当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá hôm nay c1】Xử lý nợ xấu: Nhiều tiền không quan trọng bằng cách làm

【bóng đá hôm nay c1】Xử lý nợ xấu: Nhiều tiền không quan trọng bằng cách làm

2025-01-26 03:01:47 [World Cup] 来源:88Point

xu ly no xau nhieu tien khong quan trong bang cach lam

Không thể dùng tiền thuế của dân để bù đắp những yếu kém của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Ảnh: ST.

Thay đổi từ cơ chế

Trong một hội thảo về thể chế ngân hàng được tổ chức mới đây,ửlýnợxấuNhiềutiềnkhôngquantrọngbằngcáchlàbóng đá hôm nay c1 chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh đến việc phải tháo gỡ triệt để “nút thắt” về nợ xấu. Trong đó, một trong những vướng mắc là phải bổ sung thêm tiền cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Vì thế, vấn đề đặt ra là sử dụng nguồn tiền từ đâu để VAMC có “tiền tươi thóc thật” để mua bán nợ theo cơ chế thị trường.

“Trong 4 năm qua, hệ thống ngân hàng đã “hy sinh” nhiều để xử lý nợ xấu, bởi trong “đống nợ” từ năm 2012, hệ thống đã tự xử lý được 55% (còn lại là bán cho VAMC và theo phương thức khác) nên lợi nhuận hệ thống ngân hàng những năm qua rất thấp, thấp nhất trong khu vực, ROE chỉ đạt 6%”, ông Lực cho hay.

Bản dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo nhận xét, nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc xử lý nợ xấu đã mua của VAMC còn chậm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững thông qua việc bổ sung và xây dựng khuôn khổ pháp luật về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, trong đó đề cao thẩm quyền can thiệp của Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng.

Như vậy, nếu được thông qua, mục tiêu đến năm 2020 sẽ giúp hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam được lành mạnh hóa, phát triển bền vững. Tuy nhiên, riêng về nợ xấu, có chuyên gia cho rằng, để xử lý nợ xấu, hệ thống ngân hàng còn cần từ 5.000-10.000 tỷ đồng. Đây là con số quá lớn nên các ngân hàng cũng như VAMC khó có thể “xoay sở” được. Do đó, đề xuất dùng ngân sách xử lý nợ xấu đã được nhắc lại để giúp VAMC có “tiền tươi thóc thật” để xử lý.

Trong dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, các chương trình, đề án liên quan có đề cập đến kế hoạch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính sẽ trình Quốc hội dự thảo nghị quyết “Đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách Nhà nước để xử lý một phần nợ xấu” trong năm 2017.

Vấn đề này đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại, dùng tiền của dân để xử lý lỗi yếu kém của các ngân hàng có hợp lý và có đạt được hiệu quả hay không? Vì trước đây, VAMC đã được cấp tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng để mua nợ xấu, nhưng nợ vẫn nằm “chết” tại VAMC mà chưa xử lý được triệt để.

Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã ở mức khá thấp, còn 2,58% vào tháng 6-2016, tuy nhiên, số nợ thực chất đã xử lý được vẫn còn rất khiêm tốn bởi đa phần là bán cho VAMC. Tính đến cuối tháng 6-2016, VAMC mới xử lý được 32.400 tỷ đồng trong tổng số 241.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua, chỉ đạt 13,4%.

Nên hay không?

Cũng nói về việc dùng ngân sách xử lý nợ xấu, theo ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, kinh nghiệm của các nước là tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm xử lý nợ xấu, nếu trong điều kiện không tự xử lý được thì sẽ bán lại cho cơ quan quản lý nợ xấu Nhà nước theo giá thị trường. Một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc sẽ tập hợp toàn bộ nợ xấu, trên cơ sở đánh giá tài sản đặc biệt sẽ phát hành trái phiếu, trái phiếu này từ ngân sách. “Có nhiều nước đang dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”, ông Quốc Anh cho biết thêm.

Tuy nhiên, chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn thì việc dùng một khoản tiền lớn để xử lý nợ xấu là điều không hợp lý, không thể dùng tiền thuế của dân để bù đắp những yếu kém của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Vì thế, thị trường mua bán nợ xấu cần sớm được thực thi để cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, bởi xử lý nợ xấu không hẳn cần đến nhiều tiền mà quan trọng là phương pháp thực hiện, tìm được giải pháp tốt thì nợ xấu sẽ được giải quyết triệt để.

Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia khi cho rằng, nợ xấu còn nhiều việc phải làm chứ không chỉ là bổ sung thêm tiền để xử lý nợ xấu. Có chuyên gia cho rằng, dùng tiền ngân sách để xử lý nếu được thông qua thì không thể là đưa một khoản tiền lớn để xử lý nợ xấu mà nên thông qua các cơ chế như miễn giảm thuế, miễn giảm các chi phí hoạt động cho doanh nghiệp có nợ xấu hay chi phí cho các hoạt động liên quan đến thanh toán tài sản thế chấp…

Không những thế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, với việc thành lập thị trường mua bán nợ xấu, Việt Nam sẽ có nhiều nguồn vốn cung cấp cho hoạt động xử lý nợ xấu, nhất là từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Với cách làm này, các khoản nợ xấu sẽ được bán theo giá thị trường, ngân hàng phải chấp nhận chịu lỗ để làm sạch bảng cân đối tài chính. Bên cạnh đó, các tổ chức xử lý nợ có thể áp dụng phương pháp “mua đứt bán đoạn” để được tự quyết định việc xử lý tài sản đảm bảo, tránh những ràng buộc về quyền sở hữu.

Nhìn chung, xử lý nợ xấu hiện vẫn đang chủ yếu dùng cơ chế, trong vòng luẩn quẩn chuyển từ chỗ này sang chỗ kia nên vẫn chưa thực chất và hiệu quả. Vì thế, phương án tốt nhất vẫn là phải tìm ra được một cơ chế hợp lý, có thể giải quyết rốt ráo để những đồng vốn dù từ đâu rót vào cũng đem lại hiệu quả, giúp lành mạnh hóa thị trường tài chính – ngân hàng.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读