发布时间:2025-01-12 02:45:00 来源:88Point 作者:La liga
97% thuộc về doanh nghiệp nội(!?)
Đó là nhận định khá lạc quan của ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương). Hơn nữa, thị phần bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 3,4% tổng thị phần bán lẻ, trong đó đa phần các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ, bao gồm cả Aeon, Lotte, BJC, Auchan, Central Group (chủ mới của Big C)… Trong số các nhà bán lẻ nước ngoài thì Big C hiện đang nắm thị phần lớn nhất với gần 40 siêu thị tại Việt Nam.
Dẫn thêm một nguồn số liệu từ hãng nghiên cứu tiêu dùng Nielsen, ông Quyền cho biết thêm, nếu tính riêng trên các kênh phân phối hiện đại, các nhà bán lẻ nước ngoài chiếm được miếng bánh lớn hơn, khoảng 13,7%. Dù vậy, ông Quyền vẫn một mực khẳng định “Thị trường nhìn chung vẫn nằm trong tay doanh nghiệp Việt”.
Trái ngược lại quan điểm này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội đã nhiều lần khẳng định, 50% thị phần bán lẻ đã rơi vào tay doanh nghiệp ngoại, trong đó có người Thái và sức ép thị trường bán lẻ đang “phả” vào gáy.
Trên thực tế, dù chiếm thị phần ít nhưng mỗi điểm bán lẻ của doanh nghiệp ngoại gấp 5-7 lần của Việt Nam.
“Cơ quan quản lý Nhà nước còn chủ quan, không nắm được tình hình, thì việc thua là phải. Cơ quan quản lý "nghĩ" doanh nghiệp nước ngoài mới bén rễ ngoài biển, nhưng thực tế đã ăn sâu vào đất liền”, ông Phú khẳng định.
Với câu hỏi của phóng viên rằng “Liệu thị trường bán lẻ Việt Nam có chịu tác động lớn và có đáng lo ngại hay không khi mà sau khi Metro, đến lượt BigC tiếp tục bị thâu tóm?” thì đại diện Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền đã trả lời bằng một câu hỏi “Với tổng thị phần bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 13,7%, thì tác động mạnh cái gì, mọi người cứ đánh giá là mạnh nhưng không phải!".
Ngoài cuộc?
Như vậy, thị phần thị trường bán lẻ đang thuộc về ai vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ khi mà số liệu chưa thống nhất, chính xác cũng như quan điểm còn trái chiều. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là hàng ngoại như hàng Thái, Nhật, Hàn Quốc đang ngày càng đổ bộ về Việt Nam nhiều hơn. Tỷ lệ hàng Thái đã chiếm 50% các điểm bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.
Không chỉ vậy, mấy ngày gần đây sau khi Central Group hoàn tất việc thâu tóm hệ thống siêu thị Big C ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt kêu rất khó khăn để đưa hàng vào siêu thị Big C.
Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) mới đây đã gửi công văn cho ban lãnh đạo Big C, đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các nhà cung cấp thủy sản.
Theo VASEP và CLB các doanh nghiệp cung cấp hàng nội địa VASEP, để chuẩn bị cho các hợp đồng mới, thời điểm hiện tại các siêu thị có gửi thư đến các doanh nghiệp đề xuất tăng chiết khấu. Trong đó, hệ thống siêu thị Big C đưa ra mức đề xuất tăng thêm chiết khấu khá cao 4,25% - 5%, khiến hầu hết các doanh nghiệp đều thấy quá khó khăn cho việc cân đối làm sao vẫn hợp tác với Big C nhưng vẫn có thể sống sót và được một chút lợi nhuận để tái đầu tư.
“CLB chúng tôi cũng chia sẻ rằng bối cảnh sản xuất- kinh doanh hàng hóa đặc thù này đang có chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp thành viên CLB đang hợp tác cùng Big C với tổng mức chiết khấu cao hơn 15% (mức ngưỡng hiện tại để có thể tồn tại), trung bình 17-20%, thậm chí có doanh nghiệp đến 25%. Đây là những mức rất cao mà chắc chắn sẽ lỗ, không thể có lãi để tái đầu tư”, văn bản của VASEP nêu rõ.
Động thái của Big C làm “dấy lên” nghi ngờ người Thái đang muốn “đánh bật” doanh nghiệp Việt ra khỏi hệ thống siêu thị của mình để đàng hoàng bán hàng Thái.
Vẫn biết việc đưa hàng vào siêu thị luôn đặt ra những yêu cầu rất khắt khe, chặt chẽ nên có những doanh nghiệp sản xuất sẽ khó tiếp cận được vào hệ thống bán lẻ hiện đại. Thế nhưng với những phản ánh của doanh nghiệp, diễn biến thị trường và cảnh báo của giới chuyên gia, Bộ Công Thương không thể bàng quan đứng ngoài cuộc chiến mãi được. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý hệ thống phân phối cơ mà!
相关文章
随便看看