【soi keo lille】Cơn thập tử nhất sinh không thể quên của danh ca Elvis Phương
Trong hồi ký Dòng đời,ơnthậptửnhấtsinhkhôngthểquêncủadanhcaElvisPhươsoi keo lille Elvis Phương kể cha từng cấm cản ông theo nghiệp ca hát. Đến thời điểm nào, cha nguôi ngoai và chấp nhận việc ông theo đuổi ước mơ ca hát?
Hai năm sau khi tôi bị cha đuổi ra khỏi nhà, một buổi tối sau khi đi hát xong, lúc trở về nhà thuê nơi tôi đang ở cùng với ban nhạc thấy mẹ ngồi sẵn.
Bà nói: “Ba nói nhớ Phương và muốn con về nhà". Thế là được trở về nhà. Tôi vui sướng vô cùng vì biết rằng sẽ được tiếp tục hát để theo đuổi ước mơ. Dù mẹ không nói những điều như tôi tự nghĩ nhưng cho về nhà chắc cho đi hát rồi.
Thời gian đầu, Elvis Phương nhận được tình cảm, sự đón nhận từ khán giả như thế nào? Ông có thể chia sẻ những kỷ niệm ấn tượng với khán giả?
Tôi là một trong những ca sĩ về nước rất sớm từ 1996 rồi 1998 để quay 2 cuốn video nhưng mãi đến 2000 mới được hát live lần đầu ngày 20 và 21/5/2000. Hai đêm hát đều bán hết vé nhưng đáng nói nhất là tình cảm của khán giả chính là động lực khiến tôi quyết định mua nhà và ở mãi đến tận hôm nay.
Tôi nhớ rất rõ dư âm của 2 đêm hát tại Nhà hát Bến Thành lúc đó và sự yêu thương của khán thính giả, nhiều gia đình cả 3 thế hệ đều đi xem. Sự yêu thương của khán thính giả là kỷ niệm đẹp cho lần trở về đầu tiên và được hát tại Việt Nam của tôi.
Ông từng mổ tim, trải qua cơn thập tử nhất sinh năm 1998 khi đã 53 tuổi. Tại sao ông không lựa chọn cuộc sống an dưỡng mà tiếp tục sự nghiệp ca hát, hầu như ngày nào cũng đi hát?
Đối với tôi, hát giống như thở và phải thở mới được sống. Tháng 5/1998, tôi trải qua cuộc giải phẫu tim phải nói là thập tử nhất sinh. Khi ấy, tôi đúng 53 tuổi mà dòng họ từ ông nội, đến cha và người chú - em của cha - đều mất vào tuổi 53.
Cuộc giải phẫu 10 phần nguy hiểm nhưng khi bình phục, tôi cảm thấy như được hồi sinh và niềm khao khát được hát lại cháy bỏng như những ngày đầu… Thế là hát và hát mãi đến tận bây giờ. Sự lựa chọn duy nhất của tôi từ lúc 16 tuổi đến ngày hôm nay: còn sống là còn hát.
Sự nghiệp ca hát hơn 62 năm - một quãng đường dài và đồ sộ, khi viết cuốn hồi ký 'Dòng đời', làm sao ông có thể nhớ lại hết chi tiết cụ thể chuyện nhiều năm đã qua, sau đó xây dựng cấu trúc nội dung mạch lạc, tường thuật cho độc giả?
Tôi không những nhớ một chuyện mà cả trăm, cả nghìn câu chuyện. Vợ tôi hay đùa “phải chi bố nhớ và giữ được tiền như những câu chuyện của đời dù bao nhiêu năm đã trôi qua thì tốt biết mấy.”
Tài liệu và hình ảnh còn giữ được nhiều vô số. Bây giờ, những lúc rảnh rỗi ngoài giờ đi hát, tôi lại viết, ghi lại. Viết ra để làm gì? Vì kỷ niệm cả một đời đi hát nhiều quá; có những điều càng nhớ và viết ra thấy thú vị vô cùng. Ở tuổi này, Elvis Phương còn nhớ và thuộc gần 100 bài hát thì cuộc đời, kỷ niệm của chính mình làm sao mà quên được.
Cuộc đời của ông trải qua nhiều thăng trầm. Khi viết xong quyển hồi ký Dòng đời và nhìn lại tất cả một cách hệ thống, ông cảm nhận điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống và sự nghiệp? Chặng đường nào đối với ông là đáng nhớ nhất?
Đáng nhớ nhất là phải nhớ tất cả, vì cuộc đời ca hát của tôi có quá nhiều thăng trầm. Đọc đi đọc lại Dòng đời, tôi vẫn thấy, vẫn cảm nhận trong cuộc sống và sự nghiệp, tất cả những chặng đường đã trải qua đều quan trọng.
Có thăng, có trầm mới có Elvis Phương ngày hôm nay. Tôi chưa bao giờ cảm thấy không muốn hát và còn hát thì còn nhớ, nhớ tất cả để cảm thấy cuộc đời mình còn thật nhiều may mắn. Điều gì cần nhớ phải nhớ thôi, nhất là âm nhạc và những bài hát đã đi theo mình cả cuộc đời.
Bình Nguyễn
Elvis Phương bật khóc nhớ ký ức bị cha tát và từ mặtDanh ca Elvis Phương có buổi giao lưu nhân dịp ra mắt hồi ký "Dòng đời" và kỷ niệm 62 năm ca hát, bật khóc khi nhắc tới thời điểm bị cha từ mặt, không cho ca hát.