ quyền tài sản chính đáng của người dân và doanh nghiệp, kiểm soát quyền lực, tránh lạm dụng quyền lực công, đụng chạm đến tài sản, lợi ích của doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng lưu ý mỗi lãnh đạo cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương cần ý thức trọng trách của mình, duy trì môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, không làm méo mó thị trường.
“Cần ý thức rằng để một doanh nghiệp, một thương hiệu chính đáng của Việt Nam biến mất không chỉ là thất bại của riêng doanh nghiệp, mà là thất bại của Chính phủ, chính quyền địa phương trong tiến trình hội nhập, cạnh tranh toàn cầu. Nên các cơ quan nhà nước phải lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay.
Từ những yêu cầu trên, Thủ tướng đặt nhiều kỳ vọng vào một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững, doanh nhân Việt Nam khát vọng có lòng tự tôn là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự cường vào năm 2045 như cương lĩnh đưa ra.
相关文章
随便看看