当前位置:首页 > Thể thao > 【lich thi đấu al nassr】CPTPP: Quá trình phê chuẩn của các nước thành viên

【lich thi đấu al nassr】CPTPP: Quá trình phê chuẩn của các nước thành viên

2025-01-26 03:02:44 [Cúp C1] 来源:88Point
cptpp qua trinh phe chuan cua cac nuoc thanh vien
Tham gia CPTPP, Quátrìnhphêchuẩncủacácnướcthànhviêlich thi đấu al nassr doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan

Hiệp định CPTPP tham chiếu hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng bỏ ngỏ 22 điều khoản. TPP đã được ký vào ngày 04/02//2016 nhưng đã bị ngừng lại với việc Mỹ rút khỏi hiệp định. Sau đó, vào tháng 5/2017, tất cả 11 nước ký kết TPP ban đầu đã thống nhất khôi phục lại hiệp định và đạt được thỏa thuận vào tháng 1/2018 nhằm hoàn tất CPTPP. Lễ ký kết chính thức của hiệp định này đã được tổ chức ngày 08/03/2018 tại Santiago, Chile. Theo quy định cam kết, hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được phê chuẩn bởi ít nhất 50% số nước ký kết (tương đương 6 trên 11 nước tham gia CPTPP).

2/3 các điều khoản trong Hiệp định CPTPP tương tự với dự thảo TPP tại thời điểm Mỹ rút khỏi hiệp định. Ví dụ như chương về doanh nghiệp nhà nước không thay đổi, yêu cầu các bên ký kết chia sẻ thông tin về doanh nghiệp nhà nước với mục đích tham gia vào vấn đề can thiệp của nhà nước trên thị trường. Chương này bao gồm các tiêu chuẩn chi tiết nhất về sở hữu trí tuệ của bất kỳ hiệp định thương mại nào, cũng như các biện pháp chống trộm cắp sở hữu trí tuệ đối với các công ty hoạt động ở nước ngoài.

Nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới Sebastian Eckardt cho rằng, Hiệp định CPTPP sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam, từ tự do hóa thương mại và tiếp cận thị trường được cải thiện. Quan trọng nhất là giúp kích thích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều khu vực. Việc thực hiện các cam kết CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và hỗ trợ tạo lập các thể chế hiện đại ở Việt Nam.

22 điều khoản TPP được coi là ưu tiên của Mỹ nhưng không phải ưu tiên của các đối tác đàm phán khác, đã bị bỏ ngỏ hoặc được sửa đổi từ Hiệp định CPTPP đã ký kết. Một trong những điều khoản tranh cãi nhất được Mỹ ủng hộ là tăng cường khả năng của các công ty trong việc kiện các chính phủ quốc gia, đặc biệt là các quy định nghiêm ngặt về phát triển dầu và khí đốt. Một điều khác là sự khăng khăng của Mỹ trong việc gia hạn bản quyền tác giả kéo dài hơn 70 năm, không phải tiêu chuẩn ở các quốc gia khác và mức thời gian này đã được giảm đáng kể trong Hiệp định CPTPP.

Tại vòng đàm phán được tổ chức bên lề Hội nghị Cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hồi tháng 11/2017 tại Đà Nẵng (Việt Nam), Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã từ chối ký hiệp định về nguyên tắc, bảo lưu các điều khoản về văn hóa và ôtô. Canada nhấn mạnh quyền văn hóa và ngôn ngữ đặc biệt liên quan đến thiểu số nói tiếng Pháp tại nước này cần được bảo vệ. Đến tháng 1/2018, Canada tuyên bố sẽ ký Hiệp định CPTPP sau khi nhận được các thư trao đổi song phương mang tính ràng buộc của mọi nước thành viên CPTPP khác về vấn đề văn hóa, cũng như các hiệp định song phương với Nhật Bản, Malaysia và Australia liên quan đến các rào cản phi thuế quan.

cptpp qua trinh phe chuan cua cac nuoc thanh vien
CPTPP được kỳ vọng sẽ kích thích cải cách trong lĩnh vực hải quan

Trải qua khá nhiều gian nan và thăng trầm, cho đến nay, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 sau khi có đủ 6 nước thành viên hoàn tất thủ tục phê chuẩn, cụ thể là: Ngày 28/6/2018, Mexico trở thành quốc gia đầu tiên hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong nước đối với CPTPP mà tại thời điểm đó, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cho rằng với hiệp định thế hệ mới này, Mexico đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế với thế giới và thể hiện các cam kết cởi mở và thương mại tự do. Ngày 06/7/2018, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai phê chuẩn hiệp định. Ngày 19/7/2018, Singapore là quốc gia thứ ba phê chuẩn hiệp định và ký gửi văn kiện phê chuẩn. Ngày 17/10/2018, Quốc hội liên bang Australia đã thông qua văn kiện pháp lý của Thượng viện và văn kiện phê chuẩn chính thức được ký gửi vào ngày 31/10. Ngày 25/10/2018, New Zealand đã phê chuẩn chính thức CPTPP. Cũng trong ngày 25/10, Quốc hội Canada đã thông qua văn kiện pháp lý và phê chuẩn chính thức được ký gửi ngày 29/10.

Tại Việt Nam, ngày 20/9/2018, Chủ tịch nước đã có Tờ trình số 04/TTr-CTN trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Văn phòng Quốc hội đã đưa nội dung thẩm tra và xem xét phê chuẩn hiệp định vào chương trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2018. Theo kế hoạch, CPTPP sẽ được phê chuẩn vào giữa tháng 11/2018.

Việc phê chuẩn và thực thi CPTPP sẽ mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực và mạnh mẽ cho Việt Nam, như một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã cho biết hiệp định này dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn nữa mô hình tăng trưởng đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam. Ngay cả với các giả định thận trọng thì Ngân hàng Thế giới ước tính, CPTPP sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam lên 1,1% vào năm 2030. Nghiên cứu cũng cho thấy tất cả các nhóm thu nhập được kỳ vọng hưởng lợi từ hiệp định mới này, mặc dù các công nhân có tay nghề cao hơn trong nhóm 60% phân phối thu nhập có thể đạt được nhiều lợi ích hơn.

Ngoài ra, sự gia tăng FDI dự kiến sẽ dẫn đến việc mở rộng hơn nữa các lĩnh vực dịch vụ và thúc đẩy tăng trưởng năng suất, tạo cơ hội cho các công ty tư nhân trong nước hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

CPTPP được kỳ vọng sẽ kích thích cải cách trong các lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông và nhập cảnh tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, phòng vệ thương mại…

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读