发布时间:2025-01-10 11:06:36 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
LTS: Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp để lấy ý kiến đóng góp của các cơ sở giáo dục trong toàn ngành. Theẩnđốivớihiệutrưởngtrườnhận định bình dươngo đó, Hiệu trường trường trung cấp chuyên nghiệp phải đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn dưới đây:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 1 về phẩm chất chính trị: Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Hiểu biết và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế, quy định của ngành, của địa phương và thực hiện quy định của nhà trường; Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; Có ý thức tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
Tiêu chí 2 về đạo đức nghề nghiệp: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động chuyên môn và quản lý; Có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; Có tinh thần học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện để nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý nhà trường.
Tiêu chí 3 về lối sống, tác phong, giao tiếp, ứng xử: Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường giáo dục; Có tác phong làm việc khoa học, dân chủ, sư phạm; giao tiếp và ứng xử đúng mực, có hiệu quả; Có bản lĩnh đổi mới, tinh thần sáng tạo.
* Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Tiêu chí 4 về hiểu biết về chương trình trung cấp chuyên nghiệp: Hiểu biết về vị trí, vai trò và xu thế phát triển của giáo dục chuyên nghiệp trong bối cảnh chung của phát triển giáo dục và đào tạo; Hiểu biết mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trong các chương trình trung cấp chuyên nghiệp theo quy định; Hiểu biết về phát triển chương trình trung cấp chuyên nghiệp; Có khả năng tư vấn cho cán bộ, giáo viên thực hiện chương trình trung cấp chuyên nghiệp.
Tiêu chí 5 về năng lực chuyên môn: Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục; Có năng lực dạy học một môn học trong chương trình đào tạo của nhà trường; Có khả năng tư vấn về phát triển chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của nhà trường.
Tiêu chí 6 về nghiệp vụ sư phạm: Có khả năng thực hiện các phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng và đặc thù của ngành nghề đào tạo; Đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; Có khả năng hướng dẫn cho giáo viên về nghiệp vụ sư phạm.
Tiêu chí 7 về nghiệp vụ quản lý: Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học quản lý giáo dục trong quản lý nhà trường.
Tiêu chí 8 về năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng được một ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn và quản lý; Ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn và quản lý.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trường
Tiêu chí 9 về chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường: Có tầm nhìn chiến lược, có năng lực dự báo và định hướng các mục tiêu và hoạt động nhằm phát triển nhà trường; Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược, quy hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm khả thi và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện đầy đủ kế hoạch hằng năm gắn với chiến lược, quy hoạch phát triển nhà trường; Hằng năm báo cáo hội đồng trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.
Tiêu chí 10 về quản lý chương trình đào tạo và giáo trình: Tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo của nhà trường trên cơ sở chương trình khung và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình của các ngành đào tạo, bảo đảm có đủ giáo trình phục vụ hoạt động dạy - học của nhà trường; Định kỳ sau mỗi khóa học tổ chức đánh giá chương trình đào tạo của ngành học, giáo trình môn học của nhà trường để có điều chỉnh cần thiết.
Tiêu chí 11 về quản lý hoạt động đào tạo: Quản lý việc mở ngành đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu xã hội, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ đạo xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh theo yêu cầu xã hội và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức tuyển sinh theo đúng quy chế; Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; Tổ chức thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng của người học và quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiêu chí 12 về quản lý người học: Tổ chức tiếp nhận, tổ chức lớp học, thống kê số liệu, quản lý hồ sơ người học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quản lý hoạt động học tập, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho người học; Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách và tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho người học; đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người học; quản lý công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với người học theo quy định; Quản lý công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường; quản lý công tác nội trú, ngoại trú đối với người học.
Tiêu chí 13 về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, sản xuất và dịch vụ: Xây dựng các tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ với các quy định, quy chế hoạt động phù hợp; Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ dạy học và giáo dục của nhà trường; Quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học - công nghệ.
Tiêu chí 14 về tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ: Chỉ đạo thành lập, kiện toàn các tổ chức bộ máy, xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường; Tổ chức thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên và nhân viên; Quản lý công tác đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức phong trào thi đua; thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường theo quy định.
Tiêu chí 15 về quản lý tài chính, tài sản: Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định; Tổ chức xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý việc thu, chi, thanh quyết toán tài chính bảo đảm công khai, minh bạch và chấp hành việc kiểm toán theo quy định của nhà nước; Đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, bảo quản tài sản đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học - công nghệ và các hoạt động khác của nhà trường; Thực hiện các quy định về thống kê, kiểm kê, đánh giá và thực hiện chế độ báo cáo tài chính, tài sản theo quy định.
Tiêu chí 16 về quản lý hành chính: Xây dựng nội quy, quy trình thủ tục hành chính phù hợp với đặc điểm của nhà trường và quy định hiện hành; Quản lý hồ sơ, sổ sách, tài liệu theo đúng quy định; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định.
Tiêu chí 17 về Quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động dạy học và quản lý: Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động của nhà trường; Tổ chức ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường.
Tiêu chí 18 về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá: Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường; Tổ chức thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm tra, thanh tra nội bộ nhà trường theo quy định; Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; Sử dụng kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định để xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp phát triển nhà trường.
Tiêu chuẩn 4: Năng lực phối hợp các lực lượng xã hội và hợp tác quốc tế
Tiêu chí 19 về năng lực phối hợp với các lực lượng xã hội: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong các hoạt động giáo dục và đào tạo; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương; Thực hiện phối hợp với các tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động đào tạo của nhà trường.
Tiêu chí 20 về năng lực quản lý hợp tác quốc tế: Xây dựng mối quan hệ với các tổ chức quốc tế về các lĩnh vực liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Tham khảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm quốc tế nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường; Hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở đào tạo nước ngoài theo quy định…
TH
相关文章
随便看看