【kết quả trận đấu bóng đá】Việt Nam mong muốn phát huy quan hệ hợp tác toàn diện với LHQ

时间:2025-01-11 06:58:44来源:88Point 作者:Thể thao

Viet Nam mong muon phat huy quan he hop tac toan dien voi LHQ hinh anh 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệptới Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liiên hợp quốc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 22-29/9/2020 tại New York (Mỹ), ngày 25/9 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng đã có thông điệp quan trọng gửi tới Hội nghị.

Thông tấn xã Việt Nam xin trân trọng giới thiệu Toàn văn thông điệp như sau:

Thưa Ngài Volkan Bozkir, Chủ tịch khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc,

Thưa Ngài Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc,

Thưa quý vị,

Tôi xin chúc mừng Ngài Volkan Bozkir được bầu làm Chủ tịch khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc và tin tưởng rằng, với kinh nghiệm và năng lực của mình, Ngài sẽ dẫn dắt khóa họp của chúng ta thành công tốt đẹp.

Tôi cũng xin bày tỏ đánh giá cao về những đóng góp quan trọng trong thời gian qua của Ngài Tijjani Muhammad-Bande, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 74 và Ngài Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, trước những thách thức không nhỏ do đại dịch COVID-19 gây ra.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Chúng ta kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc và kết thúc hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI trong một bối cảnh vô cùng đặc biệt.

Lần đầu tiên trong lịch sử, lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã không thể góp mặt tại Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, điều đó cũng không làm giảm nỗ lực chung của chúng ta trong việc trao đổi, đánh giá và tìm kiếm giải pháp cho những quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Tôi chia sẻ đánh giá của Ngài Tổng Thư ký rằng, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19 gây ra đối với kinh tế, xã hội, chính trị và trên hết là đối với cuộc sống của con người.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Trong bối cảnh đó, tôi hoan nghênh chủ đề khóa họp lần này là "Tương lai chúng ta muốn, Liên hợp quốc chúng ta cần: Tái khẳng định cam kết chung đối với chủ nghĩa đa phương - ứng phó COVID-19 thông qua hành động đa phương hiệu quả." Tôi cho rằng:

Thứ nhất,cơ chế đa phương toàn cầu và khu vực phải được tôn trọng và phát huy. Trên tinh thần đó, chúng ta cần một Liên hợp quốc cho tương lai phải thực sự là tổ chức gắn kết.

Trong đó, mỗi thành viên, không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, được đóng góp tiếng nói về những vấn đề cùng quan tâm, và cũng là "vườn ươm" cho những sáng kiến, ý tưởng hợp tác đa phương vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng trên thế giới.

Liên hợp quốc cần được tiếp tục cải tổ để trở thành một tổ chức mạnh mẽ và hiệu quả hơn, phát huy vai trò điều hòa lợi ích, ứng xử của các nước trước những biến chuyển to lớn của thời đại.

Thứ hai,Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cần phải được đề cao và thúc đẩy như những chuẩn mực hành xử của cả các nước lớn và nhỏ trong quan hệ quốc tế đương đại.

Chúng ta cần quyết tâm và kiên trì thực hiện hợp tác, hữu nghị thay cho xung đột và thù địch, đối thoại thay cho đối đầu, giải quyết hòa bình các tranh chấp thay cho hành động đơn phương, áp đặt.

Trên tinh thần đó, Việt Nam kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước và đời sống của người dân ở các quốc gia, trong đó có các biện pháp đang áp đặt đối với Cuba.

Thứ ba,đại dịch COVID-19 chính là lời cảnh tỉnh sâu sắc, thúc giục chúng ta cam kết và chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm và nhân văn.

Chương trình nghị sự 2030 cần tiếp tục đóng vai trò khuôn khổ để chúng ta vừa hợp tác vượt qua đại dịch, vừa phục hồi bền vững, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động, để bảo đảm không một người dân, không một quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.

Các nước đang phát triển cần được tạo điều kiện và hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thương mại để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Cách đây 75 năm, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Người đã nhiều lần gửi thư tới các nhà lãnh đạo sáng lập Liên hợp quốc bày tỏ ý nguyện được tham gia của Việt Nam.

Mặc dù phải tới năm 1977, nguyện vọng đó mới thành hiện thực, song chính cuộc đấu tranh bền bỉ của Việt Nam giành và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước là những đóng góp cụ thể cho sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, cũng là những mục tiêu cao cả mà Liên hợp quốc hướng tới.

Nhân dịp này, thay mặt nhân dân Việt Nam, tôi xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ rộng rãi của các nước, bạn bè quốc tế dành cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam từ trước đến nay.

Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá bởi chiến tranh và chịu bao vây cấm vận, sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình và đang nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay, dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực, quan trọng, thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Với tinh thần đoàn kết quốc tế và với nhận thức rằng chúng ta chỉ có thể chiến thắng đại dịch khi tất cả các quốc gia cùng chiến thắng, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với nhiều nước, nhất là những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, tăng cường đóng góp cho các nỗ lực quốc tế liên quan.

Nhờ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát huy quan hệ hợp tác toàn diện với Liên hợp quốc, góp phần xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả.

Trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.

Việt Nam sẽ nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực, đặc biệt là ASEAN.

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cùng các nước thành viên đang hết sức nỗ lực để xây dựng một khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác, từng bước trở thành một Cộng đồng ngày một gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, và sẻ chia trách nhiệm xã hội.

Chúng tôi khẳng định cam kết cùng các nước trong và ngoài khu vực duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; tuân thủ các nguyên tắc kiềm chế, tránh các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Suốt 75 năm qua, các quốc gia đã cùng nhau xây dựng một Liên hợp quốc vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Chúng ta có trách nhiệm tiếp tục củng cố và tăng cường sức sống cho Tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này trước các thách thức và cơ hội to lớn của thế kỷ XXI.

Xin trân trọng cảm ơn./.

相关内容
推荐内容