Hà Nội là một trong 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức 30% Tại cát và... thời tiết
TheĐịaphươngthanhminhchậmgiảingânvốnđầutưcôket qua tran mexicoo các địa phương, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ, trong đó có cả nguyên nhân… thời tiết. Điển hình như Lào Cai, một trong những tỉnh có các dự án có tỷ lệ giải ngân hết 30/6/2017 đạt dưới 20% kế hoạch nhà nước giao. Theo báo cáo tổng hợp, rà soát của tỉnh Lào Cai, tính đến 30/6/2017, địa phương này còn 7 dự án chưa giải ngân với số vốn hơn 36 tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án chưa giải ngân nguyên nhân do thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Bên cạnh đó, theo ông Lưu Quang Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc chậm giải ngân vốn đầu tư còn đến từ việc không có cát xây dựng. Những thay đổi địa lý khiến cát không còn, giá nguyên liệu này bị tăng lên khi buộc phải vận chuyển từ xa tới khiến hợp đồng bị tăng vốn. Dự án bất đắc dĩ được tạm ngưng để tính toán lại toàn bộ chi phí... Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉnh Đồng Tháp gặp phải trong quá trình thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Với tổng số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 được phân bổ là hơn 4.097,3 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị giải ngân từ đầu năm 2017 đến 30/8/2017 của tỉnh Đồng Tháp mới đạt 1.254,1 tỷ đồng, đạt 30,61% so với kế hoạch phân bổ. Tỉnh này cũng khẳng định, tình trạng khan hiếm cát và nhu cầu lượng cát san lấp xây dựng thực hiện các công trình, dự án từ các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây cao, dẫn đến giá tăng đột biến trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công và giá thành xây dựng công trình mới, nhất là những gói thầu san lấp mặt bằng, tổ chức đấu thầu không có nhà thầu tham dự…
Bên cạnh đó là những khó khăn về giải phóng mặt bằng, năng lực yếu kém của nhà thầu, chính quyền của một số địa phương chưa thực sự vào cuộc chỉ đạo kiên quyết trong triển khai dự án trên địa bàn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng; nhiều dự án lớn có sử dụng diện tích đất lớn nên rất tốn thời gian.
Chẳng hạn, Hà Nội là một trong 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức 30%. Tại một cuộc họp gần đây của ngành Kế hoạch và đầu tư, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cho biết, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những thách thức lớn nhất của Hà Nội trong năm 2016. Trong đó, có các công việc giải ngân hết vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã giao của năm 2016, vốn chuyển tiếp từ các dự án của năm 2015 sang và vốn có phát sinh hụt thu từ năm 2015. Công tác giải ngân của ban quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành của thành phố còn thấp so với yêu cầu, mới đạt khoảng 15% do gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Cụ thể là thiếu nhà tái định cư, chế độ, chính sách hỗ trợ, bồi thường không được người dân đồng thuận, ủng hộ…
Giải ngân vốn đầu tư công đang hết sức cấp bách
Trước đó, theo kết quả báo cáo về Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2017, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước mới đạt 32,2% kế hoạch năm. Con số này của cùng kỳ năm ngoái là 44,4%. Nguồn trái phiếu chính phủ cũng mới đạt 23%. Với tỷ lệ giải ngân thấp như vậy, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đang hết sức cấp bách. Do đó, các bộ, ngành, địa phương phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, đề ra giải pháp điều hành bài bản.
Một trong những giải pháp cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra trước mắt là tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 60/NQ-CP mà Chính phủ vừa ban hành về nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, bảo đảm giải ngân có hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao.
Theo đó, sẽ khẩn trương rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công.
Cùng với đó là chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công công trình. Các chủ đầu tư cũng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn vào thanh toán cuối năm.
Theo chuyên gia, để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể nơi được hưởng lợi từ dự án đầu tư phải vào cuộc tích cực, tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương nơi cư trú thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các địa phương nơi có dự án chậm giải phóng mặt bằng mà lỗi thuộc về chính quyền địa phương, sẽ xem xét xử lý trách trách nhiệm người đứng đầu theo quy định. Đồng thời, địa phương phải đôn đốc các nhà thầu chủ động đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong điều kiện thời tiết khô ráo… Nam Khánh |