Từ thực tế khó khăn
Chia sẻ tại hội nghị,ễngiảmhọcphíchiasẻvớihọcsinhkhibịảnhhưởngbởidịkqbd inter milan Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên ngành thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026, với các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ mà ngành đặt ra, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ xem xét, bố trí kinh phí để ngành thực hiện các giải pháp chuyển trạng thái hoạt động thích ứng với dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học; trước mắt tập trung xây dựng hệ thống bài giảng trên truyền hình, bài giảng điện tử, kho học liệu số dùng chung cho học sinh phổ thông cả nước; tập huấn giáo viên về năng dạy và quản lý lớp học trực tuyến; đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học trong năm học.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với lãnh đạo ngành Giáo dục bên lề Hội nghị. |
Bộ GD&ĐT cũng đề xuất chính phủ xem xét các phương án miễn, giảm học phí cho học sinh mầm non, phổ thông trong năm học 2021 - 2022.
Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, công tác xã hội hóa giáo dục về tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học ở vùng cao còn hạn chế. Dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, khiến học sinh phải nghỉ học. Học trực tuyến trong điều kiện thiếu thiết bị học tập cũng ảnh hưởng một phần đến kết quả học tập của học sinh.
Do đó, đề nghị đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục, trong đó có phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mầm non 3 - 4 tuổi; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh miền núi, vùng cao nhiều khó khăn mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị Bộ GD&ĐT xây dựng phương án hỗ trợ tài chính cho sinh viên, đặc biệt là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Chia sẻ với điều này, đại diện UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng, ngành Giáo dục cũng như Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề công bằng trong giáo dục, vì sau dịch COVID-19, ảnh hưởng nặng nề nhất là học sinh.
Theo thống kê của Vĩnh Long, năm học 2021 - 2022, tỉnh có 200.000 em đến trường, trong đó học sinh hoàn cảnh khó khăn là 14.000 em. Số học sinh bị ảnh hưởng dịch COVID-19 (F0, F1, F2, trong khu cách ly phong tỏa) là 695 em. Tỉnh đang huy động hỗ trợ các đối tượng học sinh, không để các em thiếu dụng cụ, sách giáo khoa khi trở lại trường học sau dịch COVID-19.
Để thực hiện điều này, theo đại diện UBND tỉnh Vĩnh Long, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, có gói an sinh hỗ trợ tạo điều kiện cho tất cả học sinh; nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bảo vệ với phương châm không để trẻ em, học sinh nào bị bỏ lại phía sau, nhất là hậu COVID-19.
Đã có nơi thực hiện
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trên cả nước áp dụng việc miễn, giảm học phí cho học sinh năm học mới này. Theo đó, trung tuần tháng 8, tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết miễn 100% học phí theo mức thu học phí công lập năm học 2021 - 2022.
Cụ thể, thành phố sẽ miễn học phí trong 9 tháng của năm học 2021 - 2022 cho các trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập và ngoài công lập. Không áp dụng đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông thuộc cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các đối tượng được giảm học phí theo các chính sách của Trung ương và thành phố được cấp bù phần hỗ trợ cho bằng 100% mức thu học phí công lập năm học 2021 - 2022.
Thành phố không áp dụng hỗ trợ cho trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông được miễn học phí theo chính sách của Trung ương và thành phố.
Mới đây, tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 các đại biểu tỉnh này đã thống nhất, học sinh các trường công lập và ngoài công lập từ bậc mầm non đến THPT (trừ các trường vốn đầu tư nước ngoài) sẽ được tỉnh hỗ trợ 100% học phí trong năm học 2021 - 2022, với kinh phí dự kiến khoảng 138 tỷ đồng.
Dự kiến, sẽ có 222.000 học sinh được Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí. Trong đó bậc mầm non 85.500 em, bậc tiểu học ngoài công lập là 3.500 học sinh, THCS 92.000 học sinh và THPT 41.400 học sinh.
UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài và phức tạp hiện nay, việc ban hành chính sách hỗ trợ học phí nêu trên sẽ giúp phụ huynh đỡ khó khăn, động viên và khuyến khích học sinh trước thềm năm học mới.
TP Hồ Chí Minh là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, thành phố đang nghiên cứu chính sách miễn, giảm học phí; chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu. Thành phố đặc biệt quan tâm đến giáo viên, nhân viên ngành giáo dục bị mất việc, mất thu nhập; cơ sở giáo dục ngoài công lập như mầm non.
Bên cạnh những chính sách từ địa phương, vừa qua, thực hiện chỉ đạo của ngành Giáo dục, đến nay đã có hàng trăm trường đại học trên cả nước thông báo không tăng học phí trong năm học mới. Nhiều trường thông báo giảm, với các gói hỗ trợ từ 30 - 100% học phí cho người học có gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh công việc của thời gian tới là giải quyết các vấn đề của kế hoạch năm học 2021 - 2022. Đồng thời, giải quyết các vấn đề đang tồn tại của ngành, gắn với mục tiêu thực hiện các nghị quyết về phát triển giáo dục.
Theo TTXVN