| Dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm: Bước cải cách lớn về kiểm tra chuyên ngành | | Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý theo mục tiêu Đề án cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành | | Talk: Xây dựng chính sách mới về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu | | Phấn đấu từ năm 2022 triển khai hiệu quả mô hình mới về kiểm tra chuyên ngành | | Hải quan nỗ lực thực hiện trọng trách mới Chính phủ giao: Đầu mối kiểm tra chuyên ngành |
| Công chức Hải quan cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Long An) kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: T.D |
Tập trung chuẩn bị điều kiện nguồn lực, thiết bị Tại cuộc họp mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã chỉ đạo các đơn vị gấp rút thực hiện nhiều nội dung phục vụ việc triển khai Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, nhiệm vụ chủ chốt là hoàn thiện Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong quý 2/2021. Song song đó là xây dựng hệ thống đăng ký kiểm tra, quyết định phương thức kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm gắn với Đề án tái thiết kế Hệ thống tổng thể công nghệ thông tin, đảm bảo ưu tiên xây dựng trước nội dung này để triển khai thí điểm. Tổng cục trưởng cũng chỉ đạo hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo hướng xây dựng các tiêu chí quản lý rủi ro, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin… Tập trung nguồn lực chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, tổ chức bộ máy, hiện đại hóa trang thiết bị phân tích, kiểm định hải quan. Đặc biệt, cần hoàn thiện quy trình tổng thể về lấy mẫu, mã hóa mẫu, niêm phong, gửi mẫu, tiếp nhận, phân tích, trả thông báo kết quả… đảm bảo khoa học, chính xác, khách quan, độc lập, nhanh chóng và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng trí tuệ nhân tạo, theo đó tách thành 2 quy trình: phân tích để phân loại; phân tích để kiểm định hải quan, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Trên cơ sở khảo sát thực tế tại các địa phương để hoàn thiện quy trình đảm bảo đúng quy định, thuận tiện, khả thi, tiết kiểm thời gian, nguồn lực. Đồng thời hoàn thiện thể thức văn bản thông báo kết quả phân tích, phân loại trong các trường hợp kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra nhà nước về hải quan; đề xuất mô hình tổ chức Trung tâm phân tích phân loại – Cục Kiểm định Hải quan, quan hệ phối hợp công tác với các chi cục kiểm định, các chi cục hải quan để thực hiện chứng nhận/giám định. Quyết tâm triển khai theo đúng tiến độ Các đơn vị hải quan địa phương đã thể hiện sự quyết tâm đồng hành triển khai Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu cũng như các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan. Cục Hải quan Hà Nội là đơn vị thực hiện thủ tục cho hơn 20.000 doanh nghiệp, nhập khẩu nhiều mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Cục Hải quan Hà Nội đề xuất nhiều nội dung triển khai Quyết định số 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và một số nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 169/QĐ-BTC ngày 18/2/2021 của Bộ Tài chính. Theo Cục Hải quan Hà Nội, đối với nhiệm vụ xây dựng Nghị định quy định về kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, là nhiệm vụ để hiện thực hóa mục tiêu, nội dung cải cách, mô hình mới, các giải pháp triển khai, đặc biệt là giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý của Đề án. Nội dung của Nghị định cần đảm bảo quy định rõ cơ quan Hải quan là đầu mối kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu. Trước mắt, giai đoạn từ 2022 đến 2024, cơ quan Hải quan có quyền và trách nhiệm quyết định phương thức kiểm tra; nắm được thông tin đăng ký kiểm tra ngay từ khi doanh nghiệp đăng ký kiểm tra, quá trình kiểm tra, quyết định cho mang hàng về bảo quản hay không; sử dụng kết quả kiểm tra để giải quyết thủ tục hải quan. Tiến tới, giai đoạn sau năm 2024, cơ quan Hải quan là đầu mối thống nhất kiểm tra, quyết định phương thức kiểm tra; tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra; tổ chức kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra. Bên cạnh đó, quy định trình tự, thủ tục kiểm tra rõ ràng, thống nhất, cho dù doanh nghiệp lựa chọn kiểm tra tại cơ quan Hải quan hay bộ quản lý ngành. Đảm bảo mục tiêu tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cắt giảm chi phí, thời gian thông quan… Tránh ùn tắc tại cửa khẩu, tạo áp lực về khối lượng công việc cho chi cục hải quan cửa khẩu. Cục Hải quan Hà Nội cũng đề nghị bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra, ví dụ hàng hóa thương mại điện tử thuộc trường hợp miễn kiểm tra theo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (được phê duyệt tại Quyết định số 431/QĐ-TTg); hàng hóa xuất khẩu bị trả lại, hàng hóa nhập khẩu vào kho ngoại quan… Theo Cục Hải quan TPHCM, vấn đề kiểm tra chuyên ngành sẽ được thực hiện theo đúng định hướng, do đó công tác phối hợp kiểm tra cần được thực hiện tốt. Đặc biệt về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cần bổ sung quy định liên quan đến hướng xử lý khi hệ thống có trục trặc. Đại diện Cục Hải quan TPHCM cho biết, đơn vị đã chủ động mời doanh nghiệp thảo luận về nội dung dự thảo. Đại diện các cơ quan chuyên ngành, hiệp hội, doanh nghiệp TPHCM cho rằng nghị định khi đi vào thực tế sẽ là một bước cải cách lớn về kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, Cục Hải quan TPHCM sẽ chủ động rà soát các nhóm hàng thường xuyên phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, đồng thời sẽ mời các chuyên gia đào tạo tập huấn cho công chức để thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan giao. |