【kèo bóng đá thái lan】Nhập khẩu đường vượt cả sản lượng vụ sản xuất 2020/2021
Đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 70% đường thô?ậpkhẩuđườngvượtcảsảnlượngvụsảnxuấkèo bóng đá thái lan | |
Bất thường: nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN tăng gấp 10 lần | |
Nhập khẩu đường vẫn ẩn chứa nhiều bất thường |
Nguồn cung đường thời gian tới rất dồi dào, sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 9/2021 và tháng 10/2021. Nguồn: Internet |
Trong khi đó, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng đường nhập khẩu chỉ trong 7 tháng đầu năm nay đã là 916.764 tấn, lớn hơn sản lượng cả vụ sản xuất 2020/2021 của ngành đường Việt Nam. Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu hoàn toàn làm chủ thị trường.
Đáng chú ý, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, đại diện VSSA cho hay, phân tích trên số liệu của Tổng cục Hải quan dễ thấy, 7 tháng đầu năm 2021 tiếp tục xảy ra hiện tượng bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số quốc gia ASEAN. Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng lớn.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2020, tổng trị giá nhập khẩu đạt mức 71,583 tấn và trong 7 tháng đầu năm 2021, con số này đã lên tới 475,985 tấn, tăng hơn 6 lần. VSSA nhận định, thực chất đây là dấu hiệu rõ ràng của động thái lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, về mặt số liệu nhập khẩu tăng, Cục luôn theo dõi và nắm sát thông tin.
Theo Luật Quản lý ngoại thương Việt Nam và quy định trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi thấy có hiện tượng vi phạm về phòng vệ thương mại, đại diện các nhà sản xuất trong nước sẽ chuẩn bị hồ sơ để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quy trình điều tra.
Trong đó, ngoài việc phản ánh hiện tượng, các nhà sản xuất trong nước còn phải thu thập đầy đủ nội dung, chứng cứ về mức độ thiệt hại. Nguyên đơn trong vụ việc phải đảm bảo tính đại diện của một ngành sản xuất và người đứng đơn phải đạt trên 50% tỷ lệ ủng hộ.
Thời gian qua, VSSA đã chuẩn bị và nộp hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan đến Cục Phòng vệ Thương mại.
Ngày 25/8/2021, Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của VSSA và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước.
VSSA nhận định, nguồn cung đường thời gian tới rất dồi dào, sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 9/2021 và tháng 10/2021. Ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu; giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới.
Đó là bởi, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, từ các nước ASEAN và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam, cộng với đường sản xuất từ mía trong nước đang tồn kho. Ngoài ra còn có đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 108.000 tấn đường năm 2021, dự kiến sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch vào ngày 29/9/2021 tới.
Do giá đường thế giới đang ở mức cao nhất trong 4 năm gần đây, cộng với chi phí vận chuyển quốc tế cũng đang ở mức rất cao, giá đường trong nước sẽ tiếp cận với giá đường trong khu vực và giá đường Thái Lan nhập khẩu có đóng thuế chống chống phá giá, chống trợ cấp.
Trên thị trường thế giới, giá đường thô giao ngay trung bình trong tháng 8/2021 là 19.48 cent/lb, tăng so với tháng 7/2021 là 17.69 cent/lb và 17.41 cent/lb trong tháng 6/2021. Tuy nhiên, giá cước tàu vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng vọt trong thời gian gần đây đã tiếp tục thu hẹp chênh lệch giữa giá đường trắng và đường thô, bình quân trong tháng 8/2021 chỉ còn 54,89 USD/tấn so với 62,96 USD/tấn của tháng 7/2021 và 65,34 USD/tấn trong tháng 6/2021. Sự chênh lệch giảm này khiến cho hoạt động gia công đường luyện tiếp tục giảm hiệu quả. |