Đổi mới toàn diện công tác bảo trì đường bộ
Theảotrìđườngbộgiaiđoạn–Gìngiữhạtầnggiảmtainạngiaothôkq bóng đa hôm nayo Vụ trưởng Vụ Quản lý bảo trì đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), 2015 – 2020 là giai đoạn đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, thể chế và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo trì đường bộ được thực hiện bài bản, khoa học. Trong đó, công tác bảo trì đã được chuyển đổi phương thức thực hiện theo định hướng xã hội hóa, từ giao kế hoạch, đặt hàng như trước đây sang hình thức đấu thầu cạnh tranh và đổi mới phương thức thanh toán; tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các đơn vị sự nghiệp tổ chức cung cấp dịch vụ công.
Bên cạnh đó, để kéo dài tuổi thọ của hệ thống đường bộ, giảm tai nạn giao thông, giao thông an toàn, thông suốt và phát huy hiệu quả nguồn kinh phí, Tổng cục ĐBVN đã tập trung nguồn lực sửa chữa được hàng nghìn cây cầu, hàng chục triệu m2 mặt đường, hàng chục nghìn km đường được thảm mới; giảm hàng trăm điểm đen, điểm mất an toàn giao thông (ATGT); hệ thống ATGT được sửa chữa thay thế kịp thời. Cùng với đó là những con đường, những cây cầu được nâng cấp, mở rộng tạo sự kết nối thuận tiện giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Dấu ấn đặc biệt của giai đoạn 2015 - 2020 còn là việc Tổng cục ĐBVN đã thực hiện đấu thầu qua mạng 100% các gói thầu bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia của Chính phủ. Đây được xem là xu thế phát triển tất yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa tới mọi lĩnh vực và dần thay thế đấu thầu truyền thống, bởi tính ưu việt trong tiết kiệm chi phí, minh bạch, công bằng và tăng sự cạnh tranh, giảm tối đa tác động của con người. Đến cuối năm 2019, hầu hết các gói thầu đã được Tổng cục ĐBVN thực hiện đấu thầu qua mạng, số tiền tiết kiệm được lên đến hàng chục tỷ đồng.
Cùng với đổi mới toàn diện công tác bảo trì đường bộ, công tác khắc phục các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông cũng được đặc biệt quan tâm. Nhiều đường cứu nạn ở những cung đường nguy hiểm, nơi từng xảy ra nhiều tai nạn thảm khốc được triển khai xây dựng, cứu được nhiều xe tải trọng lớn, xe contaner thoát khỏi tai nạn thảm khốc. Điển hình là việc xây dựng thêm nhiều đường cứu nạn có độ dốc và độ nhám cao ở khu vực đèo Lò Xo - nơi nổi tiếng về các vụ tai nạn thảm khốc trước đây, lắp đặt hệ thống cảnh báo, phòng hộ, ngăn chặn tai nạn ở Dốc Cun, đèo Thung Khe trên quốc lộ 6.
Phát huy hiệu quả của ứng dụng công nghệ mới
Theo ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, những kết quả đạt được trong 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2020 là do Tổng cục ĐBVN đã ứng dụng hiệu quả vào công tác quản lý tất cả các lĩnh vực. Năm 2018, Tổng cục ĐBVN được Bộ GTVT xếp hạng đứng thứ nhất trong toàn ngành về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Thời gian tới, ngành đường bộ cũng sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm ATGT và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu và bảo vệ hành lang ATGT cũng như sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự ATGT; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện siết chặt quản lý vận tải và duy trì thực hiện kiểm soát tải trọng xe; đổi mới, siết chặt công tác tổ chức đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông...
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, năm 2020 năng lực vận tải tăng gấp gần 2 lần so với năm 2015. Trong 5 loại hình vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhưng vận tải vẫn tăng trưởng rất cao với mức tăng trưởng trên 10%. Đây là chỉ số quan trọng, là thước đo đánh giá kết quả trong 5 năm qua của Tổng cục ĐBVN.
Đồng thời, Tổng cục ĐBVN cũng đã bắt kịp và xử lý hiệu quả khi Quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB) dừng hoạt động. Việc xây dựng kế hoạch BTĐB cũng có đã có chuyển biến nhất định. Việc quản lý đầu tư xây dựng có nhiều tiến bộ, ứng dụng vật liệu, công nghệ, thiết bị mới, nâng cao hiệu quả bảo trì. Công tác BTĐB có thay đổi về mô hình tổ chức, việc lựa chọn nhà thầu được minh bạch bằng hình thức đấu thầu qua mạng. Qua đó tiết kiệm ngân sách, tạo sự đồng thuận, xây dựng kế hoạch sát với thực tế, quản lý, phát huy hiệu quả nguồn vốn nhà nước cũng như đã làm tốt việc kiểm soát tải trọng xe; xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; giảm tình trạng “xe dù, bến cóc”, góp phần giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trong nhiều năm qua.
Thời gian tới, Tổng cục ĐBVN cần phải tập trung hoàn thành xây dựng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, đây là vấn đề sống còn để ngành đường bộ phát triển. Cùng đó, cần đẩy nhanh tiến độ dự án thu phí tự động không dừng; nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và kiểm soát tải trọng phương tiện; xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn để giảm sâu tai nạn giao thông…
Trí Dũng – Văn Nam