【tỷ số ngoại hạng anh đêm nay】Điện gió bất động
|
Bản đồ gió “nhảy múa”
Năm 2001, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố bản đồ nguồn gió tại VN, cho thấy diện tích có vận tốc gió từ 6 m/giây (yêu cầu tối thiểu để có thể khai thác điện gió) trở lên là 128.340 km2 ở độ cao 65 m. VN được WB lúc đó đánh giá là quốc gia có tiềm năng nhất về điện gió trong khu vực Đông Nam Á, với tổng công suất có thể khai thác lên đến trên 500.000 MW. Tuy nhiên, một bản đồ hoàn toàn khác được WB và Bộ Công thương công bố năm 2010 cho thấy tiềm năng của điện gió không phải như vậy. VN chỉ có 2.676 km2 ở độ cao 80 m đạt được vận tốc gió từ 6 m/giây trở lên. Dự kiến, khoảng đầu năm 2015 sẽ tiếp tục có bản đồ nguồn gió mới của Bộ Công thương và WB.
|
Chưa biết lần cập nhật sắp tới, diện tích có thể khai thác điện gió sẽ ra sao, song số liệu năm 2010 cho thấy diện tích đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn khoảng hơn 2% so với năm 2001. Tiềm năng khai thác điện gió VN chỉ còn tổng công suất khoảng trên 10.600 MW, thấp hơn hẳn so với số liệu vào năm 2001. Sự thay đổi bản đồ gió này xuất phát từ việc nhờ có các cảm biến đo gió ở các độ cao khác nhau được lắp đặt ở hơn 60 trạm đo gió cao 60 - 100 m sau năm 2001 nên các số liệu chính xác hơn trước.
Theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng phòng Dự án lưới điện - Công ty CP tư vấn xây dựng điện 3 (EVN PECC3) - đơn vị được Bộ Công thương chỉ định thực hiện việc lập quy hoạch điện gió trên toàn quốc, để phát triển điện gió, yếu tố hàng đầu là phải có gió với tốc độ cho phép; kế đến là phải có cơ sở hạ tầng tốt, vì các thiết bị điện gió là thiết bị siêu trường, siêu trọng (50 - 60 tấn, dài gần 40 m). Một yếu tố nữa là phải có diện tích đất thích hợp và vị trí phải gần nơi có thể đấu nối lưới điện quốc gia.
Dựa trên bản đồ nguồn gió và các yếu tố nêu trên, ông Dũng cho rằng 2 tỉnh có tiềm năng nhất để phát triển điện gió là Bình Thuận và Ninh Thuận. Ngoài ra, một số tỉnh ở khu vực Tây nguyên như: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng; một số tỉnh duyên hải miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình; phía nam có Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng là những tỉnh có tiềm năng.
Hàng loạt dự án đình trệ
Là một trong 2 địa phương có tiềm năng nhất về điện gió, nhưng các dự án (DA) điện gió trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua triển khai rất chậm. Tỉnh này hiện có 15 DA còn hiệu lực với tổng công suất đề nghị đầu tư là 1.182 MW, trong đó có 10 DA đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong 5 DA đã được tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư thì 2 DA đã hoàn thành và phát điện, đó là dự án của Công ty TNHH MTV năng lượng tái tạo VN (REVN) tại huyện Tuy Phong và dự án của TCT điện lực dầu khí trên đảo Phú Quý. Hiện nay còn có 3 nhà đầu tư đang xin chủ trương khảo sát, đo gió để lập DA.
Ninh Thuận là tỉnh được đánh giá có mật độ gió cao nhất trong khu vực phía nam và có vận tốc gió mạnh nhất VN, trung bình 7,1 m/giây ở độ cao 65 m và vận tốc gió mạnh nhất trong năm từ 18 - 20 m/giây ở độ cao 12 m. Toàn tỉnh hiện có 14 vùng gió tiềm năng (khoảng 8.000 ha) tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc. Đặc biệt, Ninh Thuận ít có bão và lượng gió thổi đều trong suốt 10 tháng/năm, với tốc độ từ 6,4 - 9,6 m/giây, đảm bảo ổn định cho tua bin gió phát điện. Với lợi thế đó, từ năm 2008 đến nay, đã có 8 DA điện gió đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp phép và 9 DA đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Hy vọng ở công nghệ mới Theo ông Nguyễn Thanh Hoan, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận, chi phí đầu tư một tua bin gió có công suất 1 MW khoảng 2 - 2,5 triệu USD, là một trong những lý do mà các nhà đầu tư điện gió chậm triển khai. Do vậy, công nghệ tua bin gió (YnS-W) với hai hệ cánh đồng trục có giá thành rất thấp (khoảng 2/3 giá thành các công nghệ điện gió hiện nay), là cơ hội mới cho phát điện gió ở VN. DA Nhà máy điện gió Công Hải ở tỉnh Ninh Thuận là DA thử nghiệm, chuyển giao công nghệ thiết bị mới này của Liên bang Nga. Khi đi vào hoạt động, sản lượng điện trung bình hằng năm sẽ cao gấp 2,5 lần so với các công nghệ điện gió hiện nay nhờ tua bin có 2 lớp cánh (5 cánh/lớp). Hiện tại, các tổ máy đang chế tạo tại Liên bang Nga, dự kiến sẽ vận chuyển về VN và lắp ráp, vận hành thương mại vào đầu năm 2015. |
Ông Nguyễn Thanh Hoan, Giám đốc Sở Công thương Ninh Thuận, nhìn nhận hầu hết các DA điện gió trên địa bàn đều triển khai quá chậm so với tiến độ trong giấy chứng nhận đầu tư được cấp, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Trong 8 DA được cấp phép, DA Nhà máy điện gió Công Hải do liên doanh TCT công nghiệp Sài Gòn, TCT phát điện 2 và Công ty CP đầu tư kinh doanh điện lực TP.HCM làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 1.500 tỉ đồng đã khởi công xây dựng giai đoạn 1, trên diện tích khoảng 20 ha ở xã Công Hải, H.Thuận Bắc.
Nản chí vì phải... tự bơi
Theo ông Lý Ngọc Thắng, nguyên Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch - Viện Năng lượng, rào cản hiện nay là giá thành sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió quá cao. Bên cạnh đó, việc thiếu vốn và chính sách trợ giá chưa khuyến khích được các nhà đầu tư, đồng thời khung thể chế đầu tiên về điện gió (Quyết định 37/2011/QĐ-TTg) về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió giá chưa phù hợp. Ngoài ra, việc thiếu năng lực sản xuất trong nước đối với hầu hết các công nghệ năng lượng tái tạo (chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu) cũng là rào cản cho sự phát triển điện gió tại VN.
Phó chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận Bùi Văn Thịnh nhận xét: “Khó khăn với điện gió hiện nay có nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa nhất vẫn chính là do giá mua điện gió quá thấp”. Theo ông Thịnh, giá mua điện từ các DA điện gió mà Chính phủ đã đưa ra là 1.614 đồng/kWh (tương đương 7,8 UScent/kWh) rất thấp so với suất đầu tư cho điện gió hiện nay. “Với giá này, tất cả các DA điện gió vẫn sẽ lỗ nặng. Đây chính là nguyên nhân khiến các DA điện gió nói chung và Bình Thuận nói riêng chậm triển khai”, ông Thịnh nói.
Còn theo ông Dương Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý điện và năng lượng (Sở Công thương Bình Thuận), một nguyên do khác khiến các DA chậm được triển khai đó là việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi cho năng lượng sạch, năng lượng tái tạo rất khó khăn. “Hiện nay tại VN chỉ có 2 chủ đầu tư, một tại Bình Thuận và một chủ đầu tư nữa tại Bạc Liêu được tiếp cận với vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng quốc tế. Các doanh nghiệp còn lại phải tự bơi khi tiếp cận nguồn vốn làm điện gió. Mà vay vốn thương mại làm điện gió chắc chắn sẽ khó có lãi. Điều này khiến các doanh nghiệp nản chí, dẫn đến các DA chùng lại là vậy”, ông Long nói.
Ông Nguyễn Thanh Hoan, Giám đốc Sở Công thương Ninh Thuận, nhìn nhận cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thu hút các DN đầu tư vào lĩnh vực này. Đơn cử, lúc ban hành Quyết định số 37/2011 ngày 29-6-2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió là 1.614 đồng/kWh chưa bao gồm thuế VAT, Bộ Công thương đã điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng 266,85 đồng/kWh (tăng 21,49%). Nhiều địa phương đã đề nghị Bộ Công thương tăng giá mua điện gió theo tỷ lệ tăng giá bán điện bình quân 21,49%. Nếu được như vậy giá điện gió sẽ tăng từ 1.614 đồng/kWh lên 1.960,85 đồng/kWh tương đương 9,5 uscent/kWh, thì các nhà đầu tư mới có lãi, mới có thể triển khai DA.
Sẽ nghiên cứu các kiến nghị của nhà đầu tư Theo ông Lê Tuấn Phong, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, giai đoạn từ 2020 - 2030, nhu cầu sử dụng năng lượng của VN là rất lớn, trong khi nguồn cung ứng năng lượng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt của nguyên liệu hóa thạch và giá dầu biến động. VN đã đặt mục tiêu đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 52 MW hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200 MW vào năm 2030; điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030. Bộ Công thương đã ghi nhận và sẽ nghiên cứu các kiến nghị vừa qua của các chuyên gia, các nhà đầu tư như điều chỉnh khung chính sách điện gió; điều chỉnh giá FIT cho điện gió trên đất liền; một số yêu cầu tài chính để phát triển điện gió quốc gia; cơ chế chính sách hỗ trợ bổ sung được xem xét và các quy định trong định mức giá FIT; chi phí hỗ trợ cho 1.000 MW điện gió; các đề xuất đa dạng hóa phát triển thị trường điện gió... |
Giá mua thấp nhất thế giới Ông Bùi Văn Thịnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, cho rằng: “Dù đã được Chính phủ ưu tiên trợ giá, nhưng giá mua điện gió theo quy định hiện nay thuộc diện thấp nhất thế giới. Với giá như hiện nay, để DA đạt hiệu quả tài chính, lãi suất nguồn vốn vay phải từ 1,1%/năm trở xuống. Thực tế các nhà đầu tư rất khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Với lãi suất vốn vay là 4%/năm mà các nhà đầu tư hiện có thể tiếp cận, thì để đảm bảo tính khả thi của DA, giá mua điện gió phải từ 9,6 UScents/kWh trở lên. Hiệp hội Điện gió Bình Thuận đang kiến nghị Chính phủ cần có lộ trình tăng giá điện gió từ 7,8 UScents/kWh hiện nay lên mức trên 10 UScents/kWh vào năm 2015 và trên 12 UScents/kWh sau năm 2017. Đồng thời, cũng kiến nghị Chính phủ có những chính sách định hướng các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức bên ngoài để đầu tư vào các DA điện gió”. |
Nguồn TNO
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từ trần
- ·Kêu gọi đối tượng trộm xe trình diện
- ·Lệnh từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến công vang dội của Phi đội Quyết Thắng
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Nỗ lực làm cầu nối pháp lý cho người dân
- ·Nỗ lực làm cầu nối pháp lý cho người dân
- ·Đà Nẵng điều động nhiều cán bộ chủ chốt
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Bão số 3 gây thiệt hại 81,8 nghìn tỷ đồng, GDP 9 tháng tăng 6,82%
- ·Phiên làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X
- ·Bí thư Hà Nội yêu cầu rà soát, khắc phục những tồn tại có nguy cơ cháy nổ
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Đề nghị các đối tác tôn trọng lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông
- ·Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia
- ·Thành phố Vị Thanh: Tăng cường kiểm sát đối với tội phạm ma túy
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Ông Nguyễn Văn Nên: Bí thư chi bộ khu phố có đóng góp thầm lặng mà cao cả