| Yoga có riêng bộ môn thiền, thiền giúp kiểm soát hơi thở, từ đó chúng ta sẽ có thể điều hòa, điều chỉnh lại tâm trí của mình. Ảnh: Vân Trần |
Giận dữ là đáp ứng tự nhiên của cơ thể, là cảm xúc theo bản năng khi chúng ta phản ứng với các mối đe dọa hoặc nguy hiểm trong cuộc sống. Cảm xúc tức giận là cần thiết cho sự tồn tại của con người. Sự tức giận sẽ trở thành vấn đề khi bạn không thể kiểm soát được cơn giận của mình, có thể dẫn đến bạo lực lời nói và hành vi, tác động tiêu cực đến các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, không kiểm soát được tức giận sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tâm lý của con người. Mọi người có thể trở nên giận dữ vì nhiều lý do khác nhau, và sự thể hiện cơn giận của mỗi người là không giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự tức giận ở người này có thể hoàn toàn không ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tức giận, đó là do tác động của hoàn cảnh bên ngoài và do bệnh lý bên trong cơ thể. Chúng ta có thể tức giận khi gặp phải các hoàn cảnh như: Bị tấn công hoặc bị đe dọa, bị lừa dối, thất vọng hoặc bất lực, bị đối xử bất công... Cùng với đó, cũng có nhiều bệnh lý tiềm ẩn làm cho người bệnh khó kiểm soát được cơn giận, bao gồm: đột quỵ, bệnh Alzheimer, tự kỷ, trầm cảm, đái tháo đường, động kinh, tiền mãn kinh, thuốc... Để kiểm soát được giận dữ, trước tiên chúng ta phải hiểu được nguồn cơn của cảm xúc này bắt nguồn từ đâu. Những gợi ý sau sẽ phần nào giúp bạn kiểm soát được cơn giận dữ của mình. Từ đó sẽ cải thiện được các cách xử lý tình huống trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trong yoga có riêng bộ môn thiền. Thiền giúp kiểm soát hơi thở, từ đó chúng ta sẽ có thể điều hòa, điều chỉnh lại tâm trí của mình. Tập hít thở sâu còn có thể giúp điều chỉnh lại nhịp thở chậm rãi, đều hơn, giúp tim trở nên khỏe hơn. Hay cách khác là thay đổi cấu trúc suy nghĩ, ý thức nói đơn giản là thay đổi lối suy nghĩ. Bước đầu hãy thay đổi từ bước chỉnh lại những câu từ xuất phát khi giận dữ, hạn chế chửi bậy, chửi thề. Hãy suy nghĩ lại tình huống, có thể thông cảm hay hiểu một cách tích cực hơn. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực mà còn giúp bạn cải thiện hơn trong việc giải quyết vấn đề như trong công việc hoặc xã hội. Né tránh và lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện cũng là một giải pháp để kiểm soát cơn giận dữ. Giả sử như bạn đang trong một cuộc xung đột với đồng nghiệp hoặc bạn thân. Hãy tạm thời né tránh và gác lại. Né tránh tất nhiên không phải là điều tốt. Nhưng khi tình huống càng trở nên tồi tệ hơn thì phải có một bên nên tạm ngưng lại, nếu không muốn mối quan hệ trở nên xấu hơn. Tất nhiên không phải ai cũng quản lý tốt trạng thái cảm xúc của mình. Có thể sẽ có người mạnh mẽ, luôn suy nghĩ tích cực nhưng chưa chắc họ sẽ là người sẽ quản lý tốt về mặt cảm xúc giận dữ. |