【kqbd nations league】Công ty TNHH Chứng nhận và Kiểm định Chất lượng Opacontrol lách luật trong hoạt động cấp c
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:10:24 评论数:
Opacontrol có đang 'lách luật'?ôngtyTNHHChứngnhậnvàKiểmđịnhChấtlượngOpacontrolláchluậttronghoạtđộngcấkqbd nations league
Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương, Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy (Tổng cục TCĐLCL), cách đây 20 năm Việt Nam có rất ít tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận và đa phần là tổ chức nước ngoài thì hiện nay, mạng lưới các tổ chức đảm trách công việc này đã lên đến hơn 100 giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và chứng minh chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình. Từ thực tế đó, Việt Nam đã tạo được cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động của các tổ chức chứng nhận tại Việt Nam và phục vụ quản lý nhà nước đối với sản phẩm hàng hóa nhóm hai (sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật).
Cụ thể, cơ sở này bao gồm Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cùng một loạt văn bản quan trọng như Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, và các Thông tư 28/2012/TT- BKHCN, Thông tư 02/2017/TT- BKHCN, Thông tư 06/2020/TT- BKHKCN quy định về phương thức chứng nhận, dấu hợp chuẩn, hợp quy,..
Không chỉ có cơ sở pháp lý, hiện nay Việt Nam đã bước đầu chuẩn hóa được năng lực và tạo cơ chế bình đẳng cho hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, đồng thời xã hội hóa được hoạt động đánh giá sự phù hợp theo chủ trương của chính phủ, từ đó giúp các doanh nghiệp kịp thời kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất, nhập khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thuận lợi, hoạt động chứng nhận tại Việt Nam đã bộc lộ không ít bất cập trong thời gian gần đây. Một trong những vấn đề đáng chú ý là “các tổ chức chứng nhận hiện nay có tình trạng không đánh giá đầy đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn nhưng vẫn cấp chứng chỉ, đặc biệt là các chứng chỉ liên quan đến chứng nhận sản phẩm, đồng thời không thực hiện giám sát 12 tháng/lần theo quy định. Bên cạnh đó, có hiện tượng cử chuyên gia đánh giá không có năng lực (chưa được đào tạo chuyên gia đánh giá, không có code phù hợp cho lĩnh vực) đi đánh giá, cử chuyên gia chưa được phê duyệt hoặc không phải chuyên gia trong hồ sơ nộp đăng ký tại Tổng cục.
Một vấn đề đáng bàn khác liên quan đến chứng nhận sản phẩm là tình trạng lấy mẫu không đủ để thử nghiệm; thử nghiệm không hết các chỉ tiêu theo quy định của tiêu chuẩn nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn; thử nghiệm tại các tổ chức thử nghiệm chưa đăng ký theo quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận "lách luật", cấp giấy xác nhận phù hợp theo tiêu chuẩn cơ sở, trong khi theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì phải sử dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài để đánh giá hợp chuẩn chứ không phải dùng tiêu chuẩn cơ sở.