Chính phủ Mỹ giảm nợ nước ngoài
TheáiphiếuMỹgiảmsựhấpdẫnvớicácnhàđầutưnướcngoàket qua bong truc tuyeno số liệu của Kho bạc Mỹ (BUSY) công bố tuần trước, TPCP Mỹ do các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) nắm giữ chỉ tăng có 1,9% tính đến tháng 5, giảm đáng kể so với mức tăng 5,2% của cùng kỳ năm ngoái.
Nợ nước ngoài của chính phủ Mỹ giảm 0,8% trong tháng 4 và 5 xuống còn 5,678 nghìn tỷ USD, mức giảm 2 tháng đầu tiên kể từ năm 2005. Cũng lần đầu tiên kể từ tháng 3/2012, nước ngoài sở hữu ít hơn 50% dư nợ TPCP Mỹ.
Chỉ số TPCP Mỹ của Bloomberge cũng giảm 2,4%, mức giảm lớn nhất kể từ 2009, sau khi chủ tịch Fed Ben Bernanke nói rằng chính phủ Mỹ có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu do tình hình kinh tế được cải thiện.
Các ngân hàng trung ương nước ngoài đều cắt giảm chương trình mua TPCP Mỹ trong quý 2. Việc giảm cầu là do các tổ chức này tính toán lại kỳ vọng lợi nhuận của mình.
Nắm giữ của các NHTW nước ngoài giảm từ 2,97 nghìn tỷ USD ngày 12 tháng 6 xuống còn 2,94 nghìn tỷ USD vào ngày 17 tháng 7.
“Nếu các NHTW nước ngoài không còn là những người mua trái phiếu mới và nếu Fed thực hiện việc cắt giảm thật thì TPCP Mỹ sẽ phải tìm nguồn cầu mới,” Thomas Atteberry, Giám đốc quỹ First Pacific Advisor - hiện quản lý khối tài sản 24 tỷ USD, nhận định trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tuần trước.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ
Trong khi các quốc gia khác giảm khối lượng nắm giữ TPCP Mỹ thì Trung Quốc lại tích cực mua vào và hiện trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Lượng TPCP Mỹ do Trung Quốc nắm giữ tăng ở mức kỷ lục lên đến 1,316 nghìn tỷ USD, tăng 7,8% so với đầu năm. Chỉ riêng tháng 5/2013, Trung Quốc đã mua vào lượng trái phiếu trị giá 25,2 tỷ USD.
Trong khi đó các nước khu vực vùng Caribe lại là những người bán nhiều nhất. Lượng trái phiếu nắm giữ bởi khu vực này giảm 10,9% trong tháng 5, tương đương 30,9 tỷ USD, xuống còn 253,2 tỷ. Thái Lan giảm 20% xuống 54,6 tỷ USD còn Singapore giảm 6% xuống còn 92,2 tỷ USD.
Vấn đề lợi suất
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng từ mức 1,61% vào mùng 1 tháng 5 lên mức 2,75% vào mùng 8 tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 8/2011 nhưng bắt đầu liên tục giảm xuống sau tuyên bố của chủ tịch Fed Bernanke về khả năng cắt giảm chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng trong năm nay.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 0,1 điểm phần trăm tuần trước xuống còn 2,49% và giảm tiếp 2 điểm cơ bản xuống còn 2,47% vào 1.42pm ở Tokyo hôm Chủ nhật.
“Với việc lợi suất đang ở mức thấp như hiện nay và rõ ràng Fed đang kiềm chế mức lợi suất này dưới mức giá trị cơ bản, nhà đầu tư không nhìn thấy giá trị trên thị trường trái phiếu,” Thomas Higgins, chiến lược gia về vĩ mô toàn cầu của công ty quản lỷ tài sản Standish Mellon Aset Management ở London, nhận xét.
Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ có thể sẽ tăng lên mức 2,63% trong năm nay./.
Mai Hương (Theo Bloomberg)