【bóng đá lịch thi đấu c2】Siết chặt kiểm tra xuất xứ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến kiểm tra sau thông quan
Hải quan Hải Phòng chú trọng công tác quản lý xuất xứ hàng hóa | |
Sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa trong CPTPP từ 8/5 | |
Công an điều tra vụ nhập khẩu 3 container hàng giả mạo xuất xứ |
Cơ quan Hải quan kiểm soát chặt chẽ hàng XNK để phòng chống gian lận xuất xứ. Ảnh: T.A. |
Theếtchặtkiểmtraxuấtxứtừkhâutiếpnhậnhồsơđếnkiểmtrasauthôbóng đá lịch thi đấu c2o đó, tại chương trình hành động được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 376/QĐ-BTC mới đây, nhiều nhiệm vụ trọng tâm được triển khai quyết liệt, trong đó có nhóm việc Bộ Tài chính chủ trì và nhóm việc Bộ Tài chính phối hợp với các bộ ngành có liên quan.
Thứ nhất, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi những nội dung liên quan đến xử lý vi phạm xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Thứ hai, theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thuộc Danh sách và các mặt hàng Việt Nam đang điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong địa bàn kiểm soát hải quan.
Thứ tư, tăng cường hợp tác với hải quan các nước để trao đổi thông tin liên quan đến số liệu thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, dự báo khả năng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp xử lý của cơ quan hải quan nước nhập khẩu liên quan đến gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Thứ năm, tăng cường theo dõi, kiểm tra, xác định xuất xứ, đẩy mạnh quản lý đối với một số nhóm mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu có kim ngạch tăng đột biến, các mặt hàng trong diện áp dụng thuế suất chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp. Cung cấp kết quả điều tra, xác minh, kiểm tra với các mặt hàng, doanh nghiệp có vi phạm về xuất xứ, các thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về thủ đoạn gian lận trong quá trình xin cấp C/O, gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cảnh báo trong quá trình xin cấp C/O cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu.
Thứ sáu, siết chặt công tác kiểm tra xuất xứ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra sau thông quan. Xây dựng mạng lưới nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ ngành có liên quan triển khai nhiều nhiệm vụ, gồm:
Triển khai đầy đủ Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ
Xem xét ký Biên bản hợp tác về việc trao đổi thông tin phục vụ việc tăng cường kiểm soát xuất xứ và cảnh báo, đánh giá nguy cơ hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh cũng như điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh với hàng hóa nhập khẩu.
Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về xuất xứ hàng hóa đối với doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa. Tiến hành thanh tra, kiểm tra về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng nhằm thường xuyên cải tiến, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Cung cấp thông tin về nghi vấn về gian lận C/O, thông tin về thủ đoạn gian lận C/O để các cơ quan chức năng tăng cường quản lý.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, thông tin, tuyên truyền về chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Tăng cường phòng, chống lẩn tránh thuế, kiểm tra, xác minh kịp thời các mặt hàng, vụ việc có dấu hiệu gian lận xuất xứ; chủ động phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về lẩn tránh phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ theo quy định của pháp luật.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
相关文章
- Cộng đồng các dân tộc đang hoạt động tại "Làng" cùng các chiến sĩ tham gia gói bánh chưng. Ảnh: Làng2025-01-11
Giá xe 650 triệu, có nên chọn KIA Sonet?
Gia đình tôi đang có nhu cầu mua một chiếc xe ô tô 5-7 chỗ. Do chưa2025-01-11- Mercedes-Benz E240 là mẫu sedan hạng sang được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức về Việt Na2025-01-11
8 lỗi vi phạm giao thông tài xế hay mắc phải trong dịp nghỉ lễ 30/4
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay trùng đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, do đó hầu hết người lao động đ2025-01-11Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
Động thái này tái khẳng định cam kết đầu tư dài hạn của Tập đoàn Generali tại Việt Nam, một trong nh2025-01-11Xe UAZ chở du khách trên phố Hà Nội bị chê thiếu an toàn
Khoảng 1 năm nay, hình ảnh những chiếc xemui trần cũ mang phong cách quân đội ch2025-01-11
最新评论