设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kqbdc2】Tổng Giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền để cạnh tranh công bằng 正文

【kqbdc2】Tổng Giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền để cạnh tranh công bằng

来源:88Point 编辑:Nhà cái uy tín 时间:2025-01-10 22:11:21

VHO - Chiều 16.5,ổngGiámđốcSJCđềxuấtbỏđộcquyềnđểcạnhtranhcôngbằkqbdc2 tại họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn, do Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở TT&TT TP.HCM tổ chức, vấn đề liên quan đến thị trường vàng được các đại diện trả lời báo chí.

Tổng Giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền để cạnh tranh công bằng - ảnh 1
Toàn cảnh họp báo

Theo bà Lê Thúy Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, đơn vị đã nhanh chóng tung ra thị trường số lượng vàng đã đấu thầu thành công, nhằm đảm bảo nguồn cung cho người dân và tránh thua lỗ về phía doanh nghiệp. Công ty cũng cho biết sẽ tham gia các phiên đấu thầu tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về đề việc Công ty SJC đề xuất gì khi sửa Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng, bà Lê Thúy Hằng cho biết Nghị định 24 ra đời năm 2012 quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và chọn Công ty SJC là thương hiệu quốc gia vì mục tiêu khi đó là chống vàng hóa.

“Độc quyền của SJC không mang lợi cho Công ty SJC hay một cá nhân, tập thể nào. Ngược lại, Công ty luôn bị mang tiếng độc quyền để trục lợi. Do vậy từ thực tế vừa qua cho thấy cần cởi bỏ sự độc quyền này.

Đồng thời cho phép tất cả các thương hiệu có đủ điều kiện đều có thể sản xuất vàng miếng để cạnh tranh công bằng. Thị trường, người dân sẽ quyết định lựa chọn thương hiệu mong muốn để mua vàng”, bà Hằng nói.

“Chủ trương Chính phủ sắp tới thanh tra, kiểm tra thị trường vàng rất đúng để thị trường vàng phát triển công bằng, minh bạch. Mua bán vàng phải có hóa đơn. Nhưng nhiều năm nay các doanh nghiệp không được cấp phép nhập vàng theo đường chính ngạch. Vì vậy cần cho phép doanh nghiệp nhập vàng để có nguồn nguyên liệu sản xuất vàng nữ trang”, bà Hằng nói.

Tổng Giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền để cạnh tranh công bằng - ảnh 2
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng thông tin các nội dung báo chí đặt câu hỏi

Bà Lê Thúy Hằng cũng cho biết từ khi trở thành thương hiệu quốc gia, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2012 đến nay SJC không được sản xuất và cũng không được nhập khẩu vàng. Công ty SJC chỉ được gia công các miếng vàng SJC móp méo dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.

“Bản thân vàng móp méo là các miếng vàng do Công ty SJC sản xuất trước đây. Thời gian qua vàng đã tăng giá rất nhiều. Nhưng dù giá vàng miếng SJC có chênh với giá thế giới 15, 20, 30 triệu hoặc thậm chí là cao hơn thì tôi cũng khẳng định luôn là Công ty SJC và Ngân hàng Nhà nước không có lợi ích gì ở đây.

Tuy nhiên, hơn 12 năm qua, công ty không dập được vàng miếng SJC thì dẫn đến cầu vượt cung. Khi vượt cung quá lớn thì sẽ dẫn đến chênh lệch lớn. Trong khi trước năm 2012 thì chưa bao giờ có việc giá vàng miếng SJC chênh với giá vàng thế giới lớn như vậy”, bà Hằng lý giải và đề xuất cần phải sửa đổi Nghị định 24 cho phù hợp với tình hình thực tế.

Về phía cơ quan chức năng, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam - chi nhánh TP.HCM cho biết, giá vàng thế giới đang tăng nhanh với tốc độ 12–15%, điều này đã ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nước.

Trong thời gian tới cơ quan quản lý sẽ đánh giá đầy đủ, toàn diện thị trường vàng, các cơ chế chính sách, nhất là quy định của Nghị định 24. Trên cơ sở đó có những điều chỉnh để khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Tổng Giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền để cạnh tranh công bằng - ảnh 3
Ngân hàng nhà nước Việt Nam - chi nhánh TP.HCM nêu các giải pháp quản lý bình ổn thị trường vàng

Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện 3 nhóm giải pháp. Đó là, tổ chức đấu thầu vàng miếng; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra; thực hiện nghiêm việc xuất hóa đơn, chứng từ, đảm bảo các giao dịch vàng thực hiện công khai, minh bạch.

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã xử lý 21 vụ vi phạm kinh doanh vàng

Liên quan đến nội dung thị trường vàng, Cục Quản lý thị trường TP.HCM thông tin thêm, tính đến ngày 14.5.2024, Cục Quản lý thị trường đã kịp thời phát hiện, kiểm tra đối với 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn và đã tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm các mặt hàng là nhẫn, dây chuyền, lắc đeo tay, mặt dây chuyền,... không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ (có một số mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu).

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã thử nghiệm xác định trọng lượng, hàm lượng vàng với tổng trị giá hơn 1,3 tỷ đồng. Đơn vị đã xử phạt 21 vụ với số tiền là 1,28 tỷ đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm. Các vụ việc hiện đang được tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định.

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra các cửa hàng vàng theo đúng trình tự thủ tục theo quy định, khi phát hiện các hành vi vi phạm thì sẽ được ngăn chặn kịp thời và bị xử lý nghiêm, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Trả lời câu hỏi về việc xử lý hành vi vi phạm bị tịch thu -  mà sản phẩm cụ thể là vàng, trang sức bằng vàng bạc sẽ được xử lý thế nào? 

Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, trường hợp sản phẩm vàng đang kinh doanh tại các cửa hàng không có hóa đơn chứng từ theo quy định, được xác định là hàng hóa nhập lậu hay hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, sẽ tịch thu theo quy định.

热门文章

2.0828s , 7651.1484375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kqbdc2】Tổng Giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền để cạnh tranh công bằng,88Point  

sitemap

Top